Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về khủng hoảng nợ công ở EU
3.1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu
Tác động đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu chính là việc đồng Euro liên tục trƣợt giá so với các đồng tiền khác. Điều này gây thiệt hại nặng nề cho tất cả các quốc gia thành viên trong khối Eurozone. Biến động tỉ giá ảnh hƣởng trực tiếp lên cán cân thƣơng mại, do chi phí cho các hàng hóa nhập khẩu gia tăng theo đà suy giảm của đồng Euro. Thêm nữa, bên cạnh việc nhận viện trợ từ EU và IMF, các quốc gia này cũng phải tập trung nguồn lực tài khóa để chống chọi với cuộc khủng hoảng, trong khi dƣ âm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007 vẫn chƣa hoàn toàn đƣợc dập tắt. Hậu quả trực tiếp từ những chính sách thắt chặt ngân sách tại khu vực này làm cho tăng trƣởng kinh tế đều thấp và thậm chí có tăng trƣởng âm. Nền tài chính của nhiều nƣớc suy yếu nghiêm trọng và có thể phải mất nhiều năm mới phục hồi. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng có nguy cơ phá sản hàng loạt nếu nhƣ khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tác động lên nhóm các quốc gia đang phát triển. Sự sụt giá của đồng Euro làm cho giá trị xuất khẩu của các quốc gia này sụt giảm, dẫn đến suy giảm kinh tế. Theo đánh giá của
UNESCAP13, nếu nhƣ khu vực châu Âu thi hành các chính sách tài khóa nghiêm ngặt, tăng trƣởng của khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng sẽ chỉ vào khoảng 6,5% trƣớc khi tăng trƣởng trở lại vào năm 2013. Trong khi đó, nếu khu vực Eurozone xử lý nợ thiếu hiệu quả hoặc tồi tệ hơn là tan vỡ, mức tăng trƣởng sẽ còn thấp hơn nhiều vào năm 2012 và tiếp tục giảm vào năm 2013. Về lạm phát, trong tất cả các kịch bản, đến năm 2013, đều không phải là vấn đề lớn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.
Các số liệu thống kê cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên tiếp trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm 2012, lần lƣợt ở mức 0,3% và 0,2%. Ðức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy tăng trƣởng 0,1% trong quý I năm 2012, nhƣng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của toàn khu vực [19, tr.2].
Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone ở mức 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng Euro đƣợc đƣa vào sử dụng năm 1999. Tính đến tháng 9 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone ở mức cao kỷ lục 12,2%. Tỷ lệ thất nghiệp của tháng 8 đƣợc điều chỉnh từ 12% nhƣ đã công bố trƣớc đó lên 12,2% [29, tr.3]. Một điểm đáng chú ý trong thống kê của Eurostat, là sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp giữa các thành viên Eurozone ngày càng lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ đƣợc coi là ổn định ở mức 5,7% trong khi tỷ lệ này tại Italia và Pháp lần lƣợt là 9,3% và 10%. Tồi tệ hơn là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nƣớc có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ
13 UNESCAP: United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng Liên Hiệp Quốc
16-25 bị gạt ra ngoài thị trƣờng lao động [29, tr.7]. Các nƣớc châu Âu ven Địa Trung Hải đang đứng trƣớc một bài toán nan giải là cắt giảm chi tiêu để giải quyết nợ công, trong khi 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp. Đáng quan ngại hơn là số ngƣời không tìm đƣợc việc làm ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng thêm.
Bên cạnh đó, khủng hoảng ngân hàng đã nổi lên là nguy cơ mới đối với sự liên kết của khu vực đồng Euro và EU. Cộng hòa Síp, một trong những thành viên nhỏ nhất của EU đã thừa nhận có thể phải tìm kiếm một khoản cứu trợ cho các ngân hàng của họ, cùng với Tây Ban Nha. Cộng hòa Síp đang sa vào khủng hoảng ngân hàng do nền kinh tế và các ngân hàng của họ phụ thuộc nặng nề vào Hy Lạp.
Tác động của cuộc khủng hoảng khu vực Eurozone về dài hạn vẫn rất khó có thể dự đoán, khi mà triển vọng xử lý nợ công chƣa thực sự rõ ràng. Nếu quá trình phục hồi kéo dài hoặc thậm chí tiếp tục lan rộng thêm ra các quốc gia khác, tình hình còn diễn biến phức tạp hơn nữa và khu vực châu Âu cũng nhƣ các quốc gia khác sẽ càng khó khăn trong việc phục hồi kề từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trƣờng hợp tồi tệ nhất vẫn là việc khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ, điều này sẽ làm sụp đổ niềm tin về việc hội nhập kinh tế quốc tế ở tầm khu vực cũng nhƣ toàn thế giới. Việc một khu vực kinh tế với các quốc gia phát triển mạnh và bền vững nhƣ khu vực đồng Euro mà còn rơi vào khủng hoảng sẽ rất khó để các quốc gia và khu vực đang phát triển có thể mơ ƣớc vào một hình thức hội nhập kinh tế cao hơn.