CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3. XÂY DỰNG BỘ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH DOANH
2.3.2. Các chỉ tiêu tƣơng đối
2.3.2.1. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Nhóm chỉ tiêu này cho phép ta thấy rõ được một cách tổng quát về hiệu quả kinh doanh hay nói cách khác là khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được tình trạng tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu tài chính để sử dụng vốn có hiệu quả, ngăn ngừa rủi ro và hoạch định chiến lược kinh doanh trong tương lai.
a.Sức sinh lời của doanh thu (ROS)
Sức sinh lời của
doanh thu thuần (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Xét về tổng thể, tỷ số này càng cao càng tốt nhưng không phải lúc nào giá trị của nó càng cao là tốt vì cần phải xem xét về giá bán của sản phẩm hay dịch vụ. Nếu tỷ suất này cao vì giá thành giảm thì đó là tín hiệu tốt nhưng nếu tăng do giá thành tăng trong điều kiện cạnh tranh không đổi thì bất lợi vì tính cạnh tranh của doanh nghiệp về lâu dài sẽ giảm làm cho doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm theo. Do đó, để đánh giá chỉ tiêu này được chính xác, ta cần phải so sánh với các năm trước và so sánh chỉ tiêu này với chỉ tiêu ngành.
b. Khả năng sinh lời của tài sản
Khi phân tích sức sinh lời của tài sản, cần tập trung phân tích hai yếu tố: sức sinh lời của tài sản và sức sinh lời kinh tế của tài sản.
Sức sinh lời của tài sản
(ROA) =
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ tài sản bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lợi của tài sản càng lớn, hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại.
Hay ROA được chia thành 2 bộ phận là sức sinh lời của doanh thu và vòng quay của tổng tài sản qua phương trình Dupontnhư sau:
Lợi nhuận
= Lợi nhuận X Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
Như vậy ROA ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: sức sinh lời của doanh thu và vòng quay của tổng tài sản. Muốn tăng ROA ta có thể tăng một hoặc hai yếu tố trên.
Để cải thiện sức sinh lời của doanh thu, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu. Trong trường hợp này cần chú trọng vào việc kiểm soát chi phí để gia tăng thành phần tỷ suất lợi nhuận trong ROA hoặc tăng giá bán. Tuy nhiên tăng giá bán thường gặp khó khăn do sức ép của cạnh tranh. Theo phân tích trên nếu doanh nghiệp cắt giảm chi phí thì có thể hy sinh các hoạt động đầu tư trong tương lai như chi phí nghiên cứu phát triển, thay đổi phương pháp khấu hao. Điều này cải thiện được lợi nhuận hoạt động trong kỳ nhưng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, mất thị phần và giảm khả năng sinh lợi trong tương lai. Doanh nghiệp cũng có thể cắt giảm chi phí trong năm bằng cách cắt giảm chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị trong năm, điều này cải thiện được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có thể dẫn đến phải tiêu tốn nhiều chi phí sửa chữa hoặc phải thay thế máy móc thiết bị trong tương lai.
Muốn tăng vòng quay tổng tài sản, doanh nghiệp có thể giảm lượng tài sản ở mức thấp hơn, trong khi vẫn duy trì hoặc tăng doanh thu như: có kế hoạch thúc đẩy việc thu hồi công nợ để giảm các khoản phải thu, giảm mức tồn kho công cụ, hàng hoá…đồng thời sắp xếp lại máy móc để loại bỏ bớt máy móc thiết bị không cần
thiết…như vậy giảm bớt giá trị tài sản sẽ thực hiện được. Nếu ROA quá lớn sẽ chứa đựng nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải so sánh chỉ số này giữa các kỳ hạch toán với nhau để theo dõi sự di chuyển của tài sản và so sánh với các công ty cùng ngành để thấy được hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Sức sinh lời kinh tế của tài sản
Tỷ số sức lời kinh tế của tài sản
(BEP) =
Lợi nhuận trước thuế và lãi
x 100 Bình quân giá trị tổng tài sản
Ý nghĩa: chỉ số này là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Nó thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, cụ thể là: nếu BEP cao hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên huy động vốn vay từ bên ngoài vì lúc đó nợ sẽ làm tăng thu nhập trên vốn CSH nhiều lần, nếu BEP thấp hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên ưu tiên tài trợ bằng vốn CSH
d. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó:
Vốn chủ sở hữu bình quân = (Số vốn chủ sở hữu hiện có đầu kỳ + Số vốn chủ sở hữu hiện có cuối kỳ)/2
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn CSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Có thể nói, trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu.
Để phân tích chỉ tiêu này một cách thấu đáo, các nhà quản trị tài chính thường vận dụng công thức Dupont trong các phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Công thức Dupont cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng, bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc triển khai chỉ tiêu ROE. Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản như sau:
Lợi nhuận ròng
= Lợi nhuận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Hay ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Khi khai triển chỉ tiêu ROE ở trên ta nhận thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính: yếu tố thứ nhất là sức sinh lời của doanh thu - là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp; yếu tố thứ hai là vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản) - là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp; yếu tố thứ ba là hệ số nợ - là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tăng ROE, doanh nghiệp có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Ba là, doanh
hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Để phân tích sâu hơn ta có thể sử dụng công thức Dupont được triển khai dưới dạng mở rộng:
Hay
Dạng thức mở rộng của công thức Dupont giúp doanh nghiệp nhìn sâu hơn vào những yếu tố cấu thành nên ROE. Rõ ràng là ROE chịu sự tác động bởi những yếu tố tài chính sau:
Bố trí cơ cấu tài sản: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc phần nào vào chính sách phân bổ vốn đầu tư vào loại tài sản nào, thời điểm nào là hợp lý. Bố trí cơ câu tài sản hợp lý sẽ làm cho nguồn vốn không bị lãng phí, mất hiệu quả.
Cơ cấu vốn hay hệ số đòn bẩy tài chính: Việc sử dụng vốn vay ảnh
hưởng rất lớn tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta hãy xét sự ảnh hưởng của lãi vay tới ROE bằng công thức sau đây:
ROE = [BEP + Đòn bẩy tài chính (BEP - r)](1-t)
Trong đó: BEP: sức sinh lời kinh tế của tài sản Đòn bẩy tài chính = Vốn vay/Vốn CSH r: Lãi vay
t: thuế TNDN
Nếu BEP lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên, doanh nghiệp nên vay thêm để mở rộng qui mô kinh doanh. Nếu BEP nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc vay nợ sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp hạn chế vay thêm vốn và nên sử dụng bằng vốn tự có.
Quản lý các hoạt động kinh doanh khác: Nếu lợi nhuận từ các hoạt động
kinh doanh khác tăng sẽ giúp ROE tăng lên.
Quản lý chi phí hợp lý hợp lệ: Lợi nhuận của Công ty chịu sự ảnh hưởng
rất lớn của việc quản lý các loại cho phí như chi phí thuế, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp…Nếu một trong các loại chi phí đó tăng cao sẽ khiến ROE giảm xuống
Hiệu suất sử dụng tài sản: Vòng quay vốn lưu động cao sẽ ảnh hưởng tốt
đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau sẽ có vòng quay vốn lưu động khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Để tăng chỉ số này, doanh nghiệp cần
phải quản lý chi phí chặt chẽ sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất để đạt được kết quả cao nhất. Những chi phí đó là: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí tài chính, chi phí thuế (thuế TNDN)
2.3.2.2. Những chỉ tiêu phân tích
+ Vòng quay tài sản
Số vòng quay của tổng tài sản = Tổng số doanh thu thuần trong kỳ Tổng tài sản bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Số vòng quay của tài sản cho biết: trong kỳ kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của tài sản càng cao và ngược lại.
+ Cơ cấu vốn
Để có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, ta xét đến một số tỷ trọng sau:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
trong tổng số nguồn vốn =
Vốn chủ sở hữu
x 100 Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu càng cao. Điều này có nghĩa sự độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn =
Nợ phải trả
x 100 Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay càng cao. Điều này có nghĩa sự độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại.
Tỷ trọng tổng nợ
trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
x 100 Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này thể hiện về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì tỷ lệ này khá cao do phần vốn để đầu tư vào cơ sở vật chất ban đầu rất lớn.
Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn vay thì giá trị của doanh nghiệp dùng vốn vay sẽ được tăng thêm nhờ nguồn giảm trừ thuế, nhưng sẽ gánh rủi ro tài chính, mà rủi ro này sẽ tăng theo tỉ lệ nợ. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng đến một ngưỡng nhất định, rồi giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần. Để tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Để đi đến một quyết định vay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét ở nhiều khía cạnh sao cho hiệu quả đạt được tối đa mà tránh được rủi ro. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp:
- Đặc điểm của tài sản: đặc điểm của ngành nghề, tài sản cho ta thấy rõ sự khác biệt trong cơ cấu vốn. Những ngành vận tải, xây dựng và bất động sản là những ngành sử dụng nhiều nợ vay nhất.
- Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là yếu tố cần tính đến khi quyết định tỷ lệ nợ. Đối với một công ty mới thành lập và mức độ tiêu thụ sản phẩm hay thị trường dịch vụ chưa ổn định thì sẽ rất rủi ro nếu vốn vay chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nếu một công ty lớn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh với sản phẩm hay dịch vụ được tiêu thụ ổn định thì việc tăng thêm nguồn vốn vay là rất cần thiết để tăng cường năng lực sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao hiệu
- Chính sách thuế cũng có ảnh hưởng đến nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên.
- Quan điểm của Ban Giám đốc cũng ảnh hưởng đến các quyết định về cơ cấu vốn. Nhiều nhà quản lý bảo thủ nên sử dụng ít nợ vay trong khi những nhà quản lý khác năng động hơn sẵn sàng sử dụng nhiều nợ hơn để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Cơ cấu tài sản
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản =
Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng lớn, số vốn huy động vào tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại
Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng số tài sản =
Tài sản dài hạn Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng lớn, số vốn huy động vào tài sản dài hạn càng cao và ngược lại.
Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng số tài sản =
Tài sản cố định Tổng tài sản
Chỉ số này càng lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện ổn định để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, do TSCĐ có đầu tư ban đầu lớn vì được sử dụng trong thời gian dài nên trong giai đoạn mới đầu tư, hiệu quả kinh doanh thường rất thấp.
+ Vòng quay phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần bán hàng Bình quân các khoản phải thu
Ý nghĩa: Số vòng quay các khoản phải thu càng cao, doanh nghiệp thu tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh
nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong kinh doanh và có thể doanh