Xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân sinh khố

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến bột đạm từ sinh khối artemia bằng phương pháp sử dụng enzyme protease (Trang 27 - 32)

M Ở ĐẦU

2.2.2.1. Xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân sinh khố

khối Artemia bằng enzyme protease

Để có thể tìm được các điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân sinh khối

Artemia bằng enzyme protease của hãng Novo - Đan Mạch, tiến hành các thí nghiệm như sau:

* Chọn loại enzyme protease thích hợp cho quá trình thủy phân

Tiến hành bố trí thí nghiệm chọn lọai protease phù hợp cho quá trình thủy phân sinh khối Artemianhư sau:

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn loại protease thích hợp cho quá trình thủy phân Artemia Xử lý Thủy phân - Tỷ lệ enzyme: 0,3% - t0: 500C - Tỷ lệ nước: 5%

- pH tự nhiên của Artemia tươi

Các loại protease: - Neutrase - Flavourzyme - Protamex Phân tích Chọn enzyme thích hợp

Từ sơ đồ bố trí thí nghiệm này, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thủy phân sinh khối Artemia bằng các loại enzyme protease khác nhau trong điều kiện cố định các thông số: nhiệt độ, pH, tỷ lệ nước bổ sung, tỷ lệ enzyme bổ sung. Sau các thời điểm 0; 2; 4;…; 10 giờ lấy mẫu phân tích: đánh giá cảm quan và xác định một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ đó lựa chọn loại enzyme thích hợp cho quá trình thủy phân.

* Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân

Bố trí thí nghiệm chọn nhiệt độ phù hợp cho quá trình thủy phân như sau:

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn nhiệt độ thích hợp cho quá trình thủy phân

Từ sơ đồ bố trí thí nghiệm này, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thủy phân

Artemia bằng protease đã lựa chọn ở các nhiệt độ thủy phân khác nhau (nhiệt độ thường (300C); 450C; 500C; 550C) với các thông số cố định như: pH, tỷ lệ nước bổ sung, tỷ lệ enzyme bổ sung. Sau các thời điểm 0; 2; 4;…; 10 giờ lấy mẫu đánh giá cảm quan và phân tích một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ đó lựa chọn nhiệt độ thích hợp cho quá trình thủy phân. Protease đã lựa chọn Artemia Xử lý Thủy phân - Tỷ lệ enzyme: 0,3% - Tỷ lệ nước: 5% - pH tự nhiên - t0 khác nhau: 300C; 450C; 500C; 550C Phân tích

* Xác định ảnh hưởng của pH đến quá trình thủy phân

Để chọn được pH phù hợp cho quá trình thủy phân sinh khối Artemia, tiến hành bố trí thí nghiệm như sau:

Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn pH thích hợp cho quá trình thủy phân

Từ sơ đồ bố trí thí nghiệm này, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thủy phân 4 mẫu sinh khối Artemia ở các pH khác nhau trong điều kiện cố định các thông số khác như: nhiệt độ, tỷ lệ enzyme: 0,3%, tỷ lệ nước bổ sung: 5%. Sau các thời điểm 0; 2; 4;…; 10 giờ lấy mẫu đánh giá cảm quan và phân tích một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ đó lựa chọn pH thích hợp cho quá trình thủy phân.

* Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ enzyme đến quá trình thủy phân

Để chọn được tỷ lệ enzyme phù hợp cho quá trình thủy phân sinh khối

Artemia, tiến hành bố trí thí nghiệm như sau:

Protease đã lựa chọn Artemia Xử lý Thủy phân - t0đã chọn - Tỷ lệ enzyme: 0,3% - Tỷ lệ nước: 5% - pH khác nhau: 6; 6,5; 7; 7,5 Phân tích Chọn pH thích hợp

Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ enzyme bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân

Từ sơ đồ bố trí thí nghiệm này, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thủy phân 4 mẫu thí nghiệm sinh khối Artemiaở các tỷ lệ enzyme khác nhau trong điều kiện cố định các thông số khác như : nhiệt độ, pH, tỷ lệ nước bổ sung. Sau các thời điểm 0; 2; 4;…; 10 giờ lấy mẫu đánh giá cảm quan và phân tích một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ đó lựa chọn tỷ lệ enzyme bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân.

* Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nước bổ sung đến quá trình thủy phân

Để chọn được tỷ lệ nước bổ sung phù hợp cho quá trình thủy phân sinh khối

Artemia, tiến hành bố trí thí nghiệm như hình 2.6. Từ sơ đồ bố trí thí nghiệm này, đề tài sẽ tiến hành 4 mẫu thủy phân sinh khối Artemiaở các tỷ lệ nước bổ sung khác nhau trong điều kiện cố định các thông số khác như: nhiệt độ, pH, tỷ lệ enzyme. Sau các thời điểm 0; 2; 4;…; 10 giờ lấy mẫu đánh giá cảm quan và phân tích một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ đó lựa chọn tỷ lệ nước bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân.

Protease đã lựa chọn Artemia Xử lý Thủy phân - t0đã chọn - pH đã chọn - Tỷ lệ nước: 5% - Tỷ lệ enzyme: 0,1%; 0,2%, 0,3%; 0,4% Phân tích Chọn tỷ lệ enzyme

Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ nước bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân

* Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ ethanol bổ sung thích hợp cho quá trình phòng thối

Trong quá trình thủy phân thịt cá nói chung và protein từ động vật thủy sản khác bằng phương pháp sử dụng enzyme protease thường xảy ra hiện tượng phân hủy các hợp chất có chứa nitơ tạo ra NH3 gây thối hỗn hợp thủy phân. Vì thế quá trình thủy phân phải sử dụng các chất phòng thối. Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu khác chúng tôi chọn ethanol là tác nhân phòng thối. Để chọn được tỷ lệ ethanol thích hợp cho quá trình phòng thối, tiến hành bố trí thí nghiệm như hình 2.7. Từ sơ đồ bố trí thí nghiệm này, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu thủy phân 4 mẫu sinh khối Artemia ở các tỷ lệ ethanol bổ sung khác nhau trong điều kiện cố định các thông số khác như: nhiệt độ, pH, tỷ lệ enzyme và tỷ lệ nước bổ sung. Sau các thời điểm 0; 2; 4;…; 10 giờ lấy mẫu đánh giá cảm quan và phân tích một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ

Protease đã lựa chọn Artemia Xử lý Thủy phân - t0đã chọn - pH đã chọn - Tỷ lệ enzyme đã chọn - Tỷ lệ nước: 0%; 5% ; 10%; 15% Phân tích Chọn tỷ lệ nước thích hợp

Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ ethanol bổ sung thích hợp

* Xác định thời gian thủy phân

Để xác định thời gian thủy phân chúng tôi tiến hành thí nghiệm thủy phân sinh khối Artemia bằng enzyme protease ở các điều kiện đã lựa chọn ở trên. Sau các khoảng thời gian: 2, 4, …, 20 h thủy phân, lấy mẫu đánh giá cảm quan và phân tích một số chỉ tiêu hóa học như hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng peptid, hàm lượng Naa và NNH3. Từ đó lựa chọn tỷ lệ thời gian thích hợp cho quá trình thủy phân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế biến bột đạm từ sinh khối artemia bằng phương pháp sử dụng enzyme protease (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)