1.3. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình quản lý kinh tế trang trại ở Việt Nam qua các giai đoạn
-Trước năm 1954: Trang trại đã bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Trần và đƣợc gọi là điền trang, thái ấp. với phƣơng thức sản xuất của các thái ấp và điền trang là quy mô khép kín, kinh tế hàng hóa và thị trƣờng chƣa phát triển, chủ yếu là tự cung tự cấp lấy sản phẩm nuôi chính bản thân do vậy kinh tế trang trại ở thời kỳ này chƣa đƣợc hình thành. Cho đến thời nhà Nguyễn và đặc biệt là thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, do chúng có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu trang trại ở chính quốc nên thực dân Pháp đã ra hình thức trang trại tƣ bản tƣ nhân nhằm khai thác tài nguyên thiên
nhiên và bóc lột sức lao động ở nƣớc ta. Theo số liệu thống kê của Pháp, từ năm 1859 đến 1943 ngƣời pháp đã chiếm trên 1.000.000 ha đất nông nghiệp của Việt Nam để thành lập 3.928 đồn điền với quy mô vừa và nhỏ khác nhau để chuyên sản xuất các loại cây nông nghiệp nhƣ: cây cao su, cà phê, hồ tiêu, và một số cây ăn quả khác...
-Từ năm 1954-1975: ở niềm nam Việt Nam vẫn còn tồn tại các trang trại tƣ bản tƣ nhân của thực dân Pháp dƣới dạng hình thức đồn điền, đặc biệt kinh tế hộ sản xuất hàng hóa đã xuất hiện và phát triển dân lên thành kinh tế hộ gia đình của một số nhân vật có địa vị trong xã hội nhƣ: Tƣớng, Tá do chính quyền Ngụy lập ra. ở niềm Bắc lúc bấy giờ sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, đƣợc thành lập các Nông trƣờng, lâm trƣờng quốc doanh hoạt động theo kế hoạch hóa tập trung chƣa sản xuất theo cơ chế thị trƣờng, do vậy kinh tế trang trại vẫn chƣa đƣợc hình thành và phát triển.
-Từ năm 1975 đến 1986: ở giai đoạn này kinh tế quốc doanh phát triển nhanh, các đồn điền của thực dân và các điền trang của đại chủ, phú nông không còn nữa do có sự cải cách nông nghiệp của Nhà nƣớc và tiến hành quốc hữu hóa các đồn điền, và điền trang, chủ động xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân theo mô hình kế hoạch hóa, tập trung, không chấp nhận kinh tế thị trƣờng, kinh tế hộ nông dân chỉ là kinh tế phụ gia đình, bị giới hạn và lệ thuộc vào kinh tế tập thể. Với phƣơng thức sản xuất và trao đổi hàng hóa của kinh tế phụ gia đình vẫn nằm trong khuôn khổ của kinh tế tự cung tự cấp trao đổi hàng hóa đơn giản, do vậy kinh tế trang trại gia đình không có điều kiện để hình thành và phát triển nên các hoạt động sản xuất đạt hiệu quả thấp chƣa mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao cho kinh tế hộ gia đình.
-Từ năm 1986 đến nay: giai đoạn này có thể là bƣớc đột phá trong sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ kinh tế của đất nƣớc ta nói chung, trong trong những thành phần kinh tế trang trại đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta có
chủ trƣơng, đƣờng lối quan tâm và xây dựng cụ thể bằng các nghị quyết của Chình phủ, thông tƣ của bộ. nhƣ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta phải là “Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần”, và đến Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị (4/1988) “về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp”. đặc biệt đến Nghị quyết 6 (Khóa VI), năm 1989, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định vai trò của kinh tế hộ nông dân, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, cùng với sự ra đời của Luật đất đai năm 1993 và sửa đổi năm 2003, và Luật doanh nghiệp; Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trƣờng quốc doanh; và các Nghị quyết số 05- NQ/TW ngày 10/6/1993, Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 29/12/1997, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 đã có những khuyến khích các hình thức kinh tế trang trại.