Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 75 - 79)

1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu hút đầu tư của các KCN

3.3. Marketing xanh trong thu hút đầu tư của Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh

3.3.3. Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.3.3.1. Những phát hiện

Đề tài nghiên cứu “Marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN tỉnh Bắc Ninh - Nghiên cứu trường hợp KCN VSIP Bắc Ninh” đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động marketing xanh nói chung và trong thu hút đầu tư nói riêng để tìm ra những điểm mới cần nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu của tác giả.

Thứ hai, tác giả tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến đề tài bao gồm những vấn đề cơ bản về marketing xanh và quy trình thực hiện hoạt động marketing xanh trong thu hút đầu của các KCN trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh và trong KCN VSIP Bắc Ninh.

Thứ ba, tác giả nghiên cứu thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại các KCN tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là KCN VSIP Bắc Ninh. Kết quả phân tích

thực trạng đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế khó khăn mà các công ty gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động Marketing xanh để thu hút đầu tư.

Thứ tư, trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường tác động đến thực trạng ứng dụng Marketing xanh vào thu hút đầu tư của các KCN trên địa bản tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu đã phân tích cơ hội và thách thức mà một KCN như KCN VSIP Bắc Ninh gặp phải khi thực hiện chiến lược marketing xanh để thu hút đầu tư vào KCN mình.

3.3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những cơ hội mở ra cũng như những thành tựu đạt được, trong thực hiện chiến lược marketing xanh để thu hút đầu tư tại KCN VSIP Bắc Ninh và các KCN tại tỉnh Bắc Ninh đang gặp nhiều thách thức.

Thứ nhất, những nghiên cứu marketing hiện đại đã chỉ ra rằng người tiêu dùng,và đặc biệt là người dân tại các nước phát triển đang ngày càng có ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời đáp ứng “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và đảm bảo được lợi ích của xã hội là mục tiêu lớn nhất mà Marketing xanh hướng tới. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất với các marketer là làm sao kết hợp được giữa nhu cầu “bảo vệ môi trường” với những nhu cầu cơ bản khác của người tiêu dùng như tương quan chi phí – hiệu quả, an toàn khi sử dụng, hiệu suất, giá trị biểu tượng và tiện nghi. Để thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp này, có thể sử dụng một trong những ví dụ kinh điển của marketing xanh – trường hợp bóng đèn huỳnh quang Philips. Năm 1994, Philips tung ra thị trường EarthLight loại bóng đèn huỳnh quang CFL sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thay thế các loại bóng truyền thống. Tuy nhiên, hình dáng “cồng kềnh” của EarthLight khiến nó không thể thích nghi với các loại đèn hiện hành, điều này khiến doanh số bán của nó trên các thị trường nhanh chóng sụt giảm. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, năm 2000 Philips lại tung ra sản phẩm với tên gọi mới Marathon. Nhà sản xuất đã sử dụng kiểu dáng thiết kế mới khiến bóng Marathon có khả năng thích nghi cao với các loại đèn truyền thống, đồng thời cam kết rằng sản phẩm này tiết kiệm năng

lượng hơn 20USD so với loại bóng truyền thống. Kèm theo đó, Marathon đã được dán nhãn Energy Star – chứng nhận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Từ ví dụ trên, các doanh nhiệp Việt Nam cần có chiến lược đúng đắn để vừa đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng và mục đích bảo vệ môi trường.

Thứ hai, việc thực hiện chiến lược marketing xanh sẽ khiến cho chi phí đầu tư lớn và giá thành sản phẩm cao. Marketing xanh là sự kết hợp một loạt các hoạt động, bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo. Để thực hiện toàn bộ các khâu của marketing xanh đòi hỏi doanh nghiệp phải mạnh tay chi ra một khoản đầu tư lớn ngay từ ban đầu. Chính vì sự đầu tư trong công nghệ dây chuyền đó kéo theo sự tăng lên về chi phí và một điều tất yếu là giá cả thành phẩm cũng tăng theo. Một quy luật tất yếu là sản phẩm của họ sẽ kém tính cạnh tranh hơn trên thị trường. Theo nghiên cứu của Ginsberg và Bloom năm 2004, 31% số người được khảo sát sẽ không mua sản phẩm xanh nếu phải trả giá cao hơn (nhóm Sprout), 19% không được giáo dục về môi trường và cho rằng sản phẩm xanh quá tốn kém (nhóm Grouse), 33% hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề môi trường (nhóm Basic Brown). Các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ thì kinh nghiệm cũng như quy mô và việc cắt giảm được những chi phí có liên quan như chi phí quản lý hiện đang là bài toán gây đau đầu.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ cao giữa các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng. Để thay đổi được ý thức cộng đồng nói chung và ý thức người tiêu dùng nói riêng thì điều cần thiết mà chúng ta cần thực hiện là có cần biết kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nhà nước cũng như sức mạnh của các tổ chức phi lợi nhuận khác. Ở Việt Nam hệ thống pháp lý quy định về các vấn đề môi trường là chưa hoàn chỉnh, các tiêu chuẩn đặt ra được lấy theo tiêu chuẩn quốc tế, không thực tiễn ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta cũng chưa kết hợp được sức mạnh của các tổ chức phi lợi nhuận để tạo ra một trào lưu đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng hoặc nếu có thì trào lưu đó hoạt động chưa liên tục và tất yếu là chưa có nhiều kết quả.

Thứ tư, người Việt Nam ham dùng sản phẩm rẻ, không đánh giá đúng chất lượng của sản phẩm (nguyên nhân chủ yếu đến từ việc xuất hiện ồ ạt của sản phẩm Trung Quốc trên thị trường). Mặt khác, họ nghi ngờ trước những quảng cáo về sản phẩm “xanh” bởi vì có quá nhiều doanh nghiệp lừa dối, làm ăn không minh bạch…Thêm vào đó, các nhà đầu tư trong nước có vốn nhỏ, nên khi họ cân nhắc đầu tư vào KCN thì VSIP Bắc Ninh không phải là một lựa chọn sáng suốt. Do đó, đây là khó khăn lớn cho VSIP Bắc Ninh khi triển khai chiến lược marketing xanh trong thu hút đầu tư.

Thứ năm, các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển KCN hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn hạn chế trong khi đó để thực hiện quy trình Marketing xanh đòi hỏi phải sử dụng khoa học công nghệ hiện đại, tốn kém. Ngoài ra chi phí dành cho nguyên vật liệu, marketing quảng cáo sản phẩm cũng không nhỏ chút nào. Với Essoil Vina để có được một sản phẩm tinh dầu đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu như để có được một giọt tinh dầu nguyên chất phải mất 30 bông hồng. Tinh dầu là sản phẩm thân thiện với môi trường tuy nhiên nếu sản xuất theo hướng như vậy thì chi phí lại quá tốn kém điều này dẫn đến giá cả rất đắt đỏ. Đây là một trong những thách thức rất lớn của các doanh nghiệp là các công ty phát triển hạ tầng KCN khi thực hiện chiến lược marketing xanh.

CHƢƠNG 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH MARKETING XANH TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TẠI CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing xanh trong thu hút đầu tư của các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp VSIP bắc ninh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)