CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp tối ưu hóa cơcấu vốn cho các công ty
4.3.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn của
doanh nghiệp niêm yết
Mặc dù đã có những nỗ lực lớn về hoàn thiện chính sách, luật pháp, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động huy động vốn của DNNY vẫn còn nhiều vấn đề bất cập gây trở ngại cho hoạt động này. Vì vậy, trong thời gian tới, các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động phát hành của DNNY cần đƣợc tập trung giải quyết là:
Thứ nhất, Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cần thiết bổ sung các vấn đề sau: (1) Sửa đổi quy định về vốn công ty cổ phần theo hƣớng quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất các khái niệm về vốn của công ty cổ phần. Bổ sung các khái niệm cơ bản về vốn đối với công ty cổ phần, bao gồm vốn điều lệ và cổ phần đƣợc quyền chào bán; (2) Bổ sung quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần một cách hợp lý, đơn giản so với quy định hiện hành; (3) Bổ sung các quy định để bảo đảm quyền lợi, mở rộng quyền của cổ đông thiểu số.
Thứ hai, để thị trƣờng chứng khoán thực sự làm tốt hai vai trò là kênh huy động vốn và kênh đầu tƣ hiệu quả, những đợt tăng vốn cần đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn, với những điều kiện khắt khe hơn về công bố thông tin, kiểm soát quá trình sử dụng vốn sau huy động v.v. Nhà đầu tƣ cần có đầy đủ thông tin để đánh giá kỹ lƣỡng tính khả thi và hiệu quả sử dụng vốn của các đợt tăng vốn trên thị trƣờng. Tăng cƣờng và hoàn thiện
quá trình triển khai thực hiện các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật chứng khoán về công bố thông tin đã ban hành cũng nhƣ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các nội dung cụ thể hóa hơn nữa về công bố thông tin, phối hợp với các văn bản pháp quy định về kế toán và kiểm toán. Quá trình thực hiện, bổ sung, sửa đổi các văn bản phải đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo tiến độ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan và ý kiến đóng góp của công chúng đầu tƣ. cần thiết phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể từ cơ quan quản lý nhà nƣớc về chứng khoán đến từng chủ thể riêng rẽ trong việc công khai, minh bạch thông tin nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ. Các văn bản cần phải cụ thể, quy định rõ nghĩa vụ và nội dung thông tin cần công bố, tránh chung chung, mập mờ. Ngoài ra, các văn bản pháp lý cũng cần phải dự liệu trƣớc những phát sinh trong quá trình phát triển của TTCK Việt Nam. Hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên TTCK phải đáp ứng đƣợc tính linh hoạt, biến động của TTCK. Mặt khác, các văn bản này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động khác trên TTCK. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến nội dung, chất lƣợng các quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đầy đủ, không chồng chéo để đảm bảo hiệu quả thực thi cao. Hơn nữa, khung pháp lý cũng cần có cơ chế riêng để doanh nghiệp chấp nhận công bố thông tin xấu.