Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về khủng hoảng nợ công ở EU
3.1.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công châu Âu
3.1.2.1. Nguyên nhân sâu xa
Thứ nhất, là những bất hợp lý từ mô hình kinh tế thiên về dịch vụ tài chính ngân hàng và những bất cập trong mô hình quản lý của khối EU và Eurozone, thể hiện ở chỗ mỗi khi nền kinh tế suy thoái hoặc đất nƣớc có bầu cử thì nợ công lại tăng cao do các chính phủ không đƣa ra những giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời. Vấn đề nợ
công không đƣợc giải quyết triệt để, các yếu kém dần tích tụ khiến gánh nặng nợ công ngày càng chồng chất đến mức không thể ứng phó nổi nữa.
Thứ hai, là khi bƣớc sang thập kỷ 1990, ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhƣng chủ yếu dựa trên kẽ hở của thị trƣờng, thiên về đầu tƣ tài chính tạo nên những viễn cảnh giàu có “ảo” ở châu Âu và Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số ngƣời thất nghiệp tăng lên và sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống tài chính giúp cho nguồn tín dụng đƣợc cung ứng trên thị trƣờng ổn định hơn, do vậy, đã thúc đẩy hoạt động vay mƣợn và tăng trƣởng tín dụng với tốc độ cao. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất.
Thứ ba, là năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bùng phát, các nƣớc lại áp dụng chính sách cũ, tức là vay nợ để tài trợ cho các quỹ tín dụng doanh nghiệp, trợ cấp thất nghiệp trong khi trái phiếu các nƣớc phát hành để vay nợ đã đến kỳ trả nợ cả vốn lẫn lãi. Gánh nặng nợ nần tích tụ mấy chục năm qua của các nƣớc dƣờng nhƣ càng nặng hơn bao giờ hết. Dù nhận thức đƣợc bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về dịch vụ tài chính, nhƣng chính phủ vẫn không muốn từ bỏ thói quen sống với nền kinh tế “ảo”, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang “hấp hối”.
Thứ tư, là do vấn đề về cơ cấu nên EU có hạn chế về điều hành nền kinh tế của cả khối, các chính sách tiền tệ không đi cùng với chính sách tài khoá, nhất là chính sách cải cách thuế và lao động. EU có đề ra giới hạn mức nợ công và thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên nhƣng cơ chế quản lý, giám sát còn lỏng lẻo làm cho việc vay nợ của các quốc gia trở nên dễ dàng, không kiểm soát đƣợc. EU và ECB phản ứng quá chậm với các nền kinh tế khi gặp khủng hoảng.
Thứ năm, là sự xuất hiện đồng tiền chung Euro (đồng tiền chung châu Âu). Điều này đem lại thuận lợi cho các nƣớc nhỏ có thể thu hút đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ khổng lồ từ bên ngoài, do có một hệ thống tiền tệ thống nhất. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại thách thức là khi dòng vốn vƣợt quá năng lực hấp thu bền vững của nền kinh tế, lƣợng đầu tƣ dƣ thừa sẽ dễ dàng bị sử dụng lãng phí vào các hoạt động không đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, và do vậy, có thể đẩy mức nợ xấu của các ngân hàng gia tăng và hệ quả là khủng hoảng nợ nhanh bùng nổ.
Thứ sáu, là do lƣợng tiền vào các nền kinh tế nhỏ trong EU quá lớn, tức là cung tiền tệ tăng cao, dẫn đến giá cả leo thang, làm cho mức lạm phát của các nƣớc nhỏ cao hơn các nƣớc lớn, thậm chí còn cao hơn cả mức lãi suất phải trả (tức là giá trị các khoản nợ giảm theo thời gian, làm cho ngƣời đi vay trở nên có lợi). Điều này đã khuyến khích các hành vi vay nợ của các nền kinh tế nhỏ (cả ngƣời dân và chính phủ trở nên bất cẩn với các khoản nợ). Hậu quả của việc tận dụng dòng tiền từ bên ngoài (nhập khẩu nhiều) là thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, nhƣng các nƣớc lại không tự điều chỉnh đƣợc bằng chính sách tiền tệ của quốc gia mình do sử dụng chung một đồng tiền với quốc gia khác. Thêm vào đó, khi sử dụng dòng tiền từ bên ngoài sẽ làm thâm hụt ngân sách gia tăng (do không khuyến khích sản xuất trong nƣớc), vƣợt quá mức 3% GDP theo quy định của EU. Thâm hụt ngân sách kéo dài qua các năm góp phần làm nợ công tăng dần.
3.1.2.2. Nguyên nhân trực tiếp
* Nhóm nguyên nhân bên trong các quốc gia
Một là, tất cả các nƣớc rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khoá lỏng lẻo. Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vƣợt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách đƣợc công bố đầu năm.
Hai là, việc phân bổ nguồn vốn, trong nhiều trƣờng hợp, chịu tác động của các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế (ví dụ: chi phí quốc phòng-an ninh, chi trợ cấp xã hội, chi trả lƣơng hƣu cho công chức, chi bù lãi suất ngân hàng cho các dự án công ích, chi các lễ kỷ niệm…).
Ba là, thời gian thực hiện các dự án thƣờng kéo dài (ít có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ). Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng mạnh.
Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thƣờng thấp hơn các dự án vay vốn thƣơng mại của khu vực tƣ), do ngƣời đi vay vốn không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc hoàn trả. Tức là trách nhiệm ngƣời đi vay không cao vì những ngƣời tham gia quyết định vay nợ không hẳn là những ngƣời sẽ phải lo trả nợ nhất là khi ngƣời vay không có cơ hội tái đắc cử.
Năm là, chính phủ có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục không đƣợc kịp thời.
* Nhóm nguyên nhân bên ngoài
Một là, các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu và xếp hạng tín dụng nhƣ S&P, Moody và Fitch là nhân tố góp phần vào sự bất ổn của các thị trƣờng, đẩy các nƣớc vào khủng hoảng do họ tuyên bố hạ thấp mức xếp hạng tín dụng làm cho các nhà đầu tƣ mất lòng tin vào thị trƣờng này.
Hai là, áp lực từ nhóm tài phiệt gồm các nhà đầu cơ, các tổ chức tài chính lớn và các trung tâm quyền lực kinh tế đã thuyết phục đƣợc các chính phủ chỉ điều chỉnh thể chế chứ không áp dụng các biện pháp cải cách các thể chế. Chính phủ các nƣớc phải tốn nhiều tỷ Euro hỗ trợ các ngân hàng và cho các chƣơng trình hỗ trợ hoạt động kinh tế nhằm cứu ngân hàng và nền kinh tế không bị đổ vỡ. Điều này dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là nợ công gia tăng. Trong khi đó, các ngân hàng tƣ nhân nhận tiền với lãi suất thấp, khoảng 1% từ các ngân hàng trung ƣơng với mục đích cung cấp tài chính cho
các doanh nghiệp và tƣ nhân phát triển sản xuất nhƣng lại dùng tiền đó để mua nợ của các chính phủ với lãi suất 4% hoặc 5%.
Ba là, do hoạt động đầu cơ tài chính có mục đích là làm tăng lãi suất trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất có thể để thu đuợc lợi nhuận siêu ngạch. Thực tế, nợ công đƣợc thƣơng lƣợng thông qua các ngân hàng tƣ nhân và giá do các ngân hàng này ấn định. Các tổ chức tài chính nhƣ Alpha Bank, Bank of America, Merrill Lynch, ngân hàng thƣơng mại, ING… có nhiều cơ hội đầu cơ đẩy lãi suất trái phiếu các chính phủ lên cao.