PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 49)

2.2.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân

tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:

 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

 Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu Nhiệm vụ của thống kê là thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải thích, và biểu diễn các số liệu. Trên cơ sở này thống kê đƣa ra những dự báo từ việc phân tích số liệu. Thống kê đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trong nghiên cứu con ngƣời, trong công tác điều hành quản lý chính phủ, trong kinh doanh, ...

Trong luận văn, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập số liệu về:

- Tình hình phát triển cho vay DNNVV tại GP Bank – Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, giai đoạn 2011 -2014, gồm các chỉ tiêu: số lƣợng khách hàng DNNVV, tổng nguồn vốn, vốn huy động, dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu,…

- Tình hình phát triển cho vay DNNVV thông qua những báo cáo hàng năm của chi nhánh gửi lên hội sở.

Sau khi thu thập, các số liệu này đƣợc hệ thống hóa dƣới dạng các bảng biểu. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ các báo cáo hàng năm, báo cáo công tác cho vay của GP.Bank - chi nhánh Ba Đình, Hà Nội giai đoạn 2011 -2014.

2.2.2 Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, dữ liệu thì cần chọn lọc lại các yếu tố chính, sau đó dùng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để nhận định đánh giá nhằm cho mục đích đánh giá và trình bày lại các ý tƣởng nghiên cứu phục vụ luận văn.

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể

so sánh đƣợc các chỉ tiêu tài chính. Nhƣ sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trƣớc (nghĩa là năm nay so với năm trƣớc ) và có thể đƣợc lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân.

- So sánh với số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó các nhà quản lý xác đinh đƣợc vị trí, tình hình hiện tại của đơn vị (tiến tiến, trung bình, yếu kém)

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu qua đó thấy đƣợc biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc. ∆Y = Y1 –Y0

- So sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tƣơng đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh đƣợc tình hình kinh tế khi số tuyệt đối không thể nói lên đƣợc. Kết quả so sánh bằng số tƣơng đối biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

∆Y

Y (%) = --- x 100% Yi Trong đó:

Y0 : chỉ tiêu năm trƣớc. Y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế, ∆Y = Y1 –Y0 %Y : là biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong luận văn, tác giả sẽ so sánh các chỉ tiêu hoạt động phát triển cho vay DNNVV tại GP.Bank – chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2011 -2014, so sánh với một số đơn vị NH khác hay với trung bình ngành. Kết quả so sánh sẽ cho thấy đƣợc mức

độ, sự thay đổi, sự biến động của các chỉ tiêu này qua các thời điểm. Qua đó thấy đƣợc sự phát triển cho vay DNNVV tại chi nhánh giai đoạn 2011 -2014.

2.2.3 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá hoạt động phát triển cho vay của ngân hàng đối với DNNVV thông qua các biến số kinh tế nhằm luận giải về các vấn đề có liên quan đến phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu là công cụ quan trọng trong nghiên cứu và quản lý, đƣợc vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo những giác độ nhất định, là những cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng để phát triển nhằm hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu.

Theo hƣớng phân tích đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự biến động của đối tƣợng cũng đƣợc chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tƣợng. Do việc phân tích thành các nhân tố nhƣ trên ta có thể biết đƣợc đâu là nhân tố nổi trội tác động đến đối tƣợng mà ta nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trƣờng hợp điều đó không thể thực hiện và nếu thực hiện đƣợc thì có nhiều khả năng làm nhiễu các quyết định khác. Mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp này là điều tra nguyên nhân và từ đó rút ra kết luận của những thay đổi ảnh hƣởng đến giá trị các nhân tố.

Sau khi phân tích thì cần tổng hợp lại để tìm ra cái khái quát, tìm ra bản chất của vấn đề từ đó đƣa ra kết luận những thay đổi ảnh hƣởng đến giá trị các nhân tố.

Trong luận văn, tác giả sẽ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả huy động vốn, thực trạng tăng trƣởng khách hàng DNNVV, thực trạng phát triển cho vay đối với DNNVV thông qua dƣ nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu,… tại GP.Bank – chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2011 -2014 để đánh giá tình hình phát triển cho vay

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI GP.BANK - CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GP.BANK – CHI NHÁNH BA ĐÌNH, HÀ NỘI 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của GP.Bank- chi nhánh Ba Đình

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank), tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Ninh Bình, đã chính thức trở thành Ngân hàng TMCP đô thị, hoạt động tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 07/11/2005. GP.Bank đƣợc thành lập theo giấy phép số 0043/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp ngày 13/11/1993. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2700113651 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ cấp (Đăng ký lần đầu 26/06/2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 13/12/2010). Từ một Ngân hàng mới chuyển đổi mô hình hoạt động, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đến nay, GP.Bank đã có sự phát triển mạnh mẽ, tăng mạnh cả về qui mô hoạt động, tổ chức mạng lƣới, cán bộ.

Ngày 7/7/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu thành Ngân hàng thƣơng mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Dầu Khí Toàn Cầu do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Theo đó, NHNN mua toàn bộ (100%) cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu thành Ngân hàng thƣơng mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Toàn Cầu do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu với vốn điều lệ 3.018.000.000.000 đồng (Ba nghìn không trăm mƣời tám tỷ đồng). Đồng thời, NHNN chỉ định Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank) tham gia quản trị, điều hành, hỗ trợ hoạt động kinh doanh và tái cơ cấu Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu.

Sản phẩm – dịch vụ

GP.Bank cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tài chính – ngân hàng tầm cỡ quốc tế nhƣ: tiết kiệm – tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính – du học, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ

mobile banking và nhiều dịch vụ ngân hàng khác. Với sứ mệnh “cam kết thành công”, GP.Bank cung cấp nhiều dịch vụ tài chính - ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng.

Quy mô vốn

Vốn điều lệ của ngân hàng ban đầu là 05 tỷ đồng, năm 1993 tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình. Đến năm 2005, thị trƣờng ngành ngân hàng bắt đầu phát triển mạnh, thì vốn điều lệ của GP.Bank là 135 tỷ đồng. Năm 2006, vốn điều lệ nâng lên là 500 tỷ đồng. Năm 2007, vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng. Năm 2009, là năm mà thị trƣờng ngành Ngân hàng đầy cạnh tranh, để khẳng định vị trí hàng đầu của mình, GP.Bank đã tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Năm 2015, vốn điều lệ của GP.Bank là 3018 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động

Qua nhiều lần thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thì đến nay GP.Bank đã quyết định đặt Hội sở tại Số 109 Trần Hƣng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mạng lƣới kinh doanh của GP.Bank không ngừng đƣợc mở rộng với 01 Hội sở chính và gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 1.400 cán bộ nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp. Trong thời gian tới, GP.Bank sẽ tiếp tục phát triển mạng lƣới nhằm đƣa các dịch vụ tài chính – ngân hàng chất lƣợng cao đến gần hơn với khách hàng.

Đội ngũ cán bộ nhân viên

GP.Bank hết sức chú trọng thu hút và xây dựng nguồn nhân lực mới, trong đó chú trọng tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ đƣợc đào tạo chính quy từ các trƣờng đại học và nguồn lao động giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, trên 97% cán bộ nhân viên của GP.Bank đã có trình độ đại học, trên đại học và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.

Ưu thế công nghệ

Hiện đại hoá hệ thống Công nghệ thông tin là một trong những ƣu tiên hàng đầu của GP.Bank nhằm tăng sức cạnh tranh và hơn thế là mang lại cho khách hàng

những dịch vụ và tiện ích ngân hàng hàng đầu. GP.Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây. Hiện nay, GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi T24 lên phiên bản R9 – phiên bản mới nhất, T24-R9 giúp cho ngân hàng tối ƣu hóa đƣợc các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì đƣợc sự linh hoạt trƣớc các thay đổi trong kinh doanh.

* Sơ lược các giai đoạn phát triển của GP.Bank

- Năm 2005: Chính thức trở thành ngân hàng đô thị, mang tên NH TMCP Toàn Cầu G-Bank đi vào hoạt động.

- Năm 2006: Góp vốn với cổ đông chiến lƣợc PetroVietnam.

- Năm 2007 - 2009: Chính thức đổi tên là NHTMCP Dầu khí toàn cầu. Thời kỳ phát triển hƣng thịnh, vƣợt qua khủng hoảng kinh tế chung của thế giới. - Năm 2010: Thành lập công ty trực thuộc đầu tiên: Công ty TNHH 1 thành

viên Quản lý Nợ và Khai thác tài sản (GPBank AMC).

- Năm 2011: ký kết hợp tác song phƣơng với BIDV bắt đầu một thời kỳ phát triển mới tăng trƣởng mạnh mẽ hơn.

- Ngày 7/7/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chuyển đổi mô hình thành Ngân hàng thƣơng mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Dầu Khí Toàn Cầu do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.

Thành tích đạt đƣợc

Từ 2002 đến 2004: Liên tiếp nhận Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc đã có những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh.

Năm 2005: Bằng khen của Tổng cục Thuế về những thành tích trong việc đóng góp thuế cho Nhà nƣớc.

Năm 2006: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trao tặng cho Tập thể cán bộ nhân viên có thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2005 – 2006.

Năm 2007: Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007”.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tặng cờ “Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2007”.

Năm 2009: TOP 500 thƣơng hiệu Nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát. Nằm trong Top 500 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500.

Năm 2010: Cúp Thƣơng hiệu nổi tiếng quốc gia Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam

Năm 2011: Nhận Giải thƣởng Nhãn hiệu nối tiếng Việt Nam

Năm 2014: Top 10 Ngân hàng đƣợc quan tâm nhất My Ebank

Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng và phục vụ quá trình giám sát, quản lý của ngân hàng cấp trên, chi nhánh Ba Đình đƣợc thành lập vào tháng 05 năm 2009. Hiện nay chi nhánh Ba Đình đã có 11 Phòng giao dịch gồm: PGD Kim Mã, Chùa Láng, Láng Hạ, Hoàng Cầu, Lạc Long Quân, Yên Phụ, Thụy Khuê, Yên Hòa, Tây Sơn, Xã Đàn và PGD Trung tâm Thanh Xuân. Cho đến nay GP.Bank- chi nhánh Ba Đình là một trong những chi nhánh lớn của hệ thống GP.Bank về qui mô cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Hiện chi nhánh đang tọa lạc tại tòa nhà Toserco 273 Kim Mã quận Ba Đình thành phố Hà Nội. Tòa nhà rất bề thế, đã từng đƣợc chọn là Hội sở của Ngân hàng năm 2006.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và các dịch vụ của GP.Bank- chi nhánh Ba Đình * Về cơ cấu tổ chức của GP.Bank – chi nhánh Ba Đình

Với quan điểm bộ máy tinh giản nhƣng hiệu quả cao, Chi nhánh Ba Đình có Ban Giám Đốc điều hành và dƣới đó là 06 phòng ban trực thuộc sự quản lý. Cơ cấu tổ chức bao gồm:

• Phòng Giao dịch.

• Phòng Quan hệ Khách hàng

• Phòng Hỗ trợ Tín dụng • Phòng Hành chính nhân sự • Phòng Kiểm soát nội bộ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của GP.Bank –chi nhánh Ba Đình

(Nguồn : Phòng Hành chính nhân sự GP.Bank – Chi nhánh Ba Đình)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban Giám Đốc: Chịu trách nhiệm về kế hoạch công tác chung, chiến lƣợc kinh doanh, công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chịu trách nhiệm và đƣa ra những quyết định chủ yếu trong kinh doanh và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban.

- Phòng giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu mọi trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy. Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)