Giới thiệu về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 46)

1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu hút đầu tư của các KCN

3.1 Giới thiệu về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi đặc biệt, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội, là cầu nối và đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Bắc Ninh có nền văn hoá truyền thống Quan họ nổi tiếng cùng với hệ thống di tích văn hoá lịch sử phong phú của vùng Kinh Bắc xưa góp phần vào các hoạt động du lịch mạnh mẽ của vùng, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội, nhất là về mặt các lễ hội truyền thống như hội Lim, bà chúa Kho, chùa Dâu Keo, chùa Tiêu, đền Đô...

Bắc Ninh còn là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trọn trong hai hành lang, một vành đai kinh tế trọng điểm của đất nước, có các tuyến đường giao thông chính thuận lợi bao gồm: Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn – Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Quốc lộ 3 mới, vành đai 3 và 4 Hà Nội, trong tương lai có thêm tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (hành lang phát triển kinh tế Côn Minh - Hải Phòng); liên kết với cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài; có đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc, đường sắt cao tốc Yên Viên - Cái Lân; hệ thống đường sông trên sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối với các cảng sông, cảng biển trong khu vực, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

Địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3- 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m.

Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong.

Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng của tỉnh cũng đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các KCN cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Dưới đây là bảng phân bố các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, theo đó, các KCN đều phân bố dọc các đường quốc lộ lớn.

Hình 3.1. Bảng phân bố các KCN tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Phòng quản lý quy hoạch – Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh

Ngay sau khi thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập KCN Tiên Sơn với diện tích giai đoạn I là 134ha và được khởi công tháng 12/2000. Tiếp theo, lần lượt các KCN ra đời như KCN Quế Võ, Đại Đồng - Hoàn Sơn; Yên Phong I; VSIP Bắc Ninh; Quế Võ II được thành lập. Sau 15 năm kể từ khi thành lập KCN đầu tiên, hiện nay trên toàn tỉnh Bắc Ninh có 15 KCN được thành lập với tổng diện tích 6.326ha Trong đó: 09 KCN đã đi vào hoạt động bao gồm

Tiên Sơn, Quế Võ I, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Yên Phong I, VSIP Bắc Ninh, Thuận thành II, Thuận thành III và Hanaka, với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt bình quân 84,97%; 6 KCN còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 3.1. Quy mô một số KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến năm 2015

Đơn vị tính: tỷ (VND)

STT

Tiêu chí Diện tích quy hoạch (ha) Tổng vốn đầu tƣ (tỷ đồng) 1 KCN Tiên Sơn 449 834,3 2 KCN Gia Bình 306 1.312,00 3 KCN Quế Võ I 611 1.114,30 4 KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn 530 1.039,40 5 KCN Yên Phong I 655 989,70 6 KCN Quế Võ II 270 490,20 7 KCN VSIP-Bắc Ninh 500 1.280,00 8 KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh 432 1.736,40

9 KCN Yên Phong II 1200 (gđ 1: 237ha) 1.617,1 (gđ 1) 10 KCN Đại Kim 507 - 11 KCN Thuận Thành II 252 1.280,00 12 KCN Thuận Thành III 437 1.357,30 13 KCN Quế Võ III 524,7 1.167,20 14 KCN Từ Sơn 303 - 15 KCN Hanaka 74 405,60 Tổng cộng 5.326

Bảng trên liệt kê quy mô đăng ký các KCN tính đến cuối năm 2015 và giá trị vốn đăng ký để phát triển hạ tầng các KCN.

3.1.2. Kết quả thu hút đầu tư của các KCN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2010 – 2015 2015

Tỷ lệ lấp đầy các KCN

Hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lấp đầy KCN. Do không có thống kê chi tiết về tỷ lệ lấp đầy của KCN theo thời gian thành lập và thời gian KCN bắt đầu đi vào hoạt động nên tác giả căn cứ vào hiện trạng về tỷ lệ đất đã cho thuê trong đất công nghiệp các KCN để đánh giá.

Theo số liệu báo cáo của BQL KCN tỉnh Bắc Ninh, đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 9/15 KCN đi vào hoạt động trên tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch là 2.017,7 ha; diện tích thu hồi 1.660,41 ha, cho thuê lại là 1.355,67 ha. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 67,19%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 81,65%.

Bảng 3.2. Quy mô và tỷ lệ lấp đầy của các KCN Tiêu chí KCN Bắc Ninh KCN Hà Nội KCN Hải Dƣơng KCN Hƣng Yên Tổng diện tích đất

đã thu hồi (ha) 1.660,41 1628,9 1886,8 936,0

Đã cho thuê (ha) 1.355,67 1121,9 1238,5 639,0

Tỷ lệ lấp đầy (%) 81,65 68,9 65,6 68,3

Qua số liệu trên cho thấy các KCN của Bắc Ninh có tỷ lệ lấp đầy cao nhất so với một số KCN của các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương hay Hưng Yên và cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tính đến năm 2015 tỷ lệ lấp đầy KCN của Bắc Ninh đạt 81,65%; trong khi Hà Nội chỉ ở mức 68,9%; còn Hải Dương và Hưng Yên thấp hơn với 65,6% và 68,3%; còn tỷ lệ lấp đầy KCN của cả nước đạt 63,2%.

Nguồn vốn đầu tư thu hút vào các KCN (đặc biệt là vốn FDI)

Bảng 3.3. Nguồn vốn đầu tƣ thu hút vào các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu USD

Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng vốn đầu tư đăng

ký 126 308,69 499,71 806,59 1.193,37

Phân theo tính chất nguồn vốn

Vốn FDI 114 231,26 329,86 655,04 1.161,7 Vốn trong nước 22 77,43 169,85 151,55 31,67 Phân theo KCN KCN VSIP-Bắc Ninh 31,1 68,9 98,72 187,4 236,9 KCN Quế Võ 15,42 44,7 93,79 112,6 208,34 KCN Gia Bình 19,28 42,81 62,3 106,29 164,43 Các KCN khác 60,2 152,28 244,9 400,3 583,7

Năng lực cạnh tranh của các KCN còn được thể hiện qua chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư thu hút. Bắc Ninh đang tập trung mọi nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh công nghiệp. Chủ trương tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các KCN là giải pháp quan trọng hàng đầu. Tính đến tháng 12/2015 tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN của Bắc Ninh đạt 1.193,37 triệu USD. Từ năm 2011 đến năm 2015 giá trị tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN Bắc Ninh liên tục tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân

Một điểm thành công của Bắc Ninh trong công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong những năm gần đây đó là tỷ trọng vốn FDI chiếm chủ yếu trong tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2012 trong tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN là 308,69 triệu USD thì vốn FDI chiếm đến 231,26 triệu USD (tương đương với 75%); năm 2013, 2014 và 2015 tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt chiếm 65,9%; 81,3% và 97,3%.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân theo các KCN thì KCN VSIP-Bắc Ninh luôn chiếm tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư cao so với các KCN khác trên địa bàn tỉnh. Năm

2011 trong tổng 1.260 triệu USD vốn đầu tư đăng ký vào các KCN Bắc Ninh thì KCN VSIP-Bắc Ninh chiếm đến 311 triệu USD (tương đương với 24,7% tổng vốn đầu tư đăng ký). Các năm từ 2012 đến năm 2015 tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký vào KCN VSIP – Bắc Ninh vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, lần lượt đạt 22,3%; 19,7%; 23,2% và 19,8%.

Đóng góp của các KCN vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Bảng 3.4. Doanh thu và giá trị nộp ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệptrong KCN Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: triệu USD

Tiêu chí 2013 2014 2015

Doanh thu 2.107,5 2.616 ,0 2.812,2 Nộp ngân sách Nhà nước 39,96 46,14 50,89

Giá trị doanh thu của các doanh nghiệp tại các KCN của Bắc Ninh trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng khá nhanh. Năm 2013 giá trị doanh thu của các doanh nghiệp tại các KCN Bắc Ninh đạt 2.107,5 triệu USD, năm 2014 tăng lên 2.616 triệu USD (tăng 24,1% so với năm 2013); đến năm 2015 giá trị này tiếp tục tăng lên mức 2.812,2 triệu USD (tăng 8% so với năm 2014).

Cùng với tốc độ gia tăng của doanh thu thì đóng góp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp tại các KCN của Bắc Ninh cũng liên tục tăng từ năm 2011 đến nay. Năm 2013 nhóm các doanh nghiệp này đóng góp vào ngân sách Nhà nước 39,96 triệu USD, năm 2014 tăng lên 46,14 triệu USD (tăng 15,5% so với năm 2013); sang năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng của giá trị nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp tại KCN Bắc Ninh đạt 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN không những góp phần trực tiếp mà cả gián tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế địa phương, là động lực giúp kinh tế Bắc Ninh tiến bước vững chắc, ổn định và bền vững.

Bảng 3.5. Doanh thu và giá trị nộp ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh so với một số KCN của các địa phƣơng lân cận

tính đến năm 2015

Đơn vị: triệu USD

Tiêu chí KCN Bắc Ninh KCN Hà Nội KCN Hải Dƣơng KCN Hƣng Yên Doanh thu 2.812,2 6.468,1 1.203,5 2.107 Nộp ngân sách Nhà nước 50,89 122,3 24,5 39,96

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015

Các KCN đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Tuy nhiên sự đóng góp của các

KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa được đánh giá cao khi so sánh với các KCN trên địa bàn Hà Nội. Năm 2015 các KCN Hà Nội có doanh thu đến 6.468,1 triệu USD, trong khi các KCN Bắc Ninh chỉ ở mức 2.812,2 triệu USD (thấp hơn 2,4 lần so với các KCN Hà Nội); về mức nộp ngân sách nhà nước cũng tương tự, các KCN Hà Nội năm 2015 nộp ngân sách nhà nước đến 122,3 triệu USD (cao hơn 2,6 lần so với các KCN của Bắc Ninh).

Mặc dù chưa được đánh giá cao khi so sánh với các KCN trên địa bàn Hà Nội nhưng các KCN của Bắc Ninh lại được đánh giá cao hơn về năng lực cạnh tranh khi so sánh với KCN Hưng Yên, Hải Dương, đặc biệt là qua chỉ tiêu doanh thu và giá trị nộp ngân sách nhà nước. Cả 2 chỉ tiêu này của Bắc Ninh đều cao hơn so với địa phương trên.

3.2. Thực trạng hoạt động Marketing xanh trong thu hút đầu tƣ của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Những thực hành Marketing xanh tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Như đã đề cập ở phần trên, thực hành Marketing xanh vẫn là một khái niệm mới, do vậy, việc áp dụng các thực hành này về cơ bản chưa được thực hiện một cách có hệ thống và nhất quán ngay từ ban đầu.

Marketing xanh không chỉ được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp mà còn cả với dịch vụ. Một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành công của marketing xanh là các marketer cần phải tạo dựng được hình ảnh xanh cả về sản phẩm và doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm “xanh”, sản phẩm của các KCN đặc thù là đất công nghiệp có hạ tầng, do vậy, các vấn đề liên quan đến marketing xanh sẽ được xem xét dưới góc độ là các biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường tại các KCN để cung cấp cho các khách hàng các sản phẩm đất công nghiệp có hạ tầng đầy đủ, đặc biệt là các hạ tầng về quản lý và xử lý nước cấp, nước thải và rác thải công nghiệp.

Nếu phân chia quy trình marketing xanh thành 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn chuẩn bị sản phẩm và giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường thì chiến lược Marketing xanh của các KCN tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn thứ 2. Trong giai đoạn này, các KCN chủ yếu áp dụng Marketing xanh thông qua chiến lược giá và tạo dựng hình ảnh xanh.

Chiến lược giá được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh đất có hạ tầng tại KCN rất khác so với chiến lược giá áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất. Nếu như đối với các sản phẩm có tính năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tự nhiên như đèn LED hay điều hòa sử dụng năng lượng mặt trời, v..v.... thường có mức giá “xanh” áp dụng từ 150-200% giá của các sản phẩm cùng loại. Cách định giá này giống như cách định giá truyền thống khác. Nhưng với việc thu hút đầu tư vào các KCN, mức giá áp dụng lại có sự khác biệt rất lớn. Các KCN có xu hướng đưa ra chính sách giá ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào KCN với mức giá ưu đãi từ 5-10% so với mức giá áp dụng với các nhà đầu tư thông thường. Trong khi đó, các KCN có môi trường xanh, sạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư có chọn lọc, mô hình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường như KCN VSIP Bắc Ninh, KCN Yên Phong và KCN Tiên Sơn, v...v..., họ có thể ấn định mức giá cao hơn từ 20-50% mức giá cho thuê lại đất của các KCN khác, đồng thời mức phí quản lý hạ tầng và bất động sản được áp dụng tại các KCN này thường là 0.5 – 0.84 $/m2/năm, trong khi mức phí quản lý áp dụng tại các KCN thường khác chỉ duy trì ở mức 0.2- 0.5$/m2/năm.

Việc tạo dựng hình ảnh xanh chính là điểm khác biệt mang tính xu hướng hiện nay đối với các KCN. Cách đây khoảng 10 năm, khi tới các KCN, hầu như rất ít cây xanh, các nhà máy được xây bằng gạch, tôn và bê tông, hầu như chưa có KCN nào có xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cũng như các hệ thống gom nước mưa chưa được hoàn thiện, tình trạng rác thải tràn lan. Nhưng bây giờ, các KCN đã được cải thiện hình ảnh xanh đáng kể.

Nếu như trước đây, hình ảnh các KCN được xây dựng luôn là những hình ảnh các nhà máy với ống khói cao trọc trời, thì bây giờ, mỗi KCN lại mong muốn đưa hình ảnh KCN là một nơi có nhiều cây xanh, với những nhà đầu tư đi đầu trong bảo vệ môi trường và đặc biệt là thân thiện với môi trường, đảm bảo xanh, sạch và đẹp cho mọi người làm việc và thậm chí học tập và sinh sống xung quanh. Do vậy, các KCN tại tỉnh Bắc Ninh đang cố gắng thay đổi hình ảnh của mình bằng cách tạo ra những khuôn viên xanh, thoáng đãng, ở đó không chỉ nước thải, rác thải được kiểm soát, và cả tiếng ốn, không khí đều được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo không ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)