Giá cho thuê trung bình của căn hộ dịch vụ từ năm 2010 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển giảng võ (Trang 90 - 104)

(Nguồn:http://cafef.vn)

Một số công ty nước ngoài có xu hướng cắt giảm ngân sách thuê nhà cho cán bộ chuyên gia nước ngoài. Khi bị cắt giảm, họ thường tìm đến các căn hộ tư nhân tại những chung cư cao cấp với giá rẻ hơn. Đây là điều bất lợi khiến thị trường cho thuê căn hộ ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt.

5.1.2. Định hƣớng phát triển công ty TNHH Phát triển Giảng Võ 5.1.2.1. Mục tiêu chung 5.1.2.1. Mục tiêu chung

Trong dài hạn, Công ty cần nâng cao tính cạnh tranh của tòa nhà trên thị trường không những về cơ sở vật chất mà còn về chất lượng dịch vụ. Như vậy mục tiêu của Ban quản trị tòa nhà là:

- Toà nhà cần phải được cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, thay mới hoặc sửa chữa máy móc, trang thiết bị, đồ đạc trong căn hộ … để thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

- Nghiên cứu xây dựng một số dự án nhằm tăng tiện ích cho tòa nhà như sân gôn mini, phòng tập yoga…Các tiện ích này sẽ giúp toà nhà tăng sự hấp dẫn đối với khách hàng và sẽ gia tăng doanh thu đối với mảng dịch vụ cho Công ty

- Để cạnh tranh với những khu căn hộ mới và hiện đại với tên tuổi khá nổi như Kangnam, Lotte, Crowne Plaza…thì việc xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ tên tuổi của tòa nhà tới thị trường là vô cùng cần thiết. Có như vậy, toà nhà mới có thể tìm kiếm được những khách hàng mới và mở rộng thị trường.

- Thúc đẩy hoạt động marketing, xây dựng hệ thống đại lý môi giới nhằm tăng tỷ lệ cho thuê, tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.

- Chất lượng dịch vụ luôn là điều kiện tiên quyết để giữ chân khách hàng và thu hút khách thuê. Do đó nhiệm vụ của Ban Giám đốc phải xây dựng được một dịch vụ tiêu chuẩn cho khách thuê.

- Xây dựng môi trường làm việc và bộ máy quản lý chuyên nghiệp.

- Để đảm bảo doanh thu, tăng lợi nhuận, Công ty có thể xem xét, nghiên cứu khả năng cho thuê ngắn hạn với các dịch vụ đi kèm như khách sạn.

5.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện những mục tiêu trên, Ban Quản trị cần phải triển khai những công việc cụ thể, đó là:

- Tìm kiếm nguồn tài chính phục vụ cho công tác cải tạo, nâng cấp, xây dựng

một số hạng mục mới cho toà nhà.

- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tổ chức sự kiện hoặc tham gia vào các

hiệp hội nhà cửa của các tổ chức nước ngoài tại Hà Nội

- Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, năng động, am hiểu thị trường. - Xây dựng qui trình quản lý hoạt động và tài chính chặt chẽ kết hợp với công

tác kế toán quản trị nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

- Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ,

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIẢNG VÕ DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIẢNG VÕ

Qua phân tích về thực trạng tài chính và sự tác động của tài chính đến hiệu quả kinh doanh, yếu tố tài chính luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty chỉ có thể phát triển trên nền tảng tài chính vững chắc. Những giải pháp được đặt ra trên cơ sở khắc phục những mặt hạn chế hiện tại về tài chính. Có như vậy Công ty mới sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả, tạo đà phát triển trong tương lai. Những giải pháp Công ty cần phải thực hiện là:

5.2.1. Cổ phần hoá để huy động vốn bằng nguồn vốn cổ phần

Để cải tạo, nâng cấp tổng thể tòa nhà, tăng tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có một nguồn vốn nhất định. Hiện tại Công ty vẫn còn khoản nợ dài hạn khá lớn nên việc thế chấp tài sản để vay thêm vốn ngân hàng là rất khó. Con đường ngắn nhất có thêm nguồn vốn để thực hiện dự án đó là huy động vốn cổ phần từ các cổ đông. Như vậy, Công ty phải tiến hành cổ phần hoá. Ưu điểm của việc tài trợ bằng nguồn cổ phần là vốn được tài trợ bởi chủ sở hữu của các doanh nghiệp do đó đây là nguồn vốn khá chắc chắn. Hơn nữa, Công ty không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức nếu Công ty làm ăn không có lãi bởi cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế. Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của HĐQT. Như vậy nó sẽ giúp Công ty chủ động trong việc sử dụng vốn vì các cổ đông đều xem đó là vốn của mình. Ngoài ra, với nguồn vốn này, Công ty không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của các chủ sở hữu. Khi sử dụng vốn tự có và vốn huy động cổ phần, Công ty nên tập trung cho việc đầu tư vào tài sản cố định đảm bảo một tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư. Nếu vốn tự có và vốn cổ phần chiếm một tỷ lệ quá cao trong tổng kinh phí vốn đầu tư có thể dẫn đến lợi nhuận trên vốn tự có giảm mặc dù mức độ độc lập của Công ty cao hơn và Công ty có nhiều cơ hội để quyết định kinh doanh, đầu tư hơn.

5.2.2. Cân đối nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn

Lượng vốn lưu động thường xuyên của Công ty không ổn định. Do vậy, cần phải cân đối nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn sao cho không bị thiếu hụt hoặc không quá dư thừa vốn lưu động thường xuyên. Nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng Công ty mất thanh khoản trong ngắn hạn, nếu dư thừa sẽ gây lãng phí chi phí vốn. Để cân đối ngồn vốn hiệu quả, kế toán phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ luồng tiền vào ra, từ đó lên kế hoạch cân đối thu chi, trả nợ vốn vay và dự phòng những khoản chi đột xuất. Ngoài ra, những biện pháp sau cũng rất có hiệu quả giúp Công ty cân đối nguồn vốn, cụ thể là:

- Công ty cần xem xét đàm phán để điều chỉnh lại kỳ hạn nợ từ nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng chậm lại, cắt giảm tiến độ đầu tư mới, thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện khả năng sinh lời, từ đó, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu.

- Trường hợp vốn lưu động thường xuyên bị thiếu hụt lớn, việc cải thiện thường đòi hỏi phải huy động những nguồn vốn dài hạn nhanh chóng để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là phải phát hành cổ phiếu để trả bớt nợ đến hạn hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần.

- Nhằm ngăn ngừa tình trạng mất cân đối tài chính trong tương lai, Công ty cần lập kế hoạch tài chính dài hạn nhằm thực hiện cân đối dòng tiền trong dài hạn, thực hiện phân tích tình huống nhằm kiểm tra khả năng cân đối tài chính trong những bối cảnh ngành và nền kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó, trong các dự án đầu tư cần xem xét sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn.

- Tiến hành tính toán, đưa ra một số các kịch bản đối với cấu trúc vốn để tìm ra một tỷ lệ tối ưu nhất

5.2.3. Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh nhưng cũng chứa đầy rủi ro. Các nhà quản trị thường có xu hướng sử dụng đồng vốn một cách an toàn, nghĩa là sử dụng vốn CSH ở mức cao nhất có thể.

Tuy nhiên, với lãi suất cho vay hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay, Công ty có thể tính toán dòng tiền, nghiên cứu tình hình thị trường và dự báo khả năng doanh thu đạt được để sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức nào là có lợi nhất.

5.2.4. Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ

Để đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh, Công ty cần triển khai các biện pháp quản lý và thu hồi công nợ chặt chẽ sao cho việc thu hồi công nợ được đảm bảo mà vẫn giữ chân được khách hàng. Qui trình quản lý và thu hồi công nợ cần tuân theo những bước sau:

- Xây dựng hạn mức tín dụng bao gồm: Quy định về thời gian được phép nợ; đối tượng nào được phép nợ; đối tượng nào không được phép nợ.

- Sát sao trong việc thu nợ. Công ty phân công nhân viên chuyên trách theo dõi quản lý công nợ gửi thư, email hoặc sắp xếp một cuộc hẹn để trao đổi và nhắc nợ, đàm phán với khách nợ khéo léo để thu hồi nợ thành công.

- Đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng.

- Trường hợp khách hàng cố tình chây ỳ, không trả nợ thì xem xét khả năng kiện ra tòa, bán nợ cho bên thứ ba hoặc trích lập dự phòng và xóa nợ.

5.2.5. Đầu tƣ ngắn hạn nhằm tận dụng tối đa số tiền nhàn rỗi

Nhằm tận dụng tối đa số tiền nhàn rỗi trong tài khoản ngân hàng, Công ty cần lập dự toán và kế hoạch để thực hiện hoạt động đầu tư ngắn hạn như gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc đầu tư cổ phiếu, trái phiếu…Muốn vậy, Công ty phải thiết lập thêm một bộ phận cán bộ chuyên trách về các hoạt động đầu tư. Những cán bộ này phải được đào tạo bài bản, có sự nhạy bén trong kinh doanh để đầu tư khoản vốn nhàn rỗi đúng hướng và có hiệu quả.

5.2.6. Quản lý chi phí hiệu quả

Do phải cạnh tranh nên các toà nhà tại Hà Nội đua nhau giảm giá thuê nhằm nâng cao tỷ lệ thuê và thu hút khách hàng. Giảm giá sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận nên việc giảm chi phí quản lý và dịch vụ là một trong những biện pháp để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Công ty cần quản lý chi phí chặt chẽ, xây dựng định mức

chuẩn của chi phí cho từng hạng mục nhằm tránh lãng phí. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí cũng cần xem xét thận trọng vì có thể làm giảm chất lượng dịch vụ. Vì vậy việc cắt giảm chi phí là giải pháp được thực hiện trong ngắn hạn. Một số biện pháp chủ yếu trong quản lý chi phí như sau:

- Trước hết, Công ty phải xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không

cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một chi phí nào đó trước mắt có thể là không cần thiết nhưng về lâu dài chi phí ấy lại là một đầu tư để tạo ra những giá trị gia tăng trong tương lai. Ví dụ chi phí đào tạo hay lương thưởng cho nhân viên có năng lực và làm việc hiệu quả chẳng hạn. Như vậy, cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của Công ty.

- Công ty cần sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.

- Công ty xem xét chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể. Mặt khác, Công ty cũng cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trưởng. Khi đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau:

+ Các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác trong Công ty?

+ Các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí tương tự của các đối thủ cạnh tranh?

+ Mức chi phí nào là cần thiết để trợ giúp các mục tiêu tăng trưởng dự định và đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng?

- Công ty cần xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Việc thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức hiệu quả luôn là những điều kiện tiên quyết cho hoạt động cắt giảm chi phí hiệu quả nhất.

- Xây dựng qui trình quản lý chi phí chặt chẽ và phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

5.2.7. Quản lý doanh thu

Hàng năm, các bộ phận liên quan, đặc biệt là bộ phận kinh doanh phải nghiên cứu thị trường, dự báo chính xác doanh thu, phân tích sự biến động của doanh thu để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

5.2.8. Xây dựng và đào tạo đội ngũ kế toán chuyên nghiệp

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên kế toán tài chính có trình độ tay nghề cao, vốn hiểu biết sâu rộng về kế toán và tài chính và đặc biệt phải có tâm huyết với nghề. Đào tạo nhân viên giỏi trong quản lý tài chính là việc Công ty cần chú trọng phát triển. Định kỳ các nhân viên trong bộ phận kế toán cần được tập huấn để cập nhật các chính sách, qui định của nhà nước. Hàng năm, Công ty cần cử nhân viên đi học các lớp đầu tư tài chính tại các trung tâm uy tín nhằm nâng cao trình độ và tay nghề cho nhân viên.

5.3. KIẾN NGHỊ

5.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc

5.3.1.1. Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn. Điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hơn nữa để thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có như vậy thì những doanh nghiệp cho thuê bất động sản mới có cơ hội để phát triển thị trường

5.3.1.2. Xem xét và ƣu tiên một số loại hình kinh doanh đƣợc giao dịch bằng ngoại tệ

Theo qui định của Chính phủ, hiện tại Công ty không được phép niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình

đại diện…nên giao dịch chủ yếu bằng ngoại tệ. Chính vì vậy, Nhà nước cần xem xét ưu tiên một số ngành dịch vụ trong việc giao dịch bằng ngoại tệ để tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán cho khách hàng cũng như Công ty.

5.3.1.3. Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp

Chính phủ cần thúc đẩy công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh tế nguồn vốn do các doanh nghiệp đang nắm giữ. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý nguồn vốn và nguồn đất đai rất lớn tại các thành phố và vùng miền khác. Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hiệu quả kinh tế từ nguồn vốn này thậm chí làm thất thoát nguồn vốn, nảy sinh tiêu cực…Mặc dù công tác cổ phần hóa đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp quyết tâm thực hiện nhưng vẫn còn rất ì ạch và chậm trễ. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp mạnh hơn nữa để thực hiện triệt để quá trình này, nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đưa nền kinh tế nước ta vững vàng hội nhập với kinh tế quốc tế.

5.3.1.4. Phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển giảng võ (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)