Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 38 - 42)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố thuộc về ngân hàng là các yếu tố nội lực của ngân hàng- những yếu tố ngân hàng có sẵn để quản lý, điều hành và sử dụng trong kinh doanh. Vì là của ngân hàng nên bản thân ngân hàng có thể thay đổi, bổ sung, định hƣớng để các yếu tố nội lực phát huy tốt nhất, đáp ứng đƣợc tình hình kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.

- Chính sách cho vay

Chính sách cho vay bao gồm các nội dung nhƣ chính sách khách hàng, chính sách về qui mô và giới hạn cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay, qui định về tài sản bảo đảm,… Chính sách cho vay của ngân hàng quyết định toàn bộ hƣớng phát triển của ngân hàng đó. Một chính sách cho vay đồng bộ, thống nhất, khoa học sẽ xác

định cho các cán bộ tín dụng một phƣơng hƣớng đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động cho vay.

Sự phát triển khoản vay đối với DNNVV thể hiện khi NH đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của DNNVV. Khi nhu cầu vay vốn đƣợc đáp ứng tốt nhất cũng có nghĩa là NH đang tạo điều kiện để các DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, tái đầu tƣ mở rộng sản xuất tạo lợi nhuận cho DN, đảm bảo cho DN hoàn trả cả lãi lẫn gốc đúng thời hạn.

- Chất lƣợng thẩm định cho vay và quy trình cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của NHTM, một hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy để ra đƣợc một quyết định cho vay đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho NH và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh NH thì hoạt động cho vay đòi hỏi NH phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay vốn. Bên cạnh đó, công tác thẩm định tốt thì ngân hàng có thể loại bỏ những khoản vay có rủi ro cao, và đƣa ra những quyết định tốt về việc cho vay hay không, giảm thiểu đƣợc nguy cơ mất vốn. Việc đánh giá một cách toàn diện khách hàng trƣớc khi vay vốn là điều kiện để NH thu hồi đủ gốc lẫn lãi đúng thời hạn, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay vốn cho vay.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát

Công tác kiểm tra kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay. Việc kiểm soát tốt và theo dõi sát sao khách hàng là việc làm cần thiết trong mục tiêu giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Với những khoản vay đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên sẽ hạn chế đƣợc tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm giảm nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

- Trình độ chuyên môn và đạo đức của đội ngũ cán bộ

Trong hoạt động ngân hàng, nhân tố con ngƣời đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cho vay. Cho vay là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, kinh

định, thu thập và phân tích các thông tin cho vay, từ đó tƣ vấn cho ban lãnh đạo quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Quá trình thẩm định tốt sẽ giảm thiểu rủi ro cho khoản vay. Do đó, thẩm định giúp cho NH lựa chọn đƣợc khách hàng tốt. Việc thu thập và phân tích tốt đƣợc các thông tin về khách hàng sẽ giúp NH ngăn chặn những khách hàng xấu trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng và giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội vay vốn. Cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa NH với khách hàng, là thể hiện hình ảnh của NH trong giới khách hàng. Giúp khách hàng biết đến NH, hiểu đƣợc về tính chất hoạt động của NH. Bởi vậy tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng luôn luôn có những mặt trái. Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với mặt trái cơ chế, nếu cán bộ tín dụng không rèn luyện bản lĩnh vững vàng rất có thể sẽ bị cuốn theo các cám dỗ tầm thƣờng, không tự làm chủ bản thân, hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay dẫn đến thất thoát vốn. Do vậy, yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải có đạo đức tốt.

Bên cạnh đó, những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đang dần dần đƣợc áp dụng vào lĩnh vực ngân hàng, đòi hỏi sự phát triển đa dạng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, do đó các cán bộ tín dụng phải nhanh nhạy, chủ động nắm bắt những tri thức mới để có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu về công việc hiện nay. Việc mở rộng quy mô khách hàng vay vốn cũng phụ thuộc vào cán bộ tín dụng có đảm nhiệm đƣợc số lƣợng khoản vay hay không. Có nhƣ vậy hoạt động phát triển cho vay tại NH mới đƣợc đảm bảo cả lƣợng và chất.

Nhƣ vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vủa cán bộ ngân hàng cao, đạo đức tốt cũng góp phần quan trọng vào phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Hoạt động marketing

Hoạt động marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển cho vay tại chi nhánh. Nếu có hoạt động marketing phát triển thì các hình thức hoạt động

cho vay của chi nhánh sẽ đƣợc giới thiệu ra công chúng rộng rãi hơn từ đó khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ biết đến chi nhánh nhiều hơn - đây là cơ hội tốt để chi nhánh phát triển đƣợc thêm lƣợng khách hàng.

- Công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng

Công nghệ cao giúp NH giảm chi phí quản lý sát sao các khoản vốn huy động, vốn vay và đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay của NH.

Với mỗi ngân hàng thì phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Các thông tin về doanh nghiệp càng chi tiết cụ thể chính xác sẽ càng đảm bảo chất lƣợng các khoản vay. Trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay thì việc nắm bắt các thông tin về đối tác và đối thủ cạnh tranh là hết sức cần thiết. Xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu, nắm bắt kịp thời chính xác luồng thông tin về khách hàng với nhiều kênh nhiều nguồn cung cấp là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ phát triển cho vay của NHTM.

Để có thể thu nhập đƣợc những nguồn thông tin đầy đủ, đơn giản hóa các thủ tục rút ngắn thời gian giao dịch thì ngân hàng cần có công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi các ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt bằng các dịch vụ mang tính hiện đại hóa cao, đem lại nhiều tiện ích cho ngƣời sử dụng thì việc hiện đại hóa trang thiết bị cơ sở vật chất tiên tiến là bƣớc đi tất yếu với mỗi ngân hàng nếu muốn tồn tại và phát triển.

- Nguồn vốn của NH

Ngân hàng là chủ thể huy động lƣợng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó cho vay đối với nền kinh tế. NH có thể cho vay nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của NH và khả năng huy động vốn của NH đó.

Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NH. Nếu tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại chỗ qua các năm tăng lên

thì NH có thể lựa chọn cho vay theo các thời hạn và quy mô khác nhau mà không bị hạn chế. Ngƣợc lại, nếu công tác huy động vốn của NH không tốt, không đảm bảo đủ vốn phục vụ cho hoạt động cho vay thì NH sẽ không có khả năng phát triển cho vay. Cơ cấu vốn huy động của NH ảnh hƣởng lớn tới hoạt động cho vay. Nếu nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn thì việc cho vay trung và dài hạn của ngân hàng sẽ bị giới hạn. Chi phí huy động vốn tác động tới lãi suất cho vay, qua đó tác động tới tâm lý của khách hàng khi vay vốn, với nguồn vốn có chi phí cao thì NH sẽ phải cho vay với lãi suất cao hơn để bù đắp đƣợc chi phí đã bỏ ra. Tuy nhiên việc tăng lãi suất sẽ ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, hạn chế doanh số cho vay và ảnh hƣởng tới việc trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)