1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu hút đầu tư của các KCN
4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương cho các KCN trên địa
cho các KCN trên địa bàn
Thứ nhất, cùng với sự gia tăng cả về số lượng và quy mô các KCN trong thời gian gần đây, các lo ngại về tình trạng thiếu hụt nhân công, kể cả lao động quản lý lẫn lao động phổ thông ngày càng trở nên hiện hữu, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và có đơn giá nhân công thấp.
Thứ hai, việc đảm bảo nguồn lao động, cả về số và chất lượng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong KCN vì lao động được xem là một trong hai yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất. Với nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao thì chất lượng lao động địa phương có thể coi là tiêu chí quyết định cho việc lựa chọn địa điểm đầu tư của họ.
Thứ ba, các tỉnh lân cận Bắc Ninh nói chung có qui mô và mật độ dân số khá cao nên nhu cầu về giải quyết việc làm khá lớn. Đối với người lao động địa phương có KCN, việc phát triển các KCN làm họ mấy công cụ sản xuất và mất việc làm nên đây cũng là giải pháp cần thiết giúp họ có cơ hội tìm được việc làm ổn định.
b/ Nội dung giải pháp
Khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở cung ứng lao động tại chỗ và ở các địa phương có nguồn lao động dồi dào để bồi dưỡng và cung ứng cho các doanh nghiệp trong KCN.
Khuyến khích và có ưu đãi cụ thể cho các thành phần kinh tế, thành lập thêm các trường dạy nghề và mở rộng quy mô đào tạo lao động kỹ thuật tại các địa bàn tập trung nhiều KCN để có thể tạo nguồn lao động tại chỗ đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của các khu vực này. Cơ cấu đào tạo cần dựa trên dự báo nhu cầu theo quy hoạch phát triển KCN và theo nhóm mặt hàng trực tiếp của các doanh nghiệp trong KCN. Khuyến khích các hình thức đào tạo tại chức, ngoài giờ hành chính để tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN tự đào tạo lao động (tại chỗ hoặc gửi đào tạo tại nước ngoài), góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật và lao động trình độ cao.
Bên cạnh hoạt động đào tạo, chính quyền địa phương cần có chính sách tạo môi trường lành mạnh và chăm lo đời sống cho người lao động làm việc trong KCN. Chính sách này được thể hiện thông qua các chủ trương xây dựng các khu dịch vụ hỗ trợ bên cạnh KCN, trong đó phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hóa thể thao, dịch vụ thương mại cung cấp các sản phẩm cần thiết cho đời sống của người lao động, có như vậy mới đảm bảo điều kiện cho người lao động an tâm gắn bó lâu dài với địa phương và KCN.
Ngoài ra, nhiều trường hợp xung quanh KCN không đủ chỗ ở trọ cho người lao động. Nếu chỉ trông đợi vào số người lao động cư trú trong khu vực thì sẽ thiếu nguồn lao động trầm trọng. Vì vậy, trong tương lai, việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng, xây dựng nhà ở công cộng, nhà ở trọ cũng sẽ là vấn đề quan trọng để tạo nguồn lao động dồi dào cho các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, hệ thống giao thông công cộng ở địa phương chưa có những chế độ hỗ trợ người lao động như mua vé tháng cho người lao động thường xuyên sử dụng xe buýt, khiến cho người lao động dùng xe buýt thường xuyên phải trả một khoản tiền khá lớn. Bởi vậy, để đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động và tăng cường khả năng cung ứng lao động cho các KCN, Bắc Ninh cần có chế độ hỗ trợ cho bản thân người lao động.