Năng lực thu hút đầu tư của các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 31 - 33)

Mã số : Chuyên ngành thí điểm

1.3. Những vấn đề cơ bản về thu hút đầu tư của các Khu công nghiệp

1.3.1 Năng lực thu hút đầu tư của các khu công nghiệp

1.3.1.1 Khái niệm của khu công nghiệp

Trong lịch sử phát triển kinh tế, từ những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, nước ta đã thành lập khá nhiều KCN theo mô hình Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía Bắc như: KCN Thượng Đình, Yên Viên - Đức Giang (Hà Nội), KCN Thái Nguyên (Thái Nguyên), KCN Việt Trì (Phú Thọ)... Các KCN này ra đời là kết quả của việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp riêng rẽ nhưng có vị trí khá gần nhau. Về tổ chức quản lý, do không có cơ chế quản lý hành chính của chính quyền trên địa bàn nên công tác quản lý lộn xộn, thiếu trật tự; trong khu vực nhà máy, xí nghiệp có đủ cả các công trình phục vụ sinh hoạt như: Nhà ở, nhà trẻ, bệnh xá, cơ sở dịch vụ… gây ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và sức khoẻ của người dân bên trong và xung quanh các KCN, ảnh hưởng đến tính bền vững KCN. Do không có ranh giới địa lý rõ ràng nên về khái niệm, các KCN trước đây thường được hiểu là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Theo Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT thì KCN được xác định là: “Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác

định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.

Như vậy, so với Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, Nghị định mới đã lược bớt quy định về việc KCN, KCX không có dân cư sinh sống trong khái niệm về KCN. Nghị định 29/2008/NĐ-CP cũng qui định một số khái niệm khác bao gồm:

 KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này. KCN, KCX được gọi chung là khu công nghiệp, trừ truờng hợp quy định cụ

thể.

 Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của KCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong KCN.

 Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCX hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong KCN, KKT.

 Quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KKT trên phạm vi cả nước là quy hoạch được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

Có thể phân loại KCN nằm trong phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Nghị định 29/2008/NĐ-CP thành hai nhóm chính như sau:

Nhóm 1: Các KCN mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở

Việt Nam (hiện nay có trên 200 khu).

Nhóm 2: Khu chế xuất (ở Việt Nam hiện có 3 KCX là: Tân Thuận, Linh Trung

1 và Linh Trung 2).

Từ các phân tích trên và thực tế quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam, có thể hiểu một cách tổng quát về KCN như sau: “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp

công nghệ cao”.

1.3.1.2 Bản chất của năng lực cạnh tranh của các khu công nghiệp

Như đã nói ở trên, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh, từ góc độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành hay của quốc gia. Điều này kết hợp với cách hiểu về KCN, KCN có thể xem khu vực tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong khu vực có ranh giới xác định sử dụng chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Nó không chỉ dừng lại ở phạm vi

một doanh nghiệp mà gồm nhiều doanh nghiệp trong một tổng thể. Bởi vậy, trong nội dung luận văn này, tác giả cho rằng năng lực cạnh tranh của các KCN tương đương với năng lực cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp.

Từ đó, năng lực cạnh tranh của KCN được hiểu là tổng hợp khả năng thu hút đầu tư thông qua các hoạt động sản xuất - kinh doanh của toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN nhằm duy trì, mở rộng thị phần các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thuộc KCN đó, được tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế so với các doanh nghiệp trong KCN khác. Năng lực cạnh tranh của KCN được phản ánh bằng các tiêu chí hay chỉ tiêu khác nhau (Lâm, 2006), bao gồm: tỷ lệ lấp đầy các KCN; nguồn vốn đầu tư thu hút vào các KCN (đặc biệt là vốn FDI); suất đầu tư; số lượng công ăn việc làm của người lao động được giải quyết nhờ có KCN...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)