CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về năng lực quản trị dự án đầu tƣ công nghệ tại VPBank
3.4.1. Những ƣu điểm của năng lực quản trị dự án
Trong quá trình chuyển đổi toàn ngân hàng nói chung và thực hiện chiến lƣợc công nghệ giai đoạn 2012-2017 nói riêng, cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong quá trình thực hiện dự án, công tác quản trị các dự án đầu tƣ công nghệ đã có những đóng góp giá trị cho sự phát triển ngân hàng nhƣ sau:
Đã xây dựng và ban hành quy trình quản trị dự án cho toàn ngân hàng. Trong quy trình quản trị dự án đã thể hiện đƣợc rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị/phòng ban khi tham gia dự án. Điều này giúp giảm bớt sự mâu thuẫn giữa các đơn vị khi tham gia dự án, đồng thời giúp công tác quản trị nguồn lực đƣợc tốt hơn.
Trong cơ cấu tổ chức dự án, chức năng nhiệm vụ của từng cấp tham gia dự án đƣợc quy định một cách rõ ràng. Trong quá trình thực hiện dự án luôn có sự định hƣớng, chỉ đạo của cấp lãnh đạo tới cấp dƣới và xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án. Điều này giúp kiểm soát rủi ro, phạm vi dự án và định hƣớng chiến lƣợc dự án, đảm bảo kiểm soát đƣợc nguồn ngân sách và lợi ích dự án.
Chất lƣợng nhân sự trong dự án về cơ bản đƣợc đánh giá là tốt. Trong dự án có sự đóng góp của nhiều chuyên gia cao cấp, giàu kinh nghiệm cả trong và ngoài nƣớc. Đội ngũ triển khai dự án đều có năng lực chuyên môn cao, kỹ năng làm việc khá tốt và rất có trách nhiệm với công việc.
Chất lƣợng nhân sự tốt, kết hợp với các ƣu điểm khác trong công tác quản trị dự án nhƣ: Phạm vi công việc đƣợc phân tách rõ ràng; Lợi ích của đơn vị đƣợc thể hiện trong Business Case. Sự kết hợp này đã giúp cho chất lƣợng từng hạng mục con trong dự án đƣợc thực hiện tốt.
Trong quá trình lập và quản trị kế hoạch dự án, quản trị dự án cũng đã có sự phân công công việc một cách rõ ràng, phù hợp với chuyên môn của nhân sự tham gia dự án, kết hợp với việc phân tách công đƣợc luôn rõ ràng. Do đó đảm bảo phạm vi dự án không bị vƣợt ra ngoài tầm kiểm soát.
3.4.2. Những nguyên nhân và hạn chế tồn tại trong năng lực quản trị dự án
Căn cứ kết quả khảo sát và phỏng vấn đối tƣợng tham gia dự án, tác giả nhận định tồn tại những hạn chế trong năng lực quản trị dự án nhƣ sau:
Công việc dự án bị chồng lấp lên các công việc chức năng của nguồn lực tham gia dự án hoặc các dự án khác nhau cùng chung một nguồn lực trong cùng một thời
điểm. Đây đƣợc xem là 1 trong những nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn nhân sự trong dự án. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do hiện tại thiếu nguồn lực, khối lƣợng công việc lớn cho dù các nhân sự tham gia dự án đã làm thêm giờ, tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của dự án.
Việc phối hợp các đơn vị tham gia dự án cũng chƣa đƣợc tốt. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát, thực hiện hạng mục con của dự án đƣợc đánh giá tốt, nhƣng kết quả đánh giá dự án theo giai đoạn và kết quả tổng thể dự án của dự án không tốt. Nguyên nhân của việc phối hợp các đơn vị tham gia dự án chƣa tốt là do kế hoạch dự án không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên tới tổ dự án, các thành viên trong tổ dự án không nắm đƣợc tiến độ cũng nhƣ các mốc quan trọng trong dự án. Điều này sẽ làm tiến độ dự án bị chậm so với kế hoạch ban đầu đã đề ra.
Nghiên cứu khả thi là giai đoạn quan trọng trong dự án, không chỉ quyết định dự án có đƣợc đầu tƣ hay không, mà còn liên quan đến lợi ích của chủ đầu tƣ và các giai đoạn sau của dự án. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án vẫn gặp một số điểm liên quan đến vấn đề đầu vào của báo cáo nghiên cứu khả thi nhƣ: Chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ nhƣ các chỉ số tài chính hoặc các chỉ số tài chính chƣa đƣợc sử dụng triệt để; nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi cũng không đƣợc cập nhật đầy đủ tới thành viên tổ dự án, dẫn tới có thể sẽ bỏ qua một số lợi ích của một số đơn vị hƣởng lợi trong báo cáo. Chính những yếu tố này sẽ ảnh hƣởng tới kết quả đầu ra của báo cáo nghiên cứu khả thi cũng nhƣ ảnh hƣởng tới tính chính xác của báo cáo nghiên cứu khả thi.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày đƣợc cơ cấu tổ chức của VPBank, cơ cấu tổ chức của khối CNTT, chức năng của bộ phận quản trị dự án
Tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng năng lực quản trị đối với mỗi cấu phần năng lực. Trong mỗi cấu phần năng lực, tác giả trình bày quy trình thực hiện của ngân hàng, phân tích và sử dụng kết quả nghiên cứu định lƣợng và định tính để đánh giá thực trạng từng cấu phần năng lực và từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra những điểm yếu trong từng cấu phần năng lực.
Tác giả cũng trình bày tổng thể ƣu điểm và nhƣợc điểm năng lực quản trị dự án đầu tƣ công nghệ nói chung. Từ những nhƣợc điểm, tác giả đã đề cập những nguyên nhân gây ra những điểm yếu đó.
Từ việc phân tích nguyên nhân gây ra các điểm yếu trong năng lực quản trị các dự án đầu tƣ công nghệ, tác giả đƣa ra các biện pháp khắc phục các điểm yếu đó và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị dự án tại VPBank.
CHƢƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
CÔNG NGHỆ TẠI VP BANK