Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 98 - 117)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh tế trang

4.1.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý phát triển kinh tế

nguồn lực đất đai, vốn, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Quản lý kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển

các loại hình trang trại trên địa bàn huyện, phát triển đa dạng cả về quy mô, cơ cấu sản xuất, sở hữu và sử dụng các yếu tố sản xuất, phƣơng thức quản lý. Kết hợp đầu tƣ mở rộng với đầu tƣ chiều sâu đƣa kinh tế trang trại của huyện thực sự trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả của huyện sản xuất nông lâm nghiệp của địa phƣơng.

- Gắn sản xuất, chế biến với thị trƣờng tiêu thụ trên cơ sở của quy hoạch

tống thể về phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, của huyện cũng nhƣ quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi, quy hoạch sử dụng đất cho các giai đoạn, từng bƣớc tạo ra các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng trên địa bàn thành phố, của huyện.

- Luôn chú trọng phát triển các loại hình kinh tế trang trại gia đình, đây là loại hình kinh tế thích hợp nhất với đặc điếm của sản xuất nông nghiệp nói chung cũng nhƣ tình hình và đặc điểm của địa phƣơng nói riêng. Nhà nƣớc cần quan tâm khuyến khích và hƣớng dẫn các hộ gia đình nông dân cách thức liên kết, hợp tác để hình thành các loại hình trang trại thích hợp.

4.1.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý phát triển kinh tế trang trại trang trại

4.1.2.1. Rà soát, bổ sung Quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại

- Để trang trại phát triển tạo ra khối lƣợng hàng hoá lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, khắc phục tình trạng

trang trại phát triển tự phát, huyện và xã cần rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, gắn với quy hoạch nông thôn mới, tăng cƣờng quản lý quy hoạch, xác định các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê từ nguồn quỹ đất công do xã quản lý và tích tụ đất đai do mua bán, chuyển nhƣợng, để phát triển trang trại.

- Hỗ trợ các trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát huy vai trò của đội ngũ khuyến nông viên, xây dựng các mô hình trình diễn, hội nghị, hội thảo đầu bờ, xúc tiến thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ trang trại, làm tốt công tác liên kết với các doanh nghiệp để các trang trại sản xuất theo chuỗi giá trị. Quy hoạch dầu tƣ xây dựng trại giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất, chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến và bảo quản nông sản sau thu hoạch; sử dụng máy móc phù hợp để làm đất, vận chuyển, bơm nƣớc…

4.1.2.2. Tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại

- Triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện Luật đất đai (2013) và các thông tƣ hƣớng dẫn.

- Tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại, tổ chức việc giao đất cho nông dân để phát triển trang trại từ nguồn quỹ đất công, quỹ đất 5% do xã quản lý.

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn tạo hành lang pháp lý, tuyên truyền vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, mua bán, chuyển nhƣợng, tích tụ đất đai, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo mảnh thửa lớn cho phát triển trang trại.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% trang trại hiện có trên địa bàn.

- Mạnh dạn chuyển đổi diện tích hoang hóa, diện tích bãi bồi ven sông, vùng ao hồ, vùng đồi núi, vùng hiện đang sản xuất kém hiệu quả thuộc các xã vùng bán sơn địa, vùng đồng chiêm trũng sang mô hình trang trại. Khai thác tiềm năng thế mạnh vùng bán sơn địa có diện tích đất lớn thuận lợi cho việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi trọng điểm của huyện.

4.1.2.3. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất, chế độ cho cán bộ quản lý

Nhân tố con ngƣời là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả quản lý nhà nƣớc đối với trang trại, nên phải có đội ngũ cán bộ quản lý "có tâm và có tầm". Cần có các giải pháp mạnh đó là:

- Tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dƣỡng kiến thức nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn quản lý nhà nƣớc nói chung và về quản lý kinh tế trang trại trang trại nói riêng, cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện và cấp xã. Thƣờng xuyên bổ sung kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức...

- Quy hoạch rà soát nguồn cán bộ trẻ, tuyên truyền vận động, chọn cử cán bộ công chức để đào tạo chuyên môn, với tiêu chí công chức quản lý cấp huyện có trình độ đại học và trên đại học về chuyên môn. Cán bộ quản lý cấp xã có trình độ từ cao đẳng đến đại học.

- Tổ chức mở các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, cho cán bộ công chức ở cả cấp huyện và cấp xã, với tiêu chí cán bộ công chức phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc: Huyện và xã có cơ chế đầu tƣ, hỗ trợ 50% từ nguồn cấp quyền sử dụng đất cho các xã xây dựng công sở đạt chuẩn nông thôn mới, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phục vụ làm việc nhƣ máy tính, bàn ghế, tủ làm việc...

- Xây dựng nội quy, quy chế làm việc. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng chức danh cán bộ công chức cấp xã gồm: Địa chính - Xây dựng - Môi trƣờng - Nông nghiệp - Nông thôn mới, phân định rõ chức năng quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp xã với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp nhƣ hiện nay. Phát huy hiệu quả làm việc, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cũng nhƣ cơ hội thăng tiến của mỗi cán bộ công chức, tạo không khí thoải mái nơi công sở, tạo động lực làm việc tốt hơn.

4.1.2.4. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Thực hiện chế độ "một cửa" và "một cửa liên thông" nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Xây dựng bộ mẫu dự án trang trại, mẫu cam kết bảo vệ môi trƣờng, mẫu thiết kế mặt bằng xây dựng trang trại, ban hành các văn bản hƣớng dẫn, tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Tất cả các loại hình trang trại có quy mô về diện tích từ 2.500 m2 trở lên đều phải lập dự án và đƣợc UBND huyện phê duyệt. Đối với trang trại chăn nuôi: Khoảng cách từ trại chăn nuôi lợn đến trƣờng học, bệnh viện, khu dân cƣ, nơi thƣờng xuyên tập trung đông ngƣời, đƣờng giao thông chính, nguồn nƣớc mặt tối thiểu là 200m; Khoảng cách đối với trang trại chăn nuôi gia cầm là 100m. Trang trại đƣợc xây dựng nhà quản lý có diện tích sử dụng không quá 50 m2, thời gian sử dụng 20 năm. Không đƣợc xây dựng nhà ở, (nhà 2 tầng trở lên) và các công trình sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trên đất trang trại.

- Tổ chức rà soát tất cả các trang trại trên địa bàn, kiểm tra thẩm định cấp giấy chứng nhận trang trại, cho những trang trại bảo đảm tiêu chí theo Thông tƣ 27/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4.1.2.5. Nâng cao trình độ, năng lực quản lý của các chủ trang trại trên địa bàn huyện

- Hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trình độ sản xuất kinh doanh, việc phân tích hạch toán kinh tế còn chƣa rõ ràng, ảnh hƣởng đến việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại mình qua các năm, để tiếp tục sản xuất. Do vậy cần phải có chính sách bồi dƣỡng đào tạo về trình độ quản lý,về trình độ kĩ thuật cho chủ trang trại về những vấn đề chung của kinh tế trang trại nhƣ:Vị trí, vai trò và xu hƣớng phát triển các chủ chƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc đã ban hành về phát triển kinh tế trang trại. Đặc biệt là những kiến thức về tổ chức quản lí trong các trang trại, thông qua các hình thức tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, trình diễn các mô hình phát triển trang trại.

- Tổ chức tốt công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, thú y, và tổ chức mở các lớp tập huấn bổ sung kiến thức, các lớp dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, của Thủ tƣớng Chính phủ về dạy nghề cho chủ trang trại và ngƣời lao động về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý trang trại, về thị trƣờng, khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật trong sản xuất, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch... Đồng thời khuyến khích các chủ trang trại tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân trong vùng. Phối hợp tốt với các viện, trƣờng đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học theo dõi sát nhu cầu của trang trại, xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân.

- Tuyên truyền, hƣớng dẫn và giúp đỡ các trang trại, thực hiện liên kết "bốn nhà" để phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại có khả năng tham gia xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trƣờng, xúc

tiến tìm kiếm thị trƣờng, xây dựng các trung tâm thƣơng mại, chợ đầu mối để thu mua sản phẩm, hƣớng dẫn các trang trại sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Để khuyến khích phát triển trang trại, huyện và xã tiếp tục ban hành chính sách đầu tƣ hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở về giao thông thuỷ lợi, điện nƣớc, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến. Triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quyết định 271/2011/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có kế hoạch bố trí nguồn vốn thực hiện cơ chế hỗ trợ các trang trại đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ nông nghiệp, xử lý kịp thời những trƣờng hợp buôn bán hàng giả, hàng chất lƣợng xấu, để giúp nông dân và các chủ trang trại phát triển sản xuất có hiệu quả, hạn chế rủi ro.

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trƣờng; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc theo pháp luật. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác.

- Tạo điều kiện cho các trang trại tổ chức thành lập các hiệp hội, nhằm liên kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin thị trƣờng, KH-KT, kinh nghiệm quả lý...

4.1.2.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác khuyến nông để phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai

- Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách ruộng đất: Đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận đất thổ cƣ nông thôn và giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất nông nghiệp còn lại theo pháp luật về đất đai. Khuyến khích và thúc đẩy nhanh quá trình dồn điền đổi thửa tâp trung ruộng đất theo chính sách của Nhà nƣớc để phát triển sản xuất hàng hóa.

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ và phát triển thị trƣờng nông sản: Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiêp đầu tƣ cho nông dân trong quá trình sản xuất để tạo ra vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Thực hiện tốt các chính sách về vốn: Tạo cho các nông hộ đƣợc vay vốn từ các nguồn vốn ƣu đãi, giảm các thủ tục không cần thiết để các hộ dễ tiếp cận các nguồn vốn, giảm lãi suất vay, tăng thời gian cho vay.

- Thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo: Cần quan tâm đầu tƣ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: Điện, đƣờng, thủy lợi, nƣớc sạch, v.v…, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp.

KẾT LUẬN

- Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nƣớc trong công tác phát triển kinh tế trang trại nhƣ: Khái niệm quản lý, quản lý nhà nƣớc, trang trại, kinh tế trang trại. Nội dung quản lý nhà nƣớc trong phát triển trang trại gồm: Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại; Tổ chức tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về phát triển trang trại; Tiếp nhận đăng ký xây dựng trang trại, thẩm định và phê duyệt dự án của các chủ trang trại; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu trang trại; Tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nƣớc cho trang trại; Kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện chính sách của các trang trại. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc trong phát triển trang trại bao gồm: Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nƣớc; Trình độ của chủ trang trại.

- Công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển trang trại thời gian qua đạt đƣợc những kết quả tích cực góp phần vào sự phát triển trung của huyện Quốc Oai. Năm 2012 toàn huyện có 286 trang trại, đến năm 2014 toàn huyện có 301 trang trại, tăng 15 trang trại. Trên địa bàn huyện có xu hƣớng phát triển mạnh trang trại tập trung là loại hình trang trại chăn nuôi nhƣ chăn khép kín gà siêu đẻ trứng, gà thịt, chiếm đa số chủ yếu tập trung ở các xã vùng bán sơn địa nhƣ xã Hòa thạch có tỷ lệ số trang trại vừa và nhỏ cao nhất trong toàn huyên tiếp đến là xã Cấn Hữu, Đông Yên, Phú Cát, một số trang trại chủ động liên kết với các công ty để chăn nuôi nhƣ trang trại chăn gà trắng thƣơng phẩm cho công ty và lợn thịt với công ty…

- Công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển trang trại thời gian qua đạt đƣợc những kết quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của huyện Quốc Oai. Trong đó công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển trang trại

đã đƣợc huyện triển khai một cách bài bản, có hệ thống, trên cơ sở thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện, đến nay 100% số xã, thị trấn đã hoàn thành việc lập quy hoạch và xây dựng đƣợc kế hoạch phát triển trang trại trong thời gian 5 năm tới.

- Công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển trang trại của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 98 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)