CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
4.2 Đề xuất các giải pháp
4.2.1 Giải pháp tác động vào nhóm mức độ đáp ứng
Theo phƣơng trình hồi quy bội đã trình bày ở chƣơng 3, nhân tố « đáp ứng « có trọng số lớn nhất, quyết định nhiều đến mức độ hài lòng của NNT. Nhân tố này gồm thành phần « mức độ đáp ứng » tạo thành. Qua kết quả khảo sát cho thấy NNT hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ thuế xong họ luôn mong muốn cán bộ thuế có thể nắm bắt tốt hơn những yêu cầu hỗ trợ từ phía NNT, nhanh chóng có thể hỗ trợ NNT khi tiếp nhận yêu cầu để NNT không phải liên lạc lại nhiều lần. Cung cách của nhân viên thuế khi làm việc cần có sự chuyên nghiệp hơn thể hiện qua khả năng hỗ trợ về chính sách thuế, các kiến thức liên quan nhƣ luật kế toán, luật doanh nghiệp, khả năng sử dụng máy tính, ngoại ngữ… để có thể đáp ứng những yêu cầu của NNT đúng hạn, đúng thủ tục, quy trình đã ban hành. Tóm lại, NNT cần những cán bộ thuế có tâm, có năng lực và có trách nhiệm với công việc.
- Trƣớc hết cán bộ thuế cần phải có kiến thức tốt để không những giải thích, hỗ trợ vƣớng mắc cho NNT mà còn có khả năng tƣ vấn cho NNT vì vậy cần :
+ Tăng cƣờng mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về tuyên truyền, hỗ trợ về thuế, về văn hóa, đạo đức của ngƣời cán bộ thuế. Xây dựng văn hóa công sở ngành thuế theo hƣớng tập trung củng cố niềm tin của NNT.
+Nắm vững các kiến thức chung của luật quản lý thuế, của từng sắc thuế, các quy trình đã ban hành nhƣ đăng ký thuế, kê khai, tính thuế và nộp thuế, quản lý nợ thuế. Bên cạnh đó cần tổ chức các buổi tập huấn về các văn bản, thông tƣ, nghị định mới, bổ sung, thay đổi để kịp thời giải thích, hƣớng dẫn, hỗ trợ NNT.
+Tổ chức đào tạo thêm về kiến thức kế toán áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp để hỗ trợ, tƣ vấn cho NNT khi họ có các vƣớng mắc khi khai thuế, tính thuế.
+ Ngoài ra Cục thuế cần trang bị thêm kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin cho cán bộ thuế, vì quá trình hiện đại hóa ngành thuế luôn đi gắn liền với các giao dịch điện tử. Đào tạo thêm về trình độ ngoại ngữ cho cán bộ để thuận tiện khi hỗ trợ và làm việc với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài.
+ Trang bị các kiến thức về soạn thảo văn bản, trình bày văn bản hành chính, thể thức, hình thức văn bản cho cán bộ để công văn,văn bản trả lời NNT đƣợc trình bày rõ ràng, mạch lạc đúng thể thức quy định.
+Có kế hoạch luân chuyển cán bộ theo thời hạn 5 năm công tác, để mỗi cán bộ có thể trang bị thêm kiến thức mới đồng thời tìm hiểu sâu hơn về kiến thức tại vị trí đảm nhiệm. Tránh trƣờng hợp thƣờng xuyên thay đổi dẫn đến cán bộ thuế không có điều kiện tìm hiểu sâu hơn các nghiệp vụ ở vị trí này thì đã phải chuyển sang vị trí khác.
+ Kết hợp hoạt động kiểm tra kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế với hoạt động khen thƣởng những cán bộ thuế có thành tích tốt trong công việc.
-Chuyên nghiệp hóa trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT
+Xây dựng quy trình làm việc theo cơ chế liên thông, quy trình này sẽ giúp các bộ phận thực hiện công việc chặt chẽ và xuyên suốt giữa các bộ phận, xác định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cá nhân trong từng bộ phận để đáp ứng đúng thời hạn theo công khai khi trả lời vƣớng mắc cũng nhƣ công văn yêu cầu từ phía NNT.
+Xây dựng cổng thông tin điện tử để phục vụ NNT có thể tra cứu nghĩa vụ thuế đến thời điểm hiện tại của họ bao gồm tiền thuế phát sinh, tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt hay tiền thuế nộp thừa để mỗi tổ chức hay cá nhân có thể biết đƣợc nghĩa vụ thuế của họ mà không cần phải đến trực tiếp hoặc liên lạc với CQT.
+Tăng cƣờng các giao dịch với CQT qua cổng thông tin điện tử giúp NNT có thể gửi văn bản, báo cáo, yêu cầu hỗ trợ qua cổng thông tin điện tử của Cục thuế. Từ đó giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại của NNT.
+Công khai số điện thoại của các đội, các phòng ban, chức năng nhiệm vụ của các đội các phòng để NNT biết chính xác cần liên hệ với bộ phận nào khi gặp vƣớng mắc.