vụ tại Sở Tài chính Hải Dƣơng - Nguyên nhân chủ yếu
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì trong quá trình phát triển văn hóa hành chính phục vụ, Sở Tài chính Hải Dƣơng cũng có những mặt hạn chế nhất định, thể hiện ở một số yếu tố chính sau:
2.3.1. Về những quá trình và cấu trúc hữu hình
2.3.1.1. Về phƣơng thức quản lý và lề lối làm việc
Bản thân lãnh đạo đôi khi chƣa gƣơng mẫu trong thực thi mọi quy tắc chuẩn mực, khiến nhân viên cấp dƣới thấy bản thân cũng có thể vi phạm tƣơng tự nhƣ vậy.
Sự khen ngợi, phê bình của lãnh đạo đối với cấp dƣới đôi khi chƣa đúng lúc, đúng ngƣời, hoặc không đúng với hoàn cảnh thực tại. Đôi khi lãnh đạo có thái độ chỉ trích một chiều đối với cấp dƣới, thiếu sự bình tĩnh, điềm đạm; làm cho cấp dƣới e ngại không dám bộc lộ những suy nghĩ về vấn đề đang giải quyết.
Việc cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tài chính còn tiến hành nửa vời, văn thƣ kiêm nhiệm luôn việc nhận hồ sơ sau đó Lãnh đạo Sở
mới phân công về các phòng chức năng để giải quyết nên nhiều lúc còn gây ra tình trạng một số bộ hồ sơ không đƣợc giải quyết kịp thời, ngƣời dân còn phải đi lại nhiều; nếu có sai sót thì dân phải gặp gỡ cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ.
Hiện nay tại Sở tuy đã ấn định giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tiếp xúc với dân vào thứ 4 hàng tuần nhƣng thực tế còn chƣa xây dựng đƣợc phòng tiếp dân hay có bộ phận tiếp dân thƣờng trực hàng tuần riêng (gồm các thành phần nhƣ lãnh đạo Sở thƣờng trực, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ phòng Thanh tra). Khách gồm ngƣời dân, đơn vị, cơ quan khác khi liên hệ thì thƣờng đƣa văn thƣ khiếu nại cho văn thƣ, văn thƣ sẽ vào sổ và gửi lên lãnh đạo Sở, từ đó ngƣời dân mới biết là phân cho bộ phận nào xử lý, gây mất thời gian, công việc của khách, ảnh hƣởng không nhỏ đến sự nhìn nhận của khách với việc "phục vụ" dân.
2.3.1.2. Tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, ứng xử của CBCC Bộ phận đầu tiên khi đến công sở là ngƣời thƣờng trực. Đây là ngƣời đại diện cơ quan giải đáp những yêu cầu ban đầu và chỉ dẫn cho cơ quan, tổ chức, ngƣời dân đến đúng phòng ban liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, tại Sở Tài chính công tác thƣờng trực chƣa đƣợc quan tâm chú ý, việc bố trí sắp xếp ngƣời làm công việc này còn làm kiêm nhiệm công tác văn thƣ, dẫn đến tình trạng có lúc bận việc mà thiếu vui vẻ, nhiệt tình với khách, vì vậy đã xảy ra tình trạng nhiều ngƣời dân còn phàn nàn.
Phong cách làm việc của một bộ phận CBCC còn chƣa chuyên nghiệp, còn hiện tƣợng "nƣớc đến chân mới nhảy", không có kế hoạch cụ thể, sao nhãng công việc nên nhiều lúc quên công việc đang cần xử lý là những gì, dẫn đến thiếu xót trong tham mƣu với lãnh đạo, nhiều lúc khi đến thời hạn chót thì mới cố gắng tìm tài liệu để giải quyết công việc.
Văn hoá giao tiếp với đồng nghiệp, với đơn vị hay giao tiếp qua điện thoại cũng chƣa đƣợc quan tâm, thiếu kỹ năng giao tiếp điện thoại; xƣng hô giữa các đồng nghiệp và qua điện thoại còn tuỳ tiện, chƣa chuẩn mực.
Trong việc tiếp xúc với đơn vị, với dân, do thiếu những kỹ năng cần thiết nên nhiều lúc cán bộ phát ngôn còn chƣa tốt, không hợp ngữ cảnh, gây hiểu nhầm không đáng có, ảnh hƣởng đến cá nhân và cơ quan.
Việc ứng xử có văn hóa đối với cán bộ đôi khi còn bị coi nhẹ, mang tính chất cá nhân là chủ yếu, chƣa đƣa uy tín cũng nhƣ hình ảnh cơ quan nên trên cái "tôi" cá nhân: trong những tình huống không đạt đƣợc tiếng nói chung về một vấn đề, hai bên có nhiều lúc tranh luận gay gắt với nhau, không ai chịu hiểu ai, dẫn đến bất đồng ý kiến càng lúc càng cao, ảnh hƣởng công việc.
Vì nhiều lý do khách quan nhƣ có quá nhiều việc phải xử lý trong thời gian ngắn nên một số cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ không thể kịp thời gian hoàn thành về mặt thời gian. Tuy nhiên, những cán bộ đó cũng không báo cáo tiến độ thực hiện cho các lãnh đạo hay giải thích, chia sẻ với đơn vị đƣợc biết nên gặp nhiều trƣờng hợp lãnh đạo hỏi mới giật mình, đơn vị thì bức xúc vì tiến độ công việc bị ảnh hƣởng.
Một bộ phận CBCC khi tham gia công tác vẫn còn đề cao lợi ích cá nhân, xảy ra hiện tƣợng khi đƣợc cấp trên giao công việc khó giải quyết thì viện lý do để đẩy công việc cho ngƣời khác (nhất là những vụ việc còn đang xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa dân với cơ quan công quyền, dân với dân…) nhằm tránh đụng chạm cũng nhƣ là tránh dân bức xúc gây khó. Một số trƣờng hợp dân đến làm việc thì còn hiện tƣợng trả lời vòng vo, khiến dân phải đi đến liên hệ nhiều lần mà không đạt đƣợc kết quả, gây bức xúc cho dân.
Trong thời gian làm việc, một bộ phận cán bộ cũng tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm công việc riêng của bản thân, đến lúc lãnh đạo cần lấy số liệu đi họp hay cần tham mƣu gấp để báo cáo lãnh đạo cấp trên thì không liên lạc đƣợc.
Hiện nay, tuy số lƣợng trình độ đại học và trình độ thạc sỹ của Sở đang từng bƣớc tăng lên hàng năm nhƣng năng lực xử lý công việc cũng nhƣ phản ứng nhanh với các tình huống phát sinh của một bộ phận cán bộ trẻ vẫn còn yếu, nhiều lúc còn xảy ra sơ sót, nhầm lẫn. Có rất nhiều cán bộ mới ra trƣờng đã nhanh chóng thích nghi công việc mới, chăm chỉ học hỏi từ sách báo, tìm tòi tra cứu chế độ chính sách từ những văn bản nhà nƣớc ban hành nhƣng cũng có một bộ phận cán bộ trẻ còn chây ì, không chịu tìm hiểu để thích ứng nhanh với công việc, còn hiện tƣợng tâm lý làm cho xong nên xảy ra hiện tƣợng nhiều lúc tìm hiểu chƣa sâu đã tham mƣu cho lãnh đạo, dẫn đến một số trƣờng hợp bị đơn vị phản ảnh lại, ảnh hƣởng xấu đến cơ quan.
Ngoài ra, một số cán bộ có kinh nghiệm thì lại dựa vào kinh nghiệm có sẵn mà không tiếp thu cái mới nhƣ có những phần mềm mới đƣa vào sử dụng, giúp ích cho việc giảm bớt khó khăn trong việc xử lý số liệu nhƣng không muốn học, giữ nguyên cách làm việc, "bảo thủ" làm cho công việc bị trì trệ, số liệu không kịp thời, gây bức xúc cho chính các cán bộ trong cơ quan cũng nhƣ nhận đƣợc phản ánh của ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp. Đây cùng là một nguyên nhân dẫn đến thời gian giải quyết công việc chƣa đúng quy định.
Hình ảnh ngƣời cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại là ngƣời cẩn thận ngay trong cách ăn mặc khi giao tiếp với ngƣời dân. Nhiều cán bộ vẫn chƣa chấp hành việc đeo thẻ công chức khi làm việc, khiến ngƣời dân đến không phân biệt đƣợc đâu là khách đâu là cán bộ; nhiều cán bộ trẻ còn ăn mặc chƣa nghiêm túc, nhiều lúc hơi "phản cảm", ảnh hƣởng đến hình ảnh một cơ quan văn hóa, văn minh khi các cơ quan, đơn vị bạn, ngƣời dân đến liên hệ công tác.
Một bộ phận cán bộ cũng còn hút thuốc trong giờ làm việc, khi khách đến thì trong phòng vẫn còn khói thuốc, ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng làm việc và đem lại ấn tƣợng không tốt với khách.
Một bộ phận cán bộ cũng chƣa có ý thức sắp xếp tài liệu gọn gàng, dọn dẹp phòng làm việc ngăn nắp nên gây hình ảnh bừa bộn, mất cảnh quan.
2.3.1.3. Kỷ luật, kỷ cƣơng, đạo đức của CBCC
Với lĩnh vực công việc đặc thù nhạy cảm của Sở Tài chính thì hiện tƣợng tham nhũng, sách nhiễu không phải là không có. Mặc dù đại bộ phận cán bộ CCVC đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát và tố giác hành vi, đối tƣợng phạm tội lại chƣa đƣợc triển khai mạnh mẽ, còn nhiều cán bộ CCVC có thái độ né tránh, nể nang với những hiện tƣợng quan liêu, tham nhũng.
Do cơ chế lƣơng bổng của nhà nƣớc quy định còn rất nhiều bất cập, mức thu nhập của ngƣời lao động còn rất thấp so với khối các doanh nghiệp, ngân hàng thì hầu nhƣ không đảm bảo mức sống nhƣ hiện nay. Khi đƣợc vào biên chế Nhà nƣớc rồi thì lƣơng CBCC đƣợc tính theo hệ số, cứ đến hạn (3 năm) sẽ đƣợc nâng lƣơng. Chính vì vậy, khi có cơ hội đƣợc vào làm ở những nơi có thu nhập cao hơn (nhƣ ngân hàng, doanh nghiệp…) thì có hiện tƣợng nhiều CBCC bỏ việc. Nếu muốn giữ những ngƣời có năng lực thì thật khó với chính sách lƣơng bổng hiện nay; hoặc dễ phát sinh các hiện tƣợng dùng quyền lực nhà nƣớc trao cho để tham ô, hối lộ…
Hình 2.10. Phòng làm việc của CBCC
Do lịch sử để lại nên trụ sở cơ quan hiện nay quá chật hẹp, xây dựng lắp ghép với những toà nhà đƣợc xây dựng cách đây hơn 30 năm đều đã xuống cấp, lạc hậu chƣa đáp ứng về chỗ ngồi làm việc cho CBCC, phòng đƣợc thiết kế quá nhỏ, một phòng ban bị chia thành nhiều phòng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc trao đổi thông tin cũng nhƣ điều hành công việc chung. Cách bố trí nội thất nơi làm việc còn tuỳ tiện, chƣa bảo đảm, quá sơ sài, thiếu mĩ quan.
Tuy các phòng đã có bố trí điều hòa làm việc nhƣng niên hạn sử dụng đã lâu (trên 10 năm), thƣờng xuyên bị hỏng, một số phòng phải làm việc dƣới nhiệt độ cao gây tâm lý không thoải mái, ảnh hƣởng tinh thần làm việc. Do phòng làm việc nhỏ, ngƣời dân hay đơn vị đến cơ quan liên hệ công tác còn gặp tình trạng không biết ngồi ở đâu vì tài liệu cũng nhƣ bàn làm việc đã kín chỗ, ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh của cơ quan nhà nƣớc (Hình 2.7)
Vấn đề vệ sinh môi trƣờng công sở tại Sở Tài chính Hải Dƣơng chƣa đƣợc quan tâm. Sở đã bố trí một nhân viên hợp đồng chuyên dọn dẹp một tuần 2 lần nhƣng do nhiều rác từ các phòng ban nên nhiều lúc chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng sạch sẽ, thoáng mát, ví dụ nhƣ chỗ đổ rác còn bừa bãi, công việc vệ sinh hàng ngày còn làm qua loa...tạo mỹ quan không tốt khi khách đến làm việc.
2.3.2. Về hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố
Bản thân lãnh đạo cơ quan cũng chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá hành chính phục vụ có đối với hiệu quả làm việc của các CBCC cơ quan. Chính vì vậy, việc phát triển một nền hành chính hiện đại, xây dựng một nền văn hóa hành chính phục vụ dân tại Sở tài chính Hải Dƣơng còn thiếu đi những định hƣớng chung cũng nhƣ những hƣớng dẫn cụ thể. Hiện nay tại cơ quan, việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ còn gặp nhiều khó khăn do chƣa thể chế hóa thành văn bản cụ thể (phát triển văn hóa hành chính phục vụ nhƣ thế nào, mục tiêu cụ thể, điều kiện để phát triển...)
2.3.3. Những ngầm định nền tảng và quan niệm chung (niềm tin, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định) và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên, ngầm định)
Tuy đại đa số các cán bộ CCVC của cơ quan luôn cố gắng đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc nhƣng vì những mục đích "cá nhân" nhƣ phấn đấu trên con đƣờng chính trị nên cũng có xảy ra việc tranh chấp, dùng mọi cách nói xấu đối phƣơng, dẫn tới phá vỡ sự đoàn kết, nhất trí. Một bộ phận số ít ngƣời vẫn chƣa thực sự hài lòng về phƣơng thức lãnh đạo cũng nhƣ cá biệt muốn tƣ lợi cá nhân mà nhiều lúc không quan tâm đến tập thể, một số trƣờng hợp làm mất uy tín đối với ngƣời dân, ảnh hƣởng không nhỏ đến hình ảnh "phục vụ dân" của cơ quan.