Khái niệm cơcấu vốn và lợi ích của cơcấu vốn tối ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.2 Cơcấu vốn và các tiêu chí đánh giá cơcấu vốn tối ƣu đối với các công ty xây

1.2.1 Khái niệm cơcấu vốn và lợi ích của cơcấu vốn tối ưu

Nhƣ đã biết, một doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, từ nguồn vốn chủ sở hữu vô thời hạn đến các nguồn tài trợ rủi ro cao nhƣ vay dài hạn, vay ngắn hạn… Cơ cấu vốn của doanh nghiệp cho biết cách thức tài trợ vốn của doanh nghiệp đó. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính, là sự kết hợp giữa việc sử dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Stephen A. Ross, Ramndolph W. Westerfield và Bradford D. Jordan, 2003).

Cơ cấu vốn là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn cổ phần ƣu đãi và vốn cổ phần thƣờng trong tổng số nguồn vốn của công ty. (Nguyễn Minh Kiều, 2007)

Nhƣ vậy, có thể hiểu đơn giản: Cơ cấu vốn là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng của nguồn vốn đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp.

Xác định cơ cấu vốn tối ƣu là một yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tối đa hóa giá trị cuối cùng mà chủ sở hữu doanh nghiệp nhận đƣợc mà vẫn đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Những lợi ích cơ bản khi doanh nghiệp xác định đƣợc cơ cấu vốn hợp lý là:

 Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu vốn tối ƣu sẽ giảm thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bằng cách gia tăng đòn cân nợ đến mức độ tối đa có thể mà không đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản, vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, nhƣng không thể sử dụng hoàn toàn nợ vì việc gia tăng đòn cân nợ cũng có nghĩa là làm tăng rủi ro tài chính. Cơ cấu vốn tối ƣu sẽ xác định đƣợc mức nợ tối ƣu tại đó chi phí sử dụng vốn là thấp nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp.

 Tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu.

Có một sự tƣơng đồng trong việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp chắc chắn sẽ dẫn tới việc gia tăng giá trị của doanh nghiệp, gia tăng giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Cơ cấu vốn không tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (EBIT) nhƣng lại góp phần quyết định giá trị cuối cùng mà chủ sở hữu nhận đƣợc, vì vậy khi chi phí sử dụng vốn đạt mức tối thiểu, trong điều kiện giữ nguyên các yếu tố kết quả hoạt động của doanh nghiệp thì giá trị của doanh nghiệp sẽ đạt cao nhất.

 Tạo đƣợc niềm tin đối với nhà đầu tƣ và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn khi cần thiết.

Một doanh nghiệp xác định đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu sẽ chứng minh đƣợc tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp mình. Đặc biệt là trong điều kiện hoạt động kinh doanh khó khăn và khi nền kinh tế đang trong giai đoạn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các nhà tài trợ sẽ xem xét rất cẩn thận khả năng đầu tƣ cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sử dụng cơ cấu vốn không hợp lý, rủi ro quá cao không thể hấp dẫn hay tạo đƣợc niềm tin đối với các nhà đầu tƣ

 Xác định đƣợc đòn bẩy tài chính hợp lý, cân bằng đƣợc lợi nhuận và rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp

Sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn là doanh nghiệp đã tận dụng đòn bẩy tài chính, tận dụng lá chắn thuế từ nợ để khuếch đại giá trị EPS. Tuy nhiện, nợ càng tăng yêu cầu của chủ nợ đối với doanh nghiệp càng cao và rủi ro về việc mất khả năng thanh toán càng tăng cao. Cơ cấu vốn tối ƣu sẽ đảm bảo giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để lợi ích của đòn bẩy tài chính, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát đƣợc rủi ro về việc mất khả năng thanh toán tốt hơn.

 Kiểm soát đƣợc chi phí kiệt quệ tài chính, giảm thiểu rủi ro phá sản Khi hệ số nợ của doanh nghiệp thấp, rủi ro kiệt quê tài chính ở mức không đáng kể và giá thị hiện tại của nó rất nhỏ so với hiện giá của lá chắn thuế ên giá trị của doanh nghiệp vẫn tăng khi gia tăng mức nợ. Tuy nhiên, khi hệ số nợ càng tăng thì chi phí kiệt quệ tài chính cũng tăng theo. Cơ cấu vốn tối ƣu xác định điểm nợ mà tại đó, hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính bằng hiện giá của lá chắn thuế, giá trị doanh nghiệp đạt cực đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)