Văn hóa hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớ cở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại sở tài chính hải dương (Trang 34 - 37)

cấp tỉnh

Văn hoá hành chính phục vụ tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung và ở cấp tỉnh nói riêng chỉ là một nội dung trong văn hóa hành chính và đƣợc hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của cán bộ công chức nhà nƣớc với nhau và với đối tƣợng giao tiếp là các công dân nhằm phát huy tối đa năng lực của những ngƣời tham gia giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

Khác với văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa trƣờng học, nói đến văn hoá hành chính phục vụ ở các cơ quan hành chính nhà nƣớc tức là nói đến văn hoá của tổ chức đặc thù, có giới hạn không gian là các cơ quan nhà nƣớc và đối tƣợng thực hành là cán bộ công chức (CBCC). Cơ quan hành chính là một tập hợp có tổ chức dựa trên quan hệ thứ bậc: cấp trên - cấp dƣới, thành viên - thành viên, thành viên - nhân dân, (đây chính là mối quan hệ ràng buộc của 3 nhóm yếu tố: quyền lực - phục tùng; nhu cầu - phục vụ; hiệu lực - hiệu quả. Chính vì môi trƣờng văn hóa hành chính tại các cơ quan hành chính là một môi trƣờng văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọi hoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng nhƣ đối với công dân với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công nên các CBCC có thể dễ bị tha hóa, dẫn tới quan liêu, cửa quyền, vô cảm với dân…Chính vì vậy, việc hình thành các chuẩn mực và thói quen cho các

CBCC là một việc làm rất cần thiết, tạo nên những giá trị vô hình của tổ chức, cơ quan CBCC đang làm việc.

Mỗi công sở là một thế giới thu nhỏ với các cơ cấu, chuẩn mực quy tắc hoạt động, giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Với mỗi cơ quan hành chính, công sở có một nền văn hoá tồn tại, có thể tồn tại một cách vô ý thức. Khi đặt chân vào bất kỳ cơ quan, công sở nào, chúng ta thƣờng nhận thấy một sắc thái đặc trƣng riêng của nó qua một loạt các biểu hiện hành vi, ngôn ngữ, cách trang trí và bố trí nơi làm việc, cung cách làm việc và sự ứng xử giữa cán bộ với ngƣời dân trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy, mọi tổ chức hành chính có thể biểu hiện ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp, gây ấn tƣợng hay một hình ảnh xấu nào đó với ngƣời dân…đều qua cách xử lý cách công việc, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình làm việc. Hình ảnh tốt hay xấu của tổ chức đều có thể nhìn nhận thấy qua các cán bộ công chức viên chức, đặc biệt là những CBCC đang giữ vị trí then chốt trong cơ quan, họ là những ngƣời phản ánh chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Ngày 8/11/2011, Thủ tƣớng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP "Ban hành chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020". Hai trong số ba trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn mƣời năm tới là: xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công. Để thực hiện đƣợc điều này, đội ngũ CBCC, viên chức phải thực sự làm việc hăng say, gắn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung, đƣa đƣờng lối chính sách của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nƣớc vào đời sống nhân dân.

Cơ quan hành chính là bộ mặt của Nhà nƣớc, của nhân dân. Tại đó mọi phép tắc luật lệ phải đƣợc tuân thủ. Là một cơ quan hành chính Nhà nƣớc nói

chung và cơ quan Nhà nƣớc ở cấp tỉnh nói riêng thì văn hóa hành chính phục vụ cần phải đƣợc quan tâm, hƣớng tới xây dựng và phát triển một hệ thống hành chính hiện đại, văn minh nhƣng vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ là một bộ phận của văn hóa tổ chức với không gian là các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Vai trò của văn hóa hành chính, văn hóa hành chính phục vụ chính là động lực cho sự phát triển đất nƣớc, thiết lập các mối quan hệ trong cơ quan, nâng cao hiệu quả điều hành hành chính, góp phần nâng cao nâng suất lao động của các cán bộ CCVC...Việc phát triển văn hóa hành chính phục vụ không chỉ đem lại giá trị to lớn đối với sự phát triển văn hóa hành chính ở một cơ quan nhà nƣớc, mà còn đem lại những tác động to lớn đối với những chủ thể mà văn hóa hành chính phục vụ hƣớng tới, đó là "phục vụ dân". Bởi vậy, việc duy trì, hoàn thiện những yếu tố cấu thành nên văn hóa hành chính phục vụ sẽ có tác động đem lại niềm tin của ngƣời dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc nói chung, lãnh đạo tỉnh nói riêng. Do đó, việc phân tích thực trạng văn hóa hành chính phục vụ tại một cơ quan nhà nƣớc; xác định nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém để đề ra các giải pháp là một nhiệm vụ quan trọng và thiết thực.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ TẠI SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa hành chính phục vụ tại sở tài chính hải dương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)