CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan ngành xây dựng và các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam
3.1.1 Tổng quan ngành xây dựng Việt Nam
Sự phát triển của ngành xây dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinhtế và các chính sách vĩ mô.
Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trƣởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tƣ FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung, do đó, chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Nhƣ trong giai đoạn 2011 -2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tƣ xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế ƣớc tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trƣởng GDP.
Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trƣởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trƣởng của ngành xây dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.
Hình 3.1 Biến động của ngành xây dựng và GDP
(Nguồn: FPT Securities 2015)
Khu vực tư nhân đóng vai trò chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng của ngành.
Trong giai đoạn 2011-2014, nhóm doanh nghiệp tƣ nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành xây dựng, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trƣởng của ngành. Nguồn vốn tƣ nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trƣởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BOO và PPP. Ngoài ra, trong những năm mà thị trƣờng bất động sản sụt giảm và kinh tế thế giới gặp khó khăn thì khu vực tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Trong khi đó, giá trị sản xuất của khu vực Nhà nƣớc trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 sụt giảm do chính sách cắt giảm đầu tƣ công và thắt chặt tiền tệ của Chính phủ kể khi khủng hoảng tài chính năm 2008 và nợ công tăng.
Hình 3.2 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành xây dựng
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2014)
Các công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành.
Lĩnh vực dân dụng có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, với tỷ trọng đóng góp trong giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 chiếm 40,6% giá trị ngành do khu vực tƣ nhân đẩy mạnh đầu tƣ vào phân khúc này. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 41,2% trong năm 2014 nhƣng hầu nhƣ không có sự tăng trƣởng đáng kể từ khi khu vực Nhà Nƣớc giảm đầu tƣ công. Lĩnh vực công trình công nghiệp có sự tăng trƣởng khá ổn định và chiếm tỷ trọng 18,3% trong năm 2014
Hình 3.3 Cơ cấu giá trị ngành xây dựng theo nhóm công trình
(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2014)
Ghi chú:
- Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng giao thông, Hạ tầng điện, Hạ tầng nước.
- Công trình dân dụng bao gồm: Nhà ở, cao ốc văn phòng, mặt bằng bán lẻ. - Công trình công nghiệp: Nhà xưởng sản xuất, nhà kho, khu công nghiệp.
Trình độ công nghệ kỹ thuật đã có sự cải thiện đáng kể.
Nhìn chung, sau 25 năm hội nhập, nhà thầu trong nƣớc đã có những bƣớc tiến lớn về năng lực, cả về tài chính, công nghệ - kỹ thuật và nhân lực. Nhiều nhà thầu trong nƣớc đã chứng minh điều này bằng việc thực hiện thành công các gói tổng thầu EPC lớn (bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), tạo đƣợc niềm tin cho các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
Trong khối doanh nghiệp Nhà nƣớc điển hình là các thƣơng hiệu nhà thầu lớn nhƣ LICOGI, VINACONEX ,COFICO, Sông Đà, đã từng bƣớc vƣơn lên rất nhanh, cả trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông. Khu vực tƣ nhân nổi bật là CTCP Xây dựng Cotec (CTD), CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC), Thái Sơn Group, Tasco, đã có đủ năng lực để cạnh tranh với nhà
Lấy ví dụ trƣớc đây để xây một chung cƣ chừng 15 - 20 tầng với 1 đến 2 tầng hầm thì các nhà thầu Việt Nam rất lúng túng. Nhƣng bây giờ một tòa nhà 40- 45 tầng, các nhà thầu Việt Nam, nhất là các nhà thầu hàng đầu trong nƣớc nhƣ CTD, HBC, đã có thể tự thi công đƣợc những công trình này (không kể đến những dự án đòi hỏi kỹ thuật và máy móc chuyên biệt mà doanh nghiệp Việt Nam chƣa có và cần phải có sự tham gia của nhà thầu nƣớc ngoài). Các nhà thầu trong nƣớc trƣớc đây không thi công đƣợc các công trình cầu đƣờng nhƣng nay đã hoàn thành đƣợc các công trình cầu lớn nhƣ: cầu Bãi Cháy, cầu Mỹ Thuận và nhiều công trình đƣờng sắt, đƣờng bộ, các cảng và sân bay. Đối với các công trình công nghiệp lớn nhƣ Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thủy điện Sông Đà, nhà máy nhiệt điện từ 750 - 1.200 MW, công trình lọc hóa dầu, Việt Nam đã thuê hàng nghìn chuyên gia nƣớc ngoài sang hƣớng dẫn cả về quản lý, thực hành và công nghệ; từ đó từng bƣớc đảm nhận và làm chủ công nghệ.
Nhà thầu trong nước thường chỉ đảm nhận vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế.
Theo đánh giá của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), mặc dù nhiều dự án lớn nhà thầu trong nƣớc có đủ khả năng đáp ứng về công nghệ kỹ thuật nhƣng do hạn chế về tài chính nên không thắng đƣợc thầu tại những dự án đòi hỏi vốn lớn. Các nhà thầu tƣ nhân thƣờng có nguồn vốn hạn chế. Các nhà thầu lớn có đủ năng lực tài chính nhƣng lại do Nhà nƣớc nắm giữ phần chi phối, khiến việc sử dụng nguồn vốn cần phải đƣợc sự phê chuẩn của rất nhiều bƣớc nên mất nhiều thời gian. Ngoài ra, một số chính sách thuế, tín dụng của Việt Nam chƣa thật sự ƣu đãi đối với chủ đầu tƣ và nhà thầu trong nƣớc; trong khi một số nhà thầu nƣớc ngoài đƣợc hƣởng ƣu đãi về xúc tiến đầu tƣ, chính sách thuế, chính sách tín dụng, tỷ giá ngoại tệ; đã tạo nên sự không bình đẳng trong tham gia đấu thầu.
Nhà thầu trong nước không được tham gia làm thầu chính tại các dự án ODA lớn.
Nguồn vốn ODA đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc của các dự án ODA là quốc gia nào tài trợ thì nhà thầu của họ phải làm chủ thầu còn doanh nghiệp Việt Nam chỉ đƣợc
làm thầu phụ. Đây là điều kiện ràng buộc từ đầu để đƣợc vay vốn. Có thể điểm mặt hàng loạt các dự án đƣờng cao tốc thời gian qua “vắng mặt” các nhà thầu nội, hoặc các nhà thầu trong nƣớc chỉ đi làm thầu phụ cho nhà thầu ngoại nhƣ: tuyến Nội Bài- Lào Cai, dự án này có 8 gói thầu xây lắp thì các nhà thầu Hàn Quốc chiếm đến 6 gói; đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; gần nhƣ tất cả các gói thầu xây lắp chính đều do nhà thầu nƣớc ngoài đảm nhận. Ngoài các tuyến cao tốc, nhiều dự án ODA lớn khác cũng chủ yếu do các nhà thầu quốc tế làm nhà thầu chính nhƣ: cầu Nhật Tân, Cần Thơ, Thanh Trì, nâng cao an toàn cầu đƣờng sắt Hà Nội TP.HCM, đƣờng vành đai III giai đoạn 2, v.v.