Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 42 - 47)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Là những nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài, vì thế ngân hàng không thể triệt tiêu hay làm thay đổi chúng, tuy nhiên ngân hàng có thể nghiên cứu để đƣa ra các dự báo, từ đó đề ra các giải pháp có tính chất “đi tắt đón đầu” khai thác môi trƣờng khi thuận lợi và hạn chế tác động xấu của nó tới hoạt động kinh doanh của mình.

1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về môi trƣờng Môi trƣờng kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nếu môi trƣờng kinh tế tốt sẽ tạo môi trƣờng rất thuận lợi để phát triển hoạt động cho vay.

Bất cứ một Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng.

Ngƣợc lại, nếu nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn, nguồn vốn bị dƣ thừa, làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng không những không đƣợc phát triển mà còn bị thu hẹp.

Trong nền kinh tế thị trƣờng mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và phát triển hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cƣờng hoạt động cho vay .

Sự thay đổi những chủ trƣơng chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết đƣợc sản phẩm hay chƣa có phƣơng án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển phát triển cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thƣơng mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thƣơng mại phát triển cho vay, ngƣợc lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới phát triển cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tƣợng đó sẽ tác động tiêu cực đến phát triển cho vay của ngân hàng.

Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng thƣơng mại.

Môi trƣờng chính trị xã hội

Sự ổn định về chính trị - xã hội sẽ thu hút đầu tƣ, các doanh nghiệp yên tâm đƣa ra quyết định đầu tƣ do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tƣ mới, đầu tƣ mở rộng

sản xuất gia tăng. Khi các DNNVV mở rộng đầu tƣ thì hoạt động cho vay của NH sẽ phát triển. Nếu môi trƣờng chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tƣ rút vốn đầu tƣ dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện phát triển cho vay.

Không chỉ có chính trị trong nƣớc mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến phát triển cho vay các DNNVV của NHTM. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hƣớng phát triển nền kinh tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hƣởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trƣờng thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nƣớc, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến phát triển cho vay của ngân hàng. Nhƣ vậy, nền kinh tế thế giới phát triển ổn định cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển cho vay.

Môi trƣờng cạnh tranh

Các Ngân hàng thƣơng mại hoạt động trong môi trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cƣờng các hoạt động của mình vƣợt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu nhƣ đối thủ cạnh tranh mà chiếm ƣu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng, thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để phát triển hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ƣu thế hơn là vô cùng quan trọng.

Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến phát triển cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hƣớng: thứ nhất, để chiếm ƣu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tƣ trang thiết bị tốt, tăng cƣờng đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trƣơng uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hƣớng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng cho vay. Tuy nhiên, ở hƣớng thứ hai, dƣới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện cho vay cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lƣợng tín dụng.

Môi trƣờng tự nhiên

Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra nhƣ lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc cho cả ngƣời vay và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhƣng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thƣờng đƣợc chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ.

1.3.2.2 Nhân tố thuộc về khách hàng DNNVV

Các DNNVV luôn trong tình trạng thiếu vốn, nên đây là cơ hội để các ngân hàng mở rộng quy mô cho vay và nâng cao hiệu quả cho vay, một số yếu tố thuộc về DNNVV có ảnh hƣởng đến phát triển cho vay nhƣ:

- Năng lực quản lý của doanh nghiệp: thể hiện ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý của DNNVV trƣớc những biến động của thị trƣờng. Năng lực quản lý yếu kém sẽ dẫn tới lãng phí những nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn bị thất thoát gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và dẫn đến khả năng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng.

- Mục đích sử dụng vốn vay của DNNVV: để vay vốn của NH thì các DNNVV phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, tuy nhiên có những DN vẫn cố tình sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thất thoát vốn và làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho NH.

- Vốn tự có của DNNVV: vốn tự có thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DNNVV, khả năng thanh toán và chống đỡ rủi ro của doanh nghiệp. Nếu vốn tự có của doanh nghiệp quá thấp trong khi vốn vay NH lại quá lớn thì khả năng tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán thấp, đồng thời nợ đến hạn ít có khả năng thanh toán.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)