1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thu hút đầu tư của các KCN
4.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đền bù, giải phóng mở rộng
giải phóng mở rộng các KCN
Hoàn thiện công tác quy hoạch KCN
Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KCN. Theo kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Trung Quốc trong phát triển KCN, thì quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị.
Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của KCN cần được mở rộng. Mục đích ban đầu của việc thành lập các KCN là để tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để lấp đầy KCN. Tuy nhiên, các
KCN giờ đây cần chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. KCN không chỉ là nơi dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp mà cả các hoạt động thương mại, dịch vụ logistic, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trong KCN như ngân hàng, bưu điện, vận chuyển, viễn thông cũng phải là một phần của KCN.
Thứ ba, đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Theo đó, cơ cấu sản xuất công nghiệp trong các KCN Bắc Ninh cần:
- Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao
- Chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các ngành công nghiệp sạch.
- Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ sản xuất. Với điều kiện của một đô thị đông đúc, nguồn lực đất đai hạn hẹp, nguồn vốn và lực lượng lao động qua đào tạo dồi dào, Bắc Ninh cần xây dựng tiêu chí cụ thể thu hút các dự án đầu tư trong KCN theo hướng chỉ thu hút các dự án có hàm lượng vốn cao, trình độ tiên tiến và ít ô nhiễm. Thứ tư, bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường. Mục đích chung của hướng này là nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại KCN mà cả những địa phương có KCN. Để thực hiện được mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác như hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường xá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại.
Thứ năm, việc xây dựng qui hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Cần thiết phải nghiên cứu kỹ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong vấn đề phát triển KCN. Đồng thời cần phải tranh thủ ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài trong công tác xây dựng qui hoạch.
- Quy hoa ̣ch là mô ̣t vấn đề cần đư ợc xem xét kỹ lưỡng và khoa học . Tránh tình trạng quy hoạch , rồi điều chỉnh quy hoa ̣ch , sửa đổi quy hoa ̣ch , quy hoạch thiếu công khai đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghi ệp cũng như ta ̣o điều kiê ̣n cho mô ̣t số quan chức tham nhũng hoă ̣c la ̣m du ̣ng th u lợi bất chính, gây mất lòng tin của các doanh nghiệp cũng như nhân dân.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Việc phát triển các KCN cũng bị giới hạn do diện tích đất cho phát triển công nghiệp của địa phương cũng bị hạn chế, nên việc giải phóng mặt bằng chậm chễ cũng chỉ làm cho tình hình thêm khó khăn. Nhiều KCN từ khi có quyết định thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài nhiều năm, trong thời gian kéo dài đó có nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây tâm lý ức chế cho nhà đầu tư. Hệ quả là hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào KCN sau nhiều năm không xác định được thời gian giao đất, đã nản lòng và phải quay ra đầu tư vào các địa phương khác.
Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong giải phóng mặt bằng là vấn đề bồi thường. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như việc quy hoạch, hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền vận động chưa tốt, do vậy người dân không hiểu rõ chế độ, chính sách của Nhà nước. Có nhiều nơi, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá đền bù. Điều tất yếu là người dân sẽ không muốn trao trả đất trừ khi họ được đền bù với mức giá cao hơn giá thị trường.
Để giải quyết vấn đề này, Bắc Ninh cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, công bố công khai và phổ biến sớm qui hoạch đã được phê duyệt bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho người dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin qui hoạch để trục lợi thông qua mua bán, sang nhượng, xây dựng trên vùng đất được qui hoạch dẫn đến gây bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN.
Thứ hai, chuẩn bị kỹ càng kế hoạch thu hồi đất và tái định cư cho người dân mất đất, thông qua chính quyền địa phương các cấp để phổ biến cho dân. Kế hoạch này phải có nhiều phương án để cho người dân có thể lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện riêng của họ (giao đất lấy tiền, đổi đất lấy nền nhà, góp đất lấy cổ phần, v.v..). Các phương án cũng cần phải được phổ biến rộng rãi, chính xác và lấy ý kiến đóng góp của người dân một cách cởi mở. Nếu có ý kiến phản hồi, cần phải được nghiên cứu kỹ và chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp.
Thứ ba, Bắc Ninh phải có phương án ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Tình trạng phổ biến ở một số địa phương là người dân sau khi bị thu hồi đất phải mất rất nhiều thời gian để tổ chức lại cuộc sống trong khi lại ít nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Thậm chí nhiều nơi, những người bị thu hồi đất thấy bị thiệt thòi quá nhiều đã quay trở lại gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư. Để ổn định cuộc sống cho người dân mất đất, trước hết chính quyền địa phương cần đi trước một bước trong việc đảm bảo chất lượng nhà ở và cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư. Cần tạo điều kiện cho những hộ dân có liên quan tham gia giám sát việc xây dựng nhà tái định cư để đảm bảo rằng những gì họ được hưởng là tương xứng với những lợi ích mà họ đã phải “hy sinh” vì sự phát triển của KCN.
Ngoài ra, nông dân đóng góp đất canh tác cho xây dựng KCN có thể thay vì được đền bù bằng tiền mặt họ sẽ được nhận cổ phần của công ty phát triển hạ tầng KCN. Như vậy họ sẽ là cổ đông, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của KCN và thay vì được nhận hoa màu từ sản xuất nông nghiệp họ sẽ được nhận tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hạ tầng của KCN. Người dân sẽ sẵn sàng bàn giao đất để công ty hạ tầng có thể sớm đi vào hoạt động, mang lại lợi nhuận cho chính họ. Giải pháp này sẽ mang tính hiện thực nhiều hơn vì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của phần lớn người dân mất đất.
KẾT LUẬN
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiềm năng cho phát triển còn rất lớn. Các nhà đầu tư lớn đã đến Bắc Ninh và thực tiễn cho thấy về cơ bản tỉnh là địa bàn thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối với lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng KCN tại Bắc Ninh đan xen những yếu tố thuận lợi hơn và kém lợi thế hơn các tỉnh trong Vùng đồng Bằng sông Hồng. Vì vậy, bên cạnh những chính sách cơ chế chung của Nhà nước, cần có những biện pháp chính sách cụ thể khuyến khích thu hút cả về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN một cách đồng bộ và đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của các KCN trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu đó, thông qua nội dung đề tài, tác giả đã giải quyết được một số vấn đề:
Trước hết là hệ thống hóa lại một số kiến thức lý luận cơ bản về marketing xanh, năng lực cạnh tranh nói chung, qua đó làm nổi bật vai trò của vấn đề “thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư” đối với sự tồn tại và phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở những kiến thức lý luận nêu trên tác giả đã áp dụng vào phân tích thực trạng thu hút đầu tư cũng như cách vận dụng marketing xanh của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quảđạt được, những mặt còn hạn chế trong việc nâng cao thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh nói chung và của KCN VSIP Bắc Ninh nói riêng.
Cuối cùng, tác giả đã xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thực hành marketing xanh trong thu hút đầu tư của các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới. Đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra song do việc nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi không gian và thời gian khá rộng, trong khi hệ thống số liệu thống kê không nhất quán và liên tục. Do đó, dù có nhiều nỗ lực để hoàn thành nhưng nội dung đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.
PHỤ LỤC I. Bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng
Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu về quyết định đầu tƣ vào KCN VSIP Bắc Ninh
GIỚI THIỆU
Bảng câu hỏi này được chuẩn bị với mục đích tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư vào KCN VSIP Bắc Ninh và những tác động của quyết định này tới tình hình sản xuất kinh doanh của các khách hàng trong KCN VSIP Bắc Ninh
BẢNG CÂU HỎI
1. Lý do nào để Quý Khách hàng quyết định chọn VSIP Bắc Ninh là địa điểm đầu tƣ?
(Khách hàng có thể lựa chọn nhiều lựa chọn)
Vị trí địa lý thuận lợi
Nhân công dồi dào và giá rẻ Ưu đãi đầu tư
Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài
KCN thu hút nhiều ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường KCN có đầy đủ hạ tầng, đặc biệt là nước sạch, xử lý nước thải Khác (đề nghị ghi rõ):
2. Đối với vấn đề về môi trƣờng, Đâu là điểm quan tâm nhất của Quý công ty đối với KCN? Lý do?
Không thu hút ngành công nghiệp ô nhiễm
Quan tâm đến cảnh quan, cây xanh trong KCN
Thường xuyên quản lý tiếng ồn, bụi và khói trong KCN Có hệ thống xử lý nước thải tập trung Khác (đề nghị ghi rõ):
3. Đề nghị quý khách hàng cho biết, quyết định đầu tƣ vào KCN VSIP Bắc Ninh có tác động nhƣ thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của quý Công ty?
Về khách hàng Đất thuê/Nhà xưởng xây sẵn/ Văn phòng
Về quan hệ với đối tác Về vị thế công ty
Về năng lực cạnh tranh của Công ty
4. Ngoài ra, đề nghị Quý khách hàng cho biết những nhận xét khác về vấn đề môi trƣờng và thực hành marketing xanh của KCN VSIP Bắc Ninh trong thu hút đầu tƣ?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo trong nƣớc
1. Hải Bình (2008), Marketing xanh: Tuyệt chiêu thời ô nhiễm, Tạp chí Marketing số 47
2. Hoàng Đức Bình (2011), Xu hướng phát triển marketing xanh hiện nay, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Hoa Sen
3. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phan Văn Nam (2006), Chiến lược và chiến lược kinh
doanh, Nhà xuất bản lao động
4. Đào Duy Huấn, Lê Văn Hiền (2007), Quản trị chiến lược trong kinh tế toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Hoàng Văn Hải (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế số 2, trang
12-13
6. Trần Kim Hằng (2010), Thực tiễn áp dụng chiến lược Marketing xanh tại một số công ty đa quốc gia trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam,
Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Ngoại thương cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí
Minh
7. Hồ Đức Hùng (2000), Quản lý toàn diện doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia TPHCM
8. Nguyễn Thị Hương (2010), Marketing xanh tại các doanh nghiệp nước ngoài và giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại thương
9. Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị
10. Vũ Trọng Lam (2006). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia
11. Bùi Lan Phương (2010), Marketing xanh – Xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2, tháng 5 năm 2010
12. Nguyễn Minh Phương (2015), Chiến lược marketing xanh tại CoopMart, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Đà Nẵng
13. Trần Sưu (2006), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh
toàn cầu hóa, NXB Lao động
14. Nguyễn Vĩnh Thanh (2012). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động
II. Tài liệu tham khảo nƣớc ngoài
15.Fuller, Donald (1999). A. Sustainable Marketing: Mancigerial-Ecological
Issues. London: Sage Publications.
16. Henion, Karl E., and Thomas C. Kinnear (1976a). Ecological Marketing. Columbus, Ohio: American Marketing Association.
17. Henion, Karl E., and Thomas C. Kinnear (1976b). A Guide to Ecological Marketing in Karl E. Henion and Thomas C. Kinnear (Eds). Ecological
Marketing. Columbus, Ohio: American Marketing Association
18.Kotabe, M., Helsen, K. (2004). Global Marketing Management. 3rd edition. John Wiley and Sons Ltd, Hoboken, NJ, US
19.Kotler, P. (2000). Marketing Management, The Millennium Edition, Prentice-Hall, New Jersey,USA
20.Mc Carthy, E. J. (1996). Basic Marketing: A Managerial Approach. Homewood, Illinois, USA
21. Menon A, Menon A (1997). Entrepreneurial marketing strategy: the emergence
of corporate environmentalism as market strategy, Journal of Marketing 61: 51–
67.
22.Mintu-Wimsatt, Alma T., and Michael J. Poloinsky, eds (1995). Environmental
Marketing; Strategies, Practice, Theory, and Research. Binghamton, NY:
Haworth Press.
24.Ottman, Jacquelyn A. and Reilly, William K (1992). Green Marketing: NTC: Lincolnwood, IL.
25.Ottman J. (1996). Green consumers not consumed by Eco anxiety. Marketing News 30:13.
26.Michael Jay Polonsky (1994). An Introduction to Green Marketing. Electronic Green Journal, UCLA Library, UC Los Angeles
27.Peattie K. (1995). Environmental Marketing Management. Pitman: London
28.Polonsky, Michael Jay (1994a). Green Marketing Regulation in the US and
Australia: The Australian. Checklist.” Greener Management International 5: 44-
53.
29.Polonsky, Michael Jay (1994b). A Stakeholder Theory Approach to Designing
Environmental Marketing Strategy. Unpublished Working Paper
30.Porter, M. (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and
Competitors.Free Press, New York, NY, USA
31. Smith, Toby (1998). The Myth of Green Marketing: Tending Our Goats at the
Edge of Apocalypse. Toronto: University of Toronto Press
32.Stanton, William J. and Charles Futrell (1987). Fundamentals of Marketing, 8th
edition. New York: McGraw-Hill Book Company.
33. Speer, Tibbett L (1997). Growing in the Green Market. American Demographics,