Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp
3.2.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp
3.2.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp
Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm 2001 cho đến năm 2010, Hy Lạp luôn vƣợt chỉ tiêu nợ công theo quy định của Hiệp hội các nƣớc thuộc khu vực EU là 60%/GDP, có lúc tỷ lệ nợ công của quốc gia này lên đến 148,3% GDP vào năm 2010, nợ chính phủ lên đến 328,6 tỷ EUR (năm 2010) vƣợt xa chỉ tiêu mà khu vực Eurozone cho phép. Cho đến năm 2013, con số nợ này lên mức 175,1% GDP. [Bảng 3.1] [Hình 3.2] Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2013, tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp luôn không ngừng tăng lên, và luôn giữ ở mức trên 100%, thậm chí có lúc gần tới 180%.
Hình 3.2: Tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp giai đoạn 2008-2013
Nguồn: World Bank, 2014.
3.2.1.2. Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp
Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến 80%. Ƣớc tính tỷ lệ trái phiếu do nƣớc ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lƣợng trái phiếu chính phủ phát hành. Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Các nƣớc Italia, Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhƣng không bị đánh giá nghiêm trọng bằng Hy Lạp. Sở dĩ nhƣ vậy vì các nƣớc này có nền kinh tế tƣơng đối lớn, ngân sách lớn, khả năng kiểm soát nợ trong nƣớc cao hơn, các chỉ số về cơ cấu nợ cũng nhƣ các biến số về phát triển kinh tế vĩ mô tốt hơn Hy Lạp.
Hình 3.3: Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kỳ hạn tính đến tháng 4 năm 2010
Nguồn: Lemonde.fr avec AFP, 20/4/2010.
Tính theo thời gian với mức vay nợ nhƣ trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 tỷ Euro (tƣơng đƣơng 11,3 tỷ USD) trái
16 22 19 23 11 9 Dưới 1 năm 3 năm 5 năm 10 năm 15 năm Khác
phiếu chính phủ vào ngày 19 tháng 5 năm 2010. Chƣa đến một năm, một đợt trả nợ kế tiếp diễn ra vào tháng 3 năm 2011, với số tiền 8,6 tỷ Euro.
Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ. [Hình 3.3]
3.2.1.3. Thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài
Hy Lạp thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài, ngay từ khi gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Euro, nhƣng tình trạng thâm hụt vẫn không đƣợc cải thiện mà có xu hƣớng ngày càng tăng, đến tháng 8 năm 2011, Hy Lạp báo cáo thâm hụt tài khoản vãng lai tƣơng đƣơng với 145 triệu EUR.
Hình 3.4: Cán cân vãng lai của Hy Lạp giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/greece/current-account Nhìn vào Hình 3.4, ta thấy từ năm 2008 đến nay, cán cân vãng lai của Hy Lạp luôn trong tình trạng thâm hụt, mặc dù đã có cải thiện trong khoảng 3 năm gần đây. Sự thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp bắt nguồn từ sự thâm hụt thƣơng mại của nƣớc này, cũng nhƣ tình trạng cán cân vãng lai, cán cân thƣơng mại của Hy Lạp luôn trong tình trạng thâm hụt, tháng 8 năm 2014, Hy Lạp báo cáo thâm hụt thƣơng mại tƣơng đƣơng với 2.169 triệu EUR. Cụ thể, chúng ta có thể nhìn thấy trong Hình 3.5, kể từ năm 2008 đến nay, cán cân
thƣơng mại của Hy Lạp luôn ở tình trạng thâm hụt, đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010, tình trạng thâm hụt thƣơng mại ở tình trạng rất cao.
Hình 3.5: Cán cân thƣơng mại của Hy Lạp giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/greece/balance-of-trade
3.2.1.4. Tình trạng thâm hụt ngân sách
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu vào tháng 12 năm 2009 khi Thủ tƣớng mới của Đảng xã hội Hy Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng ngƣời tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nƣớc này đang mắc phải. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách chính phủ của nƣớc này là 9,8% GDP, chứ không phải 3,7% nhƣ chính phủ tiền nhiệm dự báo trƣớc đó.
Trong những năm qua, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2009-2012. Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách là 9,8% GDP vƣợt ngƣỡng an toàn là 5% GDP và vƣợt mức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3%/GDP. Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dƣới nhiều hình thức.
Với tình trạng thâm hụt ngân sách nhƣ vậy, đến năm 2010, sau khi thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, thì tình trạng thâm hụt của Hy Lạp không những giảm mà còn tăng lên tới 15,7% GDP, tới năm 2011 giảm còn
11,1% GDP, năm 2012 tiếp tục giảm còn 10,2% GDP, tuy nhiên đây cũng còn là một con số khá cao so với chỉ tiêu mà khu vực đồng tiền chung này đề ra. [Hình 3.6]
Hình 3.6: Ngân sách chính phủ Hy Lạp giai đoạn 2006-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/greece/government-budget