Sự đồng bộ về cơ chế chính sách và hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong điều kiện triển khai đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước (Trang 115 - 124)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3.2. Sự đồng bộ về cơ chế chính sách và hạ tầng công nghệ thông tin

Các giải pháp nghiệp vụ trong thời đại mới, thời đại cách mạng công nghệ lần thứ tƣ, không thể thực hiện nếu thiếu một hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp. Muốn vậy phải có sự đồng bộ về cả cơ chế chính sách kiểm soát chi và hạ tầng công nghệ thông tin. Đây là một vấn đề rất quan trọng, liên quan đến phƣơng pháp triển khai, trƣớc hết phải xây dựng một cơ chế chính sách chuẩn mực, theo các thông lệ quốc từ và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, từ đó mới có thể phát triển các ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin một cách hiệu quả.

Khi các điều kiện này đƣợc thỏa mãn thì các giải pháp đề xuất có rất nhiều cơ hội triển khai thành công trong toàn hệ thống trong thực tế.

KẾT LUẬN

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn là KBNN cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong điều kiện triển khai Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN. Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát chi NSNN và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN tại KBNN trƣớc và sau khi triển khai Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN. Luận văn đã đánh giá đƣợc thành công và hạn chế của công tác kiểm soát chi trong cả hai giai đoạn đặc biệt là sau khi triển khai Đề án về các mặt nhƣ: hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN.

Theo đó công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm soát chi chủ yếu thực hiện thủ công (căn cứ vào số chi năm trước, dự toán và kế hoạch được giao và số đề nghị cam kết chi) chƣa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để tổng hợp đƣợc nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nên đôi khi việc bố nguồn của KBNN còn bị động đặc biệt là giai đoạn ngân sách khó khăn; Tổ chức bộ máy thì tiếp tục phải hoàn thiện trong giai đoạn tới đây, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật có tác động lớn đến công tác quản lý cũng nhƣ quy trình nghiệp vụ của ngành tài chính nói chung và hệ thống KBNN nói riêng. Đồng thời, KBNN thực hiện tinh gọn bộ máy theo chủ trƣơng Đề án Trung ƣơng 6; Triển khai Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút ngƣời có đức, có tài vào hoạt động công vụ; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tiết kiệm, giảm chi thƣờng xuyên, cải cách chính sách tiền lƣơng.

Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong điều kiện triển khai Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN bao gồm các giải pháp ứng dụng công công nghệ thông tin vào hoạt động lập kế hoạch; thu gọn đầu mối đối với mô hình tổ chức, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện; cải cách cơ chế chính sách

theo hƣớng đồng bộ chuẩn hóa giảm bớt hồ sơ chứng từ nhằm phục vụ cho mô hình kiểm soát chi điện tử đồng thời đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện nhƣng sai phạm cũng nhƣ những kẽ hở của cơ chế chính sách qua đó hoàn thiện đồng thời đánh giá mức độ tín nhiệm và thực hiện phân loại đơn vị để thực hiện kiểm soát chi; góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Hệ thống KBNN đến năm 2020, trong đó kiểm soát chi NSNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Thanh Bình, 2017. Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình một cửa.Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 178, trang 22-23.

2. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2011. Quyết định số 937/QĐ-BTC ngày 25/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến 2020. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2014.Quyết định số 739/QĐ-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính, quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính, Sửa đổi một số điều của thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Hà Nội.

8. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Hà Nội.

9. Thái Bá Cẩn, 2013. Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư. Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Chính phủ, 2003. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

11. Chính phủ, 2007. Quyết định số 138/QĐ-TTg ngày ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Hà Nội.

12. Chính phủ, 2015. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Hà Nội.

13. Chính phủ, 2015. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 8/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Hà Nội.

14. Chính phủ, 2015. Quyết định số 1491/QĐ-BTC ngày 30/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính giai đoạn 2016 – 2020. Hà Nội.

15. Chính phủ, 2016. Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Hà Nội.

16. Chính phủ, 2016. Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Hà Nội.

17. Chính phủ, 2016. Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Hà Nội.

18. Lâm Hồng Cƣờng, 2016. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ: một vài đề xuất. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 169 trang 21-23.

19. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010. Giáo trình Quản lý chi Ngân sách Nhà nước. Học viện tài chính.

20. Vũ Đức Hiệp và Nguyễn Thị Cẩm Bình, 2017. Triển khai hiệu quả các giải pháp kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 175, trang 29-31.

21. Lƣu Hoàng, 2017. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 175, trang 26-28.

22. Lê Văn Hƣng và cộng sự, 2013. Giáo trình Ngân sách Nhà nước. Trƣờng đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

23. Phạm Thị Hƣơng, 2015. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, 2017. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 179, trang 11-13.

25. Kho bạc nhà nƣớc, 2015. Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN. Hà Nội.

26. Đoàn Kim Khuyên, 2012 Hoàn thiện công tác ki ểm soát thanh toán v ốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng. 27. Vũ Hồng Phƣợng, 2016. Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc

Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Quốc hội, 2002. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.

29. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.

30. Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.

31. Thủ tƣớng Chính phủ, 2015-2017. Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu, chức năng của KBNN. Hà Nội.

32. Lƣơng Thị Hồng Thúy và Nguyễn Thị Cẩm Bình, 2017. Kho bạc Nhà nƣớc phấn đấu đến năm 2020 hình thành quy trình kiểm soát chi điện tử. Tạp chí Tài chính, số 657, trang 1-4.

33. Đỗ Thị Thu Trang, 2012. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Đà Nẵng.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 01: KHẢO SÁT CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THEO MÔ HÌNH THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI

Nhƣ trên đã đề cập thì để đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ qua hệ thống KBNN thì cần xem xét thông qua hai nhóm chỉ tiêu là: định tính và định lƣợng. Tuy nhiên tác giả nghiên cứu trong phạm vi triển khai đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN, trong thời gian đầu triển khai Đề án vẫn tiếp tu ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo quy đi ̣nh hiện tại. Do đó về cơ bản cơ chế chính sách về kiểm soát không thay đổi mà chỉ thay đổi về quy trình nghiệp vụ.

Sau khi tác giả tiến hành phỏng vấn một số KBNN đã tham gia triển khai Đề án (KBNN Phú Thọ, KBNN Thừa Thiên Huế, Sở giao dịch, KBNN Thái Nguyên, KBNN Hà Nội, KBNN Thành phố Hồ Chí Minh) là các cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi tại KBNN cấp tỉnh, các cán bộ thuộc các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ. Tác giả đã tổng hợp và đƣa ra thực trạng quy trình kiểm soát chi theo mô hình thống nhất đầu mối, công tác đào tạo cán bộ, ứng dụng CNTT...:

BẢNG TỔNG HỢP PHỎNG VẤN CÁC CHỈ TIÊU

Câu hỏi Ý kiến của các cán bộ KSC tại hệ thống KBNN (60 phiếu)

Ý kiến của các đơn vị sử dụng ngân sách/Chủ đầu tƣ (60

phiếu) Câu 1: 60/60 phiếu cho rằng quy trình thực

hiện đơn giản hơn (thống nhất giữa kiểm soát chi đầu tƣ và kiểm soát chi thƣờng xuyên) trƣớc đây phải thực hiện qua 04 bƣớc phê duyệt hiện nay chỉ thực hiện 03 bƣớc phê duyệt nên nhanh hơn (đặc biệt là tại các KBNN huyện không có phòng kiểm soát chi chỉ thực hiện qua 02 bƣớc phê duyệt nên đơn giản hơn.

60/60 phiếu cho rằng quy trình thực hiện đơn giản hơn (thống nhất giữa kiểm soát chi đầu tƣ và kiểm soát chi thƣờng xuyên), đặc biệt tạo điều kiện cho các đơn vị vừa thực hiện thanh toán từ dự toán chi thƣờng xuyên vàchi đầu tƣ.

Câu 2: Thời gian kiểm soát chi : không thay đổi mặc dù quy trình đơn giản hơn, tuy nhiên đối chi thƣờng xuyên việc giao nhận chứng từ giữa 2 phòng tăng lên nhiều (do lƣợng chứng từ chi thƣờng xuyên khá lớn).

Thời gian kiểm soát chi : theo quy định hiện hành, một vài trƣờng hợp do vƣớng mắc về quy chế chính sách phải xin ý kiến cấp trên nên dẫn đến kéo dài thời gian kiểm soát chi.

Câu 3: Mô hình kiểm soát chi đơn giản gọn nhẹ hơn đặc biệt tại các KBNN huyện không có phòng(Tinh gọn, giảm đầu mối cấp tổ tại các đơn vị KBNN huyện).

Không phỏng vấn

Câu 4: 20 phiếu cho rằng ứng dụng CNTT đã đƣợc triển khai tuy nhiên còn mất nhiều thời gian cho công tác nhập liệu

40/60 cho rằng đã có ứng dụng công nghệ thông tin nhƣng chƣa đồng bộ, có quá nhiều chƣơng trình, đồng thời chƣa có các ứng dụng hỗ trợ kiểm soát chi (nhƣ chi lƣơng..). Chi đầu tƣ thì ứng dụng trên nền tảng công nghệ lạc hậu nên chạy chậm và kết xuất báo cáo không đúng phải nhập lại trên ứng dụng báo cáo để truyền về trung ƣơng.

30/60 phiếu cho rằng KBNN đã có ứng dụng CNTT hiện đại. 30/60 phiếu cho rằng đã có ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tuy nhiên cần đẩy mạnh triển khai dịch vụ công điện tử để tạo điều kiện hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách/chủ đầu tƣ.

Câu 5: 40/60 phiếu trả lời thực hiện tốt đặc biệt là các ban chuyên nghiệp, có trình độ năng lực chuyên môn tốt nên không mất thời gian hƣớng dẫn, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định nên khi thực hiện kiểm soát chi mất ít thời gian kiểm soát.

KBNN phải thực hiện hƣớng dẫn mất nhiều thời gian đặc biệt là một số đơn vị thanh toán tại KBNN huyện

Câu 6: Một số kiến nghị

Xây dựng ứng dụng bàn giao chứng từ điện tử giữa phòng/bộ phận kiểm soát chi và phòng bộ phận kế toán để thuận lợi, đơn giản hơn nữa trong việc giao nhận chứng từ, đồng thời có giải pháp kỹ thuật để đảm bảo hiệu năng hoạt động của hệ thống TABMIS, nhất là vào dịp cuối năm có số lƣợng giao dịch lớn, tăng đột biến.

Cần đồng bộ hóa hệ thống CNTT, theo hƣớng giao diện giữa các ứng dụng để đảm bảo cán bộ KBNN không phải nhập lại thông tin, cũng nhƣ xây dựng các ứng dụng nhằm hỗ trợ trong công tác kiểm soát chi.

Cần có giải pháp đào tạo, tập huấn cho cán bộ kiểm soát chi đặc biệt là cán bộ cấp huyện, và lãnh đạo KBNN cấp huyện.

Về cơ chế chính sách liên quan đến kiểm soát chi:

Đề nghị: Đơn giản hóa, giảm thiểu hồ sơ kiểm soát chi để rút ngắn thời gian kiểm soát chi, giao trách nhiệm cho đơn vị ngân sách (ví dụ nhƣ chi lƣơng...)

Một số kiến nghị

60/60 cho rằng cần rút ngắn thời gian kiểm

Đề nghị: Đơn giản hóa, giảm thiểu hồ sơ kiểm soát chi để rút ngắn thời gian kiểm soát chi, giao trách nhiệm cho đơn vị ngân sách (ví dụ nhƣ chi lƣơng...).

Đề nghị ban hành quy trình và hồ sơ thủ tục về kiểm soát chi theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

PHỤ LỤC SỐ 02: PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN THEO QUY TRÌNH THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: Giới tính: Tuổi:

Đơn vị công tác: Chức vụ:

Kinh nghiệm ở vị trí công tác hiện tại: Số điện thoại:

E- mail:

II. Nội dung phỏng vấn

Câu hỏi 1: Quy trình kiểm soát chi theo mô hình thống nhất đầu mối đơn

giản hay phức tạp so với mô hình cũ

Đối với đơn vị sử dụng ngân sách/chủ đầu tƣ thì có thuận lợi gì?

Câu hỏi 2: Thời gian kiểm soát chi theo mô hình thống nhất đầu mối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong điều kiện triển khai đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước (Trang 115 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)