Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý kiến trúc tổ chức kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN (Trang 25 - 27)

Khi được tổ chức theo khu vực địa lý, các bộ phận tại từng khu vực có thể tập trung nhiều hơn vào hoạt động của mình tại khu vực đó. Tuy nhiên, mở rộng về mặt địa lý có thể có những hạn chế ở giai đoạn đầu khi bộ phận được

tách ra giống như một doanh nghiệp non trẻ. Mở rộng về mặt địa lý có thể được coi là thành lập mới một bộ phận trong một công ty hiện có. Các bộ phận hoạt động tại nước ngoài có thể cần các thiết kế sản phẩm riêng hoặc quy trình kinh doanh riêng, khác biệt hoặc không khớp với các tiêu chuẩn và phương thức đã hình thành tại nước của công ty mẹ. Do đó, trong thời gian đầu, các bộ phận được hình thành tại khu vực mới có thể chưa tạo ra nhiều lợi nhuận.

1.3.1.4. Cấu trúc tổ chức theo khách hàng

Các mô hình tổ chức theo chức năng, theo sản phẩm và theo khu vực địa lý có thể có lợi cho các nhà quản lý nhưng chưa chắc đã thuận tiện cho khách hàng [9]. Khách hàng, nhất là các khách hàng doanh nghiệp mua hàng từ các doanh nghiệp khác, thường muốn có một đầu mối giao dịch duy nhất. Mô hình tổ chức theo khách hàng khá giống với mô hình tổ chức theo sản phẩm, ngoại trừ đặc điểm nó được xây dựng dựa trên các phân đoạn khách hàng, nghĩa là các nhóm khách hàng có chung nhu cầu, đặc điểm hoặc cách thức mua hàng.

Các nhược điểm trong mô hình tổ chức theo khách hàng tương tự như nhược điểm của mô hình tổ chức theo sản phẩm. Các hoạt động trong tổ chức có thể bị trùng lặp, các hệ thống không tương thích có thể được xây dựng để phục vụ các tập hợp khách hàng khác nhau, và có thể không đạt được lợi thế nhờ quy mô. Mô hình tổ chức theo khách hàng có thể gây cản trở khi các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho nhiều phân đoạn khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, khi các phân đoạn khách hàng có nhiều khác biệt hoặc mỗi phân đoạn đủ lớn để có thể đạt được tính kinh tế nhờ quy mô thì không phải lo ngại về vấn đề nói trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản lý kiến trúc tổ chức kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho PVN (Trang 25 - 27)