Khái quát về các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan ngành xây dựng và các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam

3.1.2 Khái quát về các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam

Về quy mô doanh nghiệp

Hiện tại, trên 2 sàn HNX và HSX có 108 công ty niêm yết đƣợc xếp vào ngành xây dựng, chiếm khoảng 19% tổng số công ty niêm yết. Tuy nhiên, về quy mô vốn hóa ngành xây dựng chỉ đạt 39,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 3% giá trị toàn thị trƣờng, trong đó top 20 công ty lớn nhất đã chiếm gần 79% giá trị của ngành, cho thấy đa phần công ty xây dựng niêm yết hiện nay chỉ là các công ty nhỏ lẻ. (Danh sách 108 doanh nghiệp đƣợc trình bày tại Phụ lục 01).

Ngành xây dựng Việt Nam có P/E (Price to Earning ratio – hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu) trung vị khoảng 7,7 và trung bình theo vốn hóa là khoảng 9,6, thấp nhất so với các nƣớc trong khu vực. Điều này phản ánh một phần tiềm năng tăng trƣởng của ngành xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên, P/E thấp cũng thể hiện một số rủi ro nhƣ hiệu quả kinh doanh không ổn định, vay nợ cao dẫn đến rủi ro hoạt động cao.

Hình 3.4 P/E ngành xây dựng

(Nguồn: Bloomberg 2014)

Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá về mặt tài chính và hiệu quả hoạt động của một số công ty tiêu biểu trong top 20 công ty xây dựng niêm yết có giá trị vốn hóa thị trƣờng lớn nhất trong ngành xây dựng trong bảng 3.1:

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính của các công ty tiêu biểu

(Nguồn: FPT Securities 2014)

Về hiệu quả hoạt động

Do đặc điểm của ngành có biên lợi nhuận tƣơng đối thấp hơn so với các ngành khác, nên khi so sánh hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng trƣớc hết nên xét về quy mô doanh thu. Trong đó, có thể chia thành 3 nhóm chính: nhóm có doanh thu trên 5.000 tỷ (VCG, CTD), nhóm có doanh thu từ 2.000-5.000 tỷ (HBC, HUT, CII), và nhóm có doanh thu dƣới 1.000 tỷ.

VCG là doanh nhiệp xây dựng niêm yết có doanh thu lớn nhất, đạt trên 8.000 tỷ trong năm 2014. Tuy nhiên, VCG lại là doanh nghiệp có doanh thu giảm nhiều nhất trong 3 năm qua với mức giảm trung bình khoảng 16%/năm. Trái lại, CII có mức tăng trƣởng doanh thu cao nhất trong ngành (tăng trung bình 162%/năm), do việc tăng phí tại các trạm thu phí đƣờng bộ và thƣơng vụ chuyển nhƣợng thành công các dự án BOT, BT cho LGC (một công ty con của CII). Ngoài ra, mức tăng trƣởng bình quân trong 3 năm của top những công ty xây dựng (loại trừ mức tăng trƣởng đột biến của CII do chuyển nhƣợng dự án) đạt khoảng 15%/năm, và con số cũng thể hiện một phần sự hồi phục tƣơng đối của ngành trong thời gian qua.

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc nhiều vào giá xây dựng đƣợc quy định trong các hợp đồng thầu, từ đó ảnh hƣởng lớn tới biên lợi nhuận gộp. Xây dựng dân dụng và công nghiệp thƣờng có biên lợi nhuận gộp từ 5- 10%, thấp hơn mức trung bình của ngành xây dựng hạ tầng khoảng 20%. Trong đó, CII và HTI có biên gộp cao nhất trong ngành, do hoạt động chủ yếu của 2 doanh nghiệp này là thu phí đƣờng bộ. Tuy nhiên, xét về tổng quan, biên lợi nhuận gộp trong năm 2014 của ngành xây dựng vẫn chƣa có có nhiều cải thiện so với 2013.

Về quy mô lợi nhuận sau thuế, CII (388 tỷ), CTD (327 tỷ) và VCG (308 tỷ) là 3 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong các công ty niêm yết trong năm 2014. Tuy nhiên, LNST của CII trong năm 2014 đến chủ yếu từ doanh thu hoạt động tài chính. Ngoài ra, CTD và VCG đạt đƣợc kết quả kinh doanh nổi bật so với các công ty khác là nhờ quy mô doanh thu vƣợt trội. Mặt khác, LCG là doanh nghiệp có mức LNST thấp nhất trong 2 năm gần đây, đặc biệt là mức lỗ 306 tỷ trong năm 2013. Nguyên nhân là do LCG tiến hành trích lập dự phòng khá lớn cho các công ty con và liên kết.

Hình 3.6 Biên lợi nhuận gộp và LN sau thuế năm 2014 của 14 công ty tiêu biểu

(Nguồn: Bloonberg 2014)

Về chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo nguyên tắc kế toán Việt Nam, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ bao gồm cả trích lập dự phòng cho các khoản phải thu hay nợ xấu. Và nợ xấu cũng là vấn đề phổ biến của các công ty ngành xây dựng Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp tƣ nhân. Xét về tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, LCG có tỷ lệ cao nhất trong năm 2013, 23,2%, vì thời gian đó, doanh thu của LCG bị sụt giảm mạnh do các hợp đồng chính đều đƣợc hạch toán trong năm 2014. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp trung bình của ngành đạt khoảng 5-7%/doanh thu. Về tỷ lệ trích lập dự phòng, HBC là doanh nghiệp có tỷ lệ trích lập cao nhất trong năm 2014 do các khoản nợ xấu của công ty Đức Khải và nhà thầu chính ở Formosa, khiến cho cho tỷ lệ chi phí quản lý/doanh thu tăng mạnh từ 4,8% lên 8,3% trong năm 2014. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết có chi phí doanh nghiệp giảm hoặc xấp xỉ so với với năm 2013, vì doanh thu 2014 đa phần đều đƣợc cải thiện.

Hình 3.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu của các công ty tiêu biểu

(Nguồn: Bloomberg 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)