Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công của ireland, hy lạp và vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 72 - 76)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

3.2.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

Ngoài những nguyên nhân chung của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu thì một số nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp bao gồm:

- Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là khả năng quản trị tài chính công yếu kém của nƣớc này với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn và vƣợt khỏi tầm kiểm soát. Kết quả là thâm hụt ngân sách nƣớc này vƣợt trên 10% GDP và tổng nợ chính phủ trên GDP 142,8% (năm 2010).

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế: cuộc khủng hoảng đã làm cho nguồn thu từ thuế của Chính phủ Hy Lạp sụt giảm nghiêm trọng trong khi Chính phủ vẫn phải chi tiêu để kích thích nền kinh tế phục hồi trong suy thoái, chính điều này càng làm bong bóng nợ công thêm phình to ra.

- Tham nhũng, hối lộ có … “hệ thống”: nhiều năm qua, các quan chức, chính trị gia ở Hy Lạp liên tục phải từ chức vì liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ. Nhƣng cho đến nay rất ít ngƣời bị xét xử và kết án vì tội danh tham nhũng. Chính điều này đã khiến ngƣời ta nghĩ đến một điều luật “bất thành văn”, đó là việc, các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ rất “mạnh tay”, nhƣng đến khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì lại rất nhanh và “mạnh mồm” tuyên bố từ chức, và sẽ không bị đƣa ra xét xử nữa.

Nghiên cứu của Daniel Kaufmann thuộc Viện Brookings ở Mỹ cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa tham nhũng và thâm hụt ngân sách. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp đƣợc ƣớc tính vào khoảng 8% GDP Nói cách khác, khoảng hơn 50% số thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp là do tham nhũng mà ra.

- Chi tiêu công “siêu thoáng”: theo một nguồn tin từ Bộ Tài chính Hy Lạp, trong năm 2009, Bộ này đã tuyển dụng tổng cộng khoảng 27.000 công chức mới, nhƣng số công chức chỉ đến công sở “ngồi chơi xơi nước” chiếm tới 1/3. Tính đến năm 2009, lƣợng công chức ở Hy Lạp chiếm tới 1/4 số ngƣời làm công ăn lƣơng ở nƣớc này. Lƣơng đã cao, thƣởng vào cuối năm cũng cao, công chức còn đƣợc lĩnh tới 16 tháng lƣơng. Nhiều công chức Hy Lạp đƣợc nghỉ hƣu trƣớc năm 60 tuổi với mức lƣơng hƣu bằng 3/4 mức lƣơng khi còn đi làm.

- Vay tiền để... nâng lƣơng nhân viên chính phủ và tổ chức Thế vận hội: Thế vận hội Athens 2004 là một cơ hội không thể nào tốt hơn để Hy Lạp gia tăng các dự án đồ sộ của mình và tiếp tục đi vay nợ thoải mái vì mục tiêu Thế vận hội. Thêm vào đó, Chính phủ cũng vay tiền để thực hiện việc nâng lƣơng cho nhân viên chính phủ. Chính vì vậy đã làm con số nợ thêm phình to.

- Việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ: thật vậy, theo Hiệp ƣớc Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các

quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trƣờng hợp mức thâm hụt đang trong xu hƣớng đƣợc cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhƣng mang tính tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP, có xem xét các trƣờng hợp đang điều chỉnh. Theo quy định này, Hy Lạp chƣa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 5/1998. Nhƣng hai năm sau, ngày 01 tháng 01 năm 2001, mặc dù vẫn chƣa đủ chuẩn, Hy Lạp cũng đƣợc chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và nợ nƣớc ngoài không những không đƣợc cải thiện mà có xu hƣớng ngày càng tăng.

- Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực: Quá trình hình thành đồng tiền chung đƣợc chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hƣớng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động đƣợc tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức. Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thƣơng mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp nhƣ Hy Lạp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm trong khi chi an sinh xã hội cao làm cho Hy Lạp phải đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia đƣợc phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại đƣợc chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế nhƣ sân bay, bến cảng... sẽ

nhận đƣợc một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn nhƣ Hy Lạp không nhận đƣợc; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nƣớc mình. Điều đó làm cho nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm. Bên cạnh đó, tại các nƣớc kém phát triển hơn nhƣ Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.

- Không minh bạch trong các con số báo cáo: Vào thời điểm Hy Lạp gia nhập Eurozone, đã có những bằng chứng cho thấy quốc gia này đƣa ra những số liệu không trung thực, ECB cũng tỏ ra quan ngại về tình hình nợ của Hy Lạp đã vƣợt xa trần quy định của Eurozone, nhƣng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối. Vì lý do chính trị, họ đã cho Hy Lạp tham gia đồng Euro. Đến năm 2004, bằng chứng về việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã đƣợc Eurostat thu thập đủ, nhƣng các quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Eurozone không phải là lựa chọn của họ và cho Hy Lạp thời gian để sửa chữa. Đến năm 2007, ECB tuyên bố Hy Lạp đã có những biện pháp khắc phục phù hợp, và thâm hụt của quốc gia này sẽ chỉ còn 2,6% GDP vào năm 2006 và 2,4% vào năm 2007. Ủy ban cũng đƣa ra kết luận rằng cơ quan Thống kêcủa Hy Lạp đã cải thiện quy trình làm việc của mình và chất lƣợng số liệu thống kê của họ đã tốt hơn. Tuy nhiên, đến năm 2009, thì một lần nữa câu hỏi về sự gian lận số liệu của quốc gia này lại đƣợc lật lại. Chính điều này đã làm cho các nhà đầu tƣ và các ngân hàng thƣơng mại quốc tế mất niềm tin, từ đó rút vốn làm cho nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng Hy Lạp có rủi ro nợ công cao, nợ vay nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Nợ công của Hy Lạp nghiêm trọng một

phần là do nợ vay nƣớc ngoài chiếm phần lớn. Nợ nƣớc ngoài cao dễ bị rủi ro bởi môi trƣờng bên ngoài hơn. Nhìn vào Bảng 3.2 ta thấy, năm 2010, Hy Lạp có tỷ lệ thâm hụt ngân sách chiếm tới 12,2% GDP trong khi tỷ lệ nợ/GDP là 124,9%, trong đó nợ nƣớc ngoài chiếm 77,5% tổng nợ và nợ ngắn hạn lên tới 20,8% GDP. Nhƣ vậy, nếu so với các quốc gia khác trong Bảng thì Hy Lạp là quốc gia có tỷ lệ rủi ro nợ công cao nhất. [Bảng 3.2]

Bảng 3.2: So sánh rủi ro nợ công các nƣớc năm 2010

Nguồn: European Commission, World Bank, IMF.

Vấn đề quan trọng nhất mà Hy Lạp phải đối mặt là các khoản nợ nƣớc ngoài cao của khu vực tƣ nhân: các ngân hàng và các doanh nghiệp Hy Lạp. Tỷ lệ trái phiếu do nƣớc ngoài nắm giữ tại Hy Lạp lên tới 80% lƣợng trái phiếu chính phủ phát hành với chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Trong khi đó, cơ cấu vốn vay của Hy Lạp vô cùng bất hợp lý, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ (tƣơng đƣơng 20,8% GDP). Khi các khoản vay ngắn hạn chƣa phát huy đƣợc hiệu quả thì chính phủ lại lo trả nợ. Điều này làm gia tăng áp lực nợ lên chính phủ. [Hình 3.3]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công của ireland, hy lạp và vấn đề đặt ra cho việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)