Khái quát về Viễn thông Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viễn thông quảng bình (Trang 43 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Viễn thông Quảng Bình

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viễn thông Quảng Bình

Ngày 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Tân Trào - Tuyên Quang đã thông qua Nghị quyết về công tác giao thông liên lạc: “Lập

Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ”. Đây là

một sự kiện lịch sử quan trọng, khởi nguồn cho sự ra đời của Bưu điện Việt Nam. Với ý nghĩa trọng đại đó, ngày 15/8/1945 đã được Đảng và Nhà nước ta cho phép lấy làm ngày truyền thống của Ngành Bưu điện. Kể từ tháng tám năm 1945 đến nay, Ngành Bưu điện đã trải qua những chặng đường đầy gian lao nhưng rất vinh quang. Các dấu mốc phát triển quan trọng đó là: Nha Bưu điện (1945); Nha Bưu điện - Vô tuyến điện (1951), Tổng cục Bưu điện, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện (1955); Tổng cục Bưu điện Truyền thanh (1962), Tổng cục Bưu điện (1968), Tổng cục Bưu điện thuộc Bộ Giao thông vận tải (1990), Tổng cục Bưu điện (1992), Bộ Bưu chính Viễn thông (2002), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2013), Bộ Thông tin và Truyền thông (2014),

Ngành Bưu điện ra đời với bề dày lịch sử của mình đã góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước.

Viễn thông Quảng Bình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành Bưu điện. Trong quá trình hình thành và phát triển, tuy có nhiều sự thay đổi về mô hình tổ chức nhưng Viễn thông Quảng Bình đã góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước kể cả thời chiến và thời bình.

Sau đây là tóm tắt một số mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Viễn thông Quảng Bình:

Ngày 21/1/1976 Tổng cục Bưu điện đã ban hành Quyết định số 136/QĐ hợp nhất 4 Ty Bưu điện Quảng Bình, Vĩnh Linh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thành B- ưu điện Bình Trị Thiên đóng trụ sở tại số 8, Hoàng Hoa Thám - Thành phố Huế, với

nhiệm vụ đảm bảo thông tin phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên với Trung ương.

Đến năm 1989, để phù hợp với tình hình mới, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ V đã quyết định phân chia tỉnh Bình Trị Thiên trở lại địa giới các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Ngày 30/6/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ký Quyết định số 617/QĐ về việc giải thể Bưu điện Bình Trị Thiên để thành lập 3 Bưu điện tỉnh mới, Bưu điện tỉnh Quảng Bình chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/7/1989. Ngày 01/01/2008, Viễn thông Quảng Bình tách ra khỏi Bưu điện tỉnh Quảng Bình và chính thức được thành lập theo Quyết định số 667/QĐ- TCCB/HĐQT ngày 06/12/2014 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Viễn thông Quảng Bình là doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Công ty Mẹ - Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam; có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.

Tên đơn vị: Viễn thông Quảng Bình

Tên tiếng Anh): QUANGBINH TELECOMMUNICATIONS Tên viết tắt: VNPT Quảng Bình.

Địa chỉ: Số 56, đường Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới. Điện thoại: 0232.3850296; Fax: 0232.3850678;

Website: vienthongquangbinh.com.vn

Chức năng nhiệm vụ của Viễn thông Quảng Bình được quy định theo Quyết định 131/QĐ-VNPT-HĐTV-NL ngày 31/5/2016 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viễn thông Quảng Bình, cụ thể:

 Tổ chức phát triển, xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng ngoại vị và cơ sở hạ tầng nhà trạm viễn thông trên địa bàn quản lý;

 Tổ chức lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông trên điọa bàn quản lý theo yêu cầu;

 Thực hiện vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa đối với: Hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch, truyền tải thu gom mạng truy nhập; mạng truyền dẫn nội tỉnh, mạng truyền tải thu gom; mạng chuyển mạch cố định nội tỉnh; mạng truy nhập;

 Tổ chức bảo dưỡng, bảo trì mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn được giao quản lý và thực hiện đảm bảo chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ theo đúng cam kết với khách hàng;

 Tổ chức khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông theo yêu cầu;

 Tổ chức phục vụ và đảm bảo thông tin kịp thời, an toàn cho các cơ quan Đảng, Chính phủ và chính quyền địa phương theo yêu cầu; Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong phạm vi được Tập đoàn cho phép và phù hợp với quy định của Pháp luật.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Quảng Bình

Mô hình tổ chức của Viễn thông Quảng Bình gồm 3 cấp: Ban Giám đốc (Giám đốc và Phó Giám đốc); Khối quản lý (các phòng, ban chức năng) và Đoàn thể (Văn phòng đảng ủy, Công đoàn); Khối sản xuất (Các Trung tâm Viễn thông huyện/ Thành phố, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm điều hành thông tin).

Cụ thể:

Ban Giám đốc: Điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Viễn thông Quản Bình và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về hoạt động của đơn vị.

Khối quản lý: Gồm 03 Phòng, Phòng Nhân sự Tổng hợp; Phòng Kế hoạch Kế toán; Phòng Kỹ thuật đầu tư.

Khối sản xuất kinh doanh: Gồm có Trung tâm Viễn thông Đồng Hới; Trung tâm Viễn thông Lệ Thủy; Trung tâm Viễn thông Quảng Ninh; Trung tâm Viễn thông Bố Trạch; Trung tâm Viễn thông Quảng Trạch; Trung tâm Viễn thông Tuyên Hóa; Trung tâm Viễn thông Minh Hóa; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trung tâm điều hành thông tin.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Viễn thông Quảng Bình

(Nguồn:[7, tr.2])

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh Viễn thông Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016

Là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viễn thông Quảng Bình là một khớp nối trong chuỗi cung cấp dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Trong những năm qua, Viễn thông Quảng Bình đã cố gắng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh đảm bảo sự phát triển năng động và giữ vững được uy tín, thị phần của VNPT trên địa bàn.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo của Phòng Kế hoạch Kế toán thì kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Viễn thông Quảng Bình đạt được những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:

Trung tâm Viễn thông Lệ Thủy Trung tâm Viễn thông Quảng Ninh Trung tâm Viễn thông Bố Trạch Trung tâm Viễn thông Quảng Trạch Trung tâm Viễn thông Tuyên Hóa Trung tâm Viễn thông Minh Hóa Trung tâm Công nghệ thông tin BAN GIÁM ĐỐC Phòng Nhân sự tổng hợp Phòng Kế hoạch Đầu Trung tâm điều hành thông tin Phòng Kỹ thuật đầu tƣ Trung tâm Viễn thông Đồng Hới

Bảng 3.1. Kết quả SXKD của Viễn thông Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 (Đơn vị: triệu đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trƣởng BQ

1 Doanh thu phát sinh 785 815 856 917 1000 6,3

2 Doanh thu thuần 730 766,5 816,5 886 977,5 7,6

3 Doanh thu được hưởng 455 481,5 515,5 571 655,5 9,6

4 Tổng chi phí 425 438 450 465 482 3,2

5 Lợi nhuận trước thuế 360 377 406 452 518 9,6

6 Lợi nhuận sau thuế 259,2 271,44 292,32 325,44 372,96 9,6

7 Thu nhập BQ/người/tháng 5,90 6,30 6,60 7,00 7,70 12,9

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kế toán - Viễn thông Quảng Bình)

Theo bảng 3.1 ta thấy, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của Viễn thông Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 tương đối cao. Cụ thể:

 Đối với chỉ tiêu doanh thu phát sinh: Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của các nhóm dịch vụ trong kết cấu doanh thu của toàn Viễn thông Quảng Bình. Tốc độ tăng trưởng trung bình của chỉ tiêu này giai đoạn 2012 - 2016 là 6,3%, trong đó tăng trưởng cao nhất là giai đoạn 2015 - 2016, với tốc độ tăng trưởng 9%.

 Chỉ tiêu doanh thu thuần: Trong kết cấu doanh thu phát sinh của Viễn thông Quảng Bình, doanh thu nhóm dịch vụ Tài chính bưu chính hàng năm luôn chiếm một tỷ trọng tương tương đối lớn. Nhưng do là đơn vị có tỷ lệ trả phiếu chuyển tiền cao hơn phát hành nên hiện tại doanh thu phân chia dịch vụ chuyển tiền của đơn vị mang dấu âm (-). Trong những năm gần đây tỷ lệ phát hành phiếu chuyển tiền nhiều hơn phiếu trả và do đơn vị đưa thêm một số dịch vụ mới vào kinh doanh (như dịch vụ thu hộ) nên tỷ lệ doanh thu phân chia giảm xuống, dẫn đến doanh thu thuần tăng cao. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần ở mức 7,6%.

bán hàng hoá sản phẩm, việc tập trung phát triển các dịch vụ truyền thống của ngành góp phần quan trọng trong việc việc thúc đẩy tăng doanh thu được hưởng. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng để xác định quỹ lương hàng năm của đơn vị. Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu doanh được hưởng ở mức 9,6%.

 Đối với chỉ tiêu chi phí: Tốc độ tăng trưởng chi phí của đơn vị thấp hơn tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu doanh thu phát sinh và doanh thu được hưởng, thể hiện đơn vị đã quản lý chi phí một cách tương đối hiệu quả. Việc giảm bán các loại thẻ viễn thông mà tập trung bán hàng các dịch vụ truyền thống góp phần giảm đáng kể chi phí giá vốn trong khi đó doanh thu thực lại tăng cao. Nếu như tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu doanh thu phát sinh qua các năm là 6,3%, tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu doanh thu thuần là 7,6% và tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu doanh thu được hưởng là 9,6% thì tốc độ tăng chi phí mới ở mức 3,2%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu càng lớn hơn tốc độ tăng chi phí thì doanh nghiệp làm ăn càng có hiệu quả.

 Chỉ tiêu lợi nhuận (trước thuế và sau thuế): là chỉ tiêu có tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong các nhóm chỉ tiêu của đơn vị. Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn vị sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sản xuất, nhằm nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Chỉ tiêu thu nhập BQ/người/tháng: tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm 12,9%, đạt mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung trên thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trình độ lao động của đơn vị khá cao. Đây là một trong những yếu tố động lực giúp người lao động yên tâm công tác lâu dài trong ngành, giúp đơn vị phát triển bền vững trong giai đoạn có nhiều khó khăn như hiện nay.

Khi xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí của Viễn thông Quảng Bình trong giai đoạn 2012 - 2016, nhận thấy hàng năm Đơn vị liên tục hoàn thành kế hoạch doanh thu phát sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên chi phí thực hiện qua các năm của Viễn thông Quảng Bình không giảm mà có phần tăng lên.

Tốc độ tăng chi phí qua các năm tại Viễn thông Quảng Bình là rất thấp, dao động trong khoảng từ 3-4%, trong khi đó mức biến động tương đối doanh thu tăng từ mức 3 tỷ đồng giai đoạn 2012-2013 lên mức 8,3 tỷ đồng ở giai đoạn 2015-2016.

Hệ số doanh thu/chi phí càng lớn hơn 1 và năm luôn cao hơn năm trước thể hiện được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng chi phí. Do thực hiện tốt kế hoạch doanh thu và quản lý chi phí một cách hiệu quả nên từ giai đoạn 2012 - 2016, hàng năm Viễn thông Quảng Bình tiết kiệm được từ 1,2 - 3,5 tỷ đồng chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Viễn thông Quảng Bình.

3.1.4. Đặc điểm nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình

- Đặc trưng của ngành BCVT là cung ứng dịch vụ nên khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất và diễn ra trên một không gian rộng lớn. Công nghệ, dây chuyền sản xuất, quy trình tác nghiệp giữa các đơn vị trực thuộc trong cả Tập đoàn tương đối đồng đều, được thực hiện một cách thống nhất theo một quy trình chuẩn chung.

Để đáp ứng yêu cầu đó, đặc thù của nhân lực tại Viễn thông Quảng Bình: - Quy mô nhân lực tại các Trung tâm Viễn thông chiếm tỉ trọng cao so với các ban chức năng.

- Số lượng lao động quản lý chiếm tỷ lệ thấp so với lao động trực tiếp tại Đơn vị.

- Được đào tạo bài bản về trình độ kỹ năng tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị.

- Có sức khỏe tốt để đáp ứng chức danh công tác.

3.1.4.1. Đặc điểm về quy mô và cơ cấu nhân lực *. Về quy mô nhân lực

Sự biến động tăng (giảm) số lượng lao động ở các đơn vị qua các năm phụ thuộc vào các điều kiện thị trường cụ thể của từng đơn vị. Trong những giai đoạn kinh doanh khác nhau, số lượng lao động định biên cho từng đơn vị là khác nhau, điều đó cho phép các đơn vị cơ sở thực hiện quản lý theo mục tiêu, đảm bảo ổn định thu nhập và đời sống của người lao động.

Theo số liệu hình 3.2, có thể thấy, quy mô nhân lực của Viễn thông Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 có xu hướng tăng qua các năm, trong đó, Trung tâm Viễn thông Đồng Hới là đơn vị chiếm tỉ trọng cao nhất.

Bảng 3.2. Quy mô CBCNV tại Viễn thông Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 theo đơn vị chức năng

(Đơn vị: người)

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Ban giám đốc 2 3 3 3 3 2 Phòng Nhân sự Tổng hợp 4 4 6 7 9 3 Phòng Kế hoạch Kế toán 9 10 12 13 16

Phòng Kỹ thuật đầu tư 27 27 28 28 30 4 Trung tâm Viễn thông Đồng Hới 21 21 21 23 24 5 Trung tâm Viễn thông Lệ Thủy 28 28 27 28 28 6 Trung tâm Viễn thông Quảng Ninh 22 22 21 23 23 7 Trung tâm Viễn thông Bố Trạch 18 18 16 17 18 8 Trung tâm Viễn thông

Quảng Trạch 22 22 24 24 24 9 Trung tâm Viễn thông Tuyên Hóa 12 15 12 12 12 10 Trung tâm Viễn thông Minh Hóa 12 13 11 11 12 11 Trung tâm Công nghệ thông tin 17 12 17 17 17 12 Trung tâm điều hành thông tin 15 17 20 20 19

Tổng cộng

209 212 218 226 235

(Nguồn: Báo cáo lao động qua các năm của Viễn thông Quảng Bình)

Việc tăng quy mô CBCNV của Viễn thông Quảng Bình trong giai đoạn 2012 - 2016 là để đáp ứng đòi hỏi đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của VNPT nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc thấp hơn mức tăng doanh thu trong cùng giai đoạn.

Hình 3.2. Thống kê quy mô CBCNV của Viễn thông Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 (ngƣời)

(Nguồn: Báo cáo lao động qua các năm của Viễn thông Quảng Bình)

Đơn vị thực hiện đúng các nguyên tắc quản trị, số lượng lao động quản lý trong toàn Đơn vị chỉ chiếm 7,2% trên tổng số lao động, điều này cho thấy việc quản lý lao động tại đơn vị tương đối hiệu quả, bộ máy tổ chức tinh gọn, phù hợp với quy mô SXKD hiện tại của Viễn thông Quảng Bình.

 Quản lý: bao gồm Giám đốc, các Phó giám đốc và các trưởng phòng ban chức năng.

 Lao động chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành phục vụ: là nhân viên viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại viễn thông quảng bình (Trang 43 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)