Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 67)

trong quản lý thuế

2.2.3.1. Cơ sở vật chất

Giai đoạn 2010-2012, ngành thuế Phú Thọ đã đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhiều trụ sở CQT, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế làm cơ sở hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

Về trụ sở làm việc: Tổng kinh phí đƣợc cấp đến 31/12/2012 cho các công trình là 118,5 tỷ đồng, trong đó: đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc Văn phòng Cục

Thuế với tổng số vốn là 80 tỷ đồng; đầu tƣ cải tạo sửa chữa mở rộng các công trình trụ sở làm việc Chi cục Thuế Thanh Thủy, Chi cục Thuế huyện Yên Lập, Chi cục Thuế huyện Tân Sơn với tổng số vốn là 38,5 tỷ đồng. Nhờ vậy, diện tích làm việc của CQT đã đƣợc cải thiện đáng kể. Không chỉ cán bộ ngành thuế đánh giá tích cực về quá trình hiện đại hoá cơ sở vật chất của CQT, mà bản thân NNT cũng đánh giá cao, cho rằng trụ sở CQT hiện nay đã khang trang hơn so với những năm trƣớc đây, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch của NNT với CQT.

Về trang thiết bị: Ngành thuế đã đƣợc trang bị cho cán bộ phƣơng tiện làm việc theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, lâu dài cho cán bộ công chức ngành thuế nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thu thuế. Về máy tính, ngành thuế tỉnh quản lý 29 máy chủ (SERVER), đã trang bị tổng số 655 máy tính, trong đó tại Văn phòng Cục là 184 bộ và tại các chi cục là 471 bộ. Với số cán bộ sử dụng máy tính cho công việc hàng ngày đạt tỷ lệ trên 85%, 100% cán bộ ngành thuế đƣợc trang bị máy tính (đã loại trừ số cán bộ không sử dụng máy tính: cán bộ làm tạp vụ, cán bộ lái xe, bảo vệ). Ngoài các máy tính, các bộ phận thuộc Cục Thuế và các chi cục thuế còn đƣợc trang bị hàng trăm máy in máy photocopy, máy fax, máy quét-scan và hàng trăm máy móc thiết bị phụ kiện khác nhƣ: máy chiếu, thiết bị kết nối mạng (hub, swich, modem), thiết bị định hƣớng thông tin (router), thiết bị kiểm tra, tiếp đất, chống sét, an toàn, an ninh mạng. (Chi tiết theo Bảng 2.8)

Bảng 2.8: Số lƣợng trang thiết bị quản lý thuế của ngành thuế Phú Thọ đến 31/12/2012 Đơn vị tính: Máy STT Tên đơn vị Cấp Cục Cấp Chi cục Ghi chú Máy tính Máy xách tay Máy in, photo, máy chiếu Máy tính Máy xách tay Máy in, photo, máy chiếu

1 Tuyên truyền - Hỗ trợ thuế 9 3 3 42 - 26 2 Kê khai và kế toán thuế 12 3 3 100 13 20

3 Thanh tra thuế 13 4 2 0 - -

4 Kiểm tra thuế 27 8 4 90 15

5 Kiểm tra nội bộ 11 3 2 0 -

6 Quản lý nợ & cƣỡng chế nợ 9 3 2 4 - 7 Quản lý thuế TNCN 7 2 2 0 8 Tổng hợp - NV - Dự toán 12 4 4 5 - 9 Tổ chức cán bộ 6 1 2 0 - 10 HCQTTVAC 20 3 10 132 26 11 Tin học 15 9 6 0 - 12 Đội QL thu LPTB - khác 45 15

13 Đội thuế liên phƣờng xã 40 15

Tổng số 141 43 40 458 13 117

(Nguồn: Cục thuế Tỉnh Phú Thọ)

Với hệ thống trang thiết bị nhƣ vậy, hầu hết cán bộ thuế cảm thấy rất hài lòng, NNT cho rằng trang thiết bị của CQT đã đầy đủ hơn đáp ứng yêu cầu của NNT.

2.2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế đạt mức độ cao hơn. Nếu nhƣ trƣớc đây công tác quản lý thuế đối với NNT đã ứng dụng công nghệ thông tin nhƣng nhiều công đoạn vẫn phải thực hiện dƣới hình thức thủ công bằng tay, chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa NNT và CQT. Đến nay, hầu hết các chức năng quản lý thuế đều đƣợc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá.

Đồng thời ngành thuế cũng tăng cƣờng sử dụng hệ thống thƣ điện tử trong chỉ đạo điều hành và trao đổi công việc góp phần tiết kiệm thời gian và giảm thiểu hồ sơ, giấy tờ bằng giấy. Hệ thống hộp thƣ điện tử của ngành thuế đã đƣợc triển khai tới trên 500/672 cán bộ thuế, gần 90% các văn bản chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành đƣợc gửi qua mạng.

Đối với hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý nghiệp vụ của ngành, các chƣơng trình ứng dụng chuyên ngành đang đƣợc sử dụng gồm: Chƣơng trình đăng ký và cấp mã số thuế (cấp Cục - TINC và cấp chi cục - TINCC), Chƣơng trình quản lý thuế (cấp Cục - QLT-TKN và cấp chi cục - VAT), Chƣơng trình quản lý hồ sơ, tờ khai thuế - QHS (cấp Cục); Chƣơng trình phân tích tình trạng thuế - QTT (cấp Cục); Chƣơng trình nhập cơ sở dữ liệu quản lý thuế - TTR (tập trung tại cấp Cục); Chƣơng trình quản lý ấn chỉ - QLAC (dùng cả cấp Cục và chi cục); Chƣơng trình kế toán hành chính sự nghiệp - IMAS (dùng cả cấp Cục và chi cục); Chƣơng trình quản lý cán bộ - QLCB (tập trung tại cấp Cục); Chƣơng trình quản lý tài sản, thiết bị - QLTB (tập trung tại cấp Cục)...

Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ cũng đã tự xây dựng đƣợc chƣơng trình mềm quản lý thu lệ phí trƣớc bạ xe, chƣơng trình mềm quản lý các khoản thu liên quan đến đất đai hiện đang triển khai và đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả cao trong quản lý thu thuế. Với các ứng dụng quản lý này, tất cả các khoản thuế phí trên đều đƣợc tự động tính trên máy tính sau khi đã nhập đầy đủ thông tin cần thiết, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian cho cán bộ thuế và NNT. Các chƣơng trình này đều đƣợc đánh giá là đề tài khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tỉnh và đạt giải xuất sắc cấp TCT. Cục Thuế còn liên kết với một số hãng phần mềm kế toán, trong đó có phần mềm kê toán MiSa để hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện công tác kế toán, kê khai thuế, góp phần tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin cho NNT.

Khả năng sử dụng các phần mềm văn phòng và phần mềm quản lý thuế của cán bộ thuế đƣợc nâng cao so với giai đoạn trƣớc. Đến hết năm 2012, Cục Thuế có trên 85% cán bộ thành thạo trong việc sử dụng phần mềm văn phòng, trên 70% cán bộ sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý thuế.

Cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK, iHTKK) miễn phí cho các doanh nghiệp. Cục Thuế tiếp tục đƣợc TCT đầu tƣ nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ mạng truyền thông phục vụ cho công tác trao đổi thông tin với TCT, các ngành nhƣ: Kho bạc, tài chính, hải quan, ngân hàng, kế hoạch đầu tƣ. Ngoài ra, để hỗ trợ tốt hơn cho NNT trong việc đăng ký thuế, nộp thuế, ngành thuế đã kết nối mạng với cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện cơ chế kết hợp thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại bộ phận “một cửa”; kết nối mạng với Kho bạc và Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Phú Thọ để thực hiện thu thuế qua ngân hàng.

Hệ thống mạng và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong toàn ngành đã đƣợc nâng cấp theo công nghệ mới, thực hiện quản lý thông suốt 24/24 giờ một ngày, 7/7 ngày một tuần, triển khai trên diện rộng đến tất cả các Chi cục Thuế, đảm bảo hệ thống thông tin đƣợc an toàn, bảo mật và sẵn sàng với hệ thống dự phòng sự cố tin cậy cao. Hệ thống máy chủ hoạt động liên tục, có khả năng tích hợp, mở rộng nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi mới. Các máy tính của cán bộ thuế ở cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế đều đƣợc cài đặt phần mềm ngăn chặn và diệt virus.

Việc khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin từ ứng dụng quản lý thuế để phục vụ cho các chức năng quản lý thuế cũng đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và theo thẩm quyền; việc trao đổi và cung cấp thông tin với các đơn vị ngoài ngành đƣợc tuân thủ theo cơ chế bảo mật thông tin. Năm 2012, Cục Thuế triển khai ứng dụng tập trung cơ sở dữ liệu về NNT, đã trang bị thêm công cụ cho cán bộ thuế khai thác thông tin về NNT ở mức độ toàn diện và tập trung, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng và khuyến khích cán bộ thuế khai thác thông tin để phục vụ cho các mục đích quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thuế trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)