Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viễn thông quảng bình (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê mô tả: Các dữ liệu thu thập có liên quan đến phát

triển NNL tại Viễn thông Quảng Bình được đánh giá theo các nội dung của công tác phát triển NNL tại Viễn thông Quảng Bình. Trong nội dung chương 3, luận văn đưa ra các thông tin chung về đặc điểm nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình và tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số trong quá trình quản lý nguồn nhân lực nhằm đánh giá tình hình phát triển NNL.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp là hai mặt của một

quá trình, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kì một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan về quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình. Tổng hợp có được nhờ những kết quả phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét có các nghiên cứu nào trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình đã được nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì? v.v... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các

phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế - xã hội, luận văn phân tích làm rõ thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu.

 Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và 4. Cụ thể: Phân tích tình hình quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình.

Phân tích các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình.

 Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 1, chương 3 và chương 4. Cụ thể:

Chương 1: Tổng hợp các định nghĩa, kiến thức về các nội dung, cơ sở lý luận của đề tài.

Chương 3: Từ thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình, luận văn khái quát thành những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình.

Chương 4: Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình được rút ra từ những hạn chế đã tổng hợp được từ chương 3.

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình

phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình. Tác giả so sánh công tác quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình với một số doanh nghiệp trong ngành Viễn thông. Phương pháp này là sự hỗ trợ cần thiết làm nổi bật tính logic. Đó là sự so sánh giữa đối tượng này với đối tượng khác trong những điều kiện, hoàn cảnh tương đối giống nhau.

Phương pháp so sánh cũng có thể dựa trên những vận động để tìm ra sự phát triển khác nhau của đối tượng khác nhau. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính đồng nhất giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, giữa loại hình này với loại hình khác.

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã dùng phương pháp này để so sánh số liệu về tình hình và kết quả quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình. Việc so sánh cho thấy tính hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực đối với hoạt động kinh doanh của Viễn thông Quảng Bình. Cũng như nhân rộng các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viễn thông quảng bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)