1.2. Cơ sơ lý luận về công tác quản lý kinh tế trang trại
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế
trung du miền núi đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tếtrang trại trang trại
1.2.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Chính sách của nhà nƣớc là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, trong đó hình thức kinh tế trang trại đƣợc khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy các trang trại ở các nƣớc tiên tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của chủ trang trại mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách tích cực từ nhà nƣớc đặc biệt là các chính sách về đất đai, chính sách về đầu tƣ, chính sách tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác. Ở nƣớc ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhƣng thực sự tạo điểm đột phá trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ tự cấp sang sản xuất hàng hóa từ khi có chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, Đảng và Nhà nƣớc đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển trang trại, đặc biệt là từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại và luật Đất đai năm 2003 ra đời. Từ đây số lƣợng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.
1.2.5.2. Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước
Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp trong đó có quản lý về kinh tế trang trại, là một hệ thống cơ quan quyền lực các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý nền
nông nghiệp. Vai trò của bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, với tính chất là chủ thể quản lý, bộ máy quản lý nhà nƣớc là không thể thiếu đƣợc. Bộ máy quản lý tinh gọn và có hiệu lực quản lý cao là nhân tố thúc đẩy trang trại trong nông nghiệp phát triển. Thứ hai, chỉ có thông qua bộ máy quản lý thì Nhà nƣớc mới thực hiện đƣợc vai trò điều khiển kinh tế trang trại nông nghiệp phát triển hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội, cũng nhƣ thực hiện đƣợc định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển nông nghiệp. Thứ ba, các công cụ quản lý, kể cả bộ máy quản lý đều do con ngƣời tạo ra. Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trang trại trong nông nghiệp với đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất năng lực quản lý sẽ phát huy sức mạnh của các công cụ quản lý khác.
1.2.5.3. Trình độ, năng lực của chủ trang trại trên địa bàn
Có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý kinh tế trang trại trong nông nghiệp, biểu hiện cụ thể đó là: Chủ trang trại phải là ngƣời có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông nghiệp; có trình độ nhất định về học vấn, về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trƣớc hết là tiền vốn và ruộng đất, đây là một điều kiện rất cần thiết đối với một trang trại. Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán kinh tế (lỗ, lãi) và phân tích kinh doanh nhƣ các doanh nghiệp.