3.2. Một số giải pháp để tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ansinh xã hội ở
3.2.9. Phát triển hệ thống ansinh xã hội của tỉnh
3.2.9.1. Chính sách xã hội phải hướng tới nhóm người dễ bị tổn thương.
Nhóm người dễ bị tổn thương là: nông dân bị mất đất canh tác, bị thiên tai dịch bệnh, những người bị rủi ro cá nhân, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, người di cư tự do vào các đô thị, người nghèo và cận nghèo. Chính sách xã hội phải hướng tới nhóm người này, trong đó người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người già, người tàn tật là những người cần được quan tâm nhiều nhất và chắc chắn họ phải được hưởng chế độ an sinh xã hội đầy đủ.
Hiện nay, không chỉ thực hiện chính sách bảo đảm ASXH, mà hệ thống bảo đảm an sinh xã hội cần phải được thực hiện tốt hơn, mạnh mẽ hơn, cần cụ thể hóa phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, tính chất của cư dân nông thôn. Điều quan trọng là
96
bảo đảm ASXH cần phải gắn với việc thực hiện tốt chính sách đất đai, chính sách thu hồi đất và việc giải quyết hậu quả kinh tế, xã hội sau khi những nông dân đã bị thu hồi đất. Nếu không giải quyết tốt, thì việc thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân và khu vực nông thôn không hiệu quả, không nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng nông dân.
3.2.9.2. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động ở các khu công nghiệp.
Hiện nay, số lao động làm trong KCN cũng lớn nhưng đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động nghèo nàn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và động lực phát triển - đây là vấn đề lớn trong hê ̣ thống chính sách về bảo đảm an sinh xã hô ̣i. Để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động ở các khu công nghiệp thì tỉnh cần có những biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần nhanh chóng rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bổ sung và cơ cấu lại một cách hợp lý và đồng bộ giữa phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật với cơ sở hạ tầng về mặt xã hội. Dứt khoát trong các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có một tỷ lệ đất đai cân đối, thích hợp giữa xây dựng nhà máy, công xưởng với xây dựng bệnh viện, trường học, công viên, chợ, khu vui chơi giải trí và cảnh quan thiên nhiên hài hòa với môi trường sống của con người. Phải xem mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế và mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa tinh thần là những mục tiêu đồng bộ không thể tách rời.
Thứ hai, cần ban hành quy chế kiểm tra và giám sát thật nghiêm chế độ lao
động 8 giờ/ngày. Bảo đảm về mặt pháp lý để người công nhân có đủ một lượng thời gian cần thiết cho nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí và đáp ứng các lĩnh vực sinh hoạt cá nhân khác. Kiên quyết ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tăng ca, tăng cường độ và kéo dài thời gian lao động một cách tùy tiện. Tạo điều kiện để người lao động tham gia các hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần chính là giải pháp tái tạo sức lao động hiệu quả và thiết thực. Giải pháp này sẽ góp phần tạo nguồn nuôi dưỡng năng lực sáng tạo và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
97
Thứ ba, cần sớm có các chính sách ưu đãi , khuyến khích các doanh nghiệp và tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình dịch vụ, các câu lạc bộ, cơ sở sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Mỗi doanh nghiệp, cụm doanh nghiệp phải có các loại hình câu lạc bộ, thư viện, có các loại hình sinh hoạt cộng đồng, các hội nghề nghiệp, hội theo giới.
3.2.9.3. Đạo tạo nghề cho nông dân
Xã hội hóa công tác đào tạo nghề và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển kỹ thuật nghề nghiệp, nhất là đối với các nghề sử dụng công nghệ, nghề phục vụ phát triển du lịch để tích cực chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Thực tế, Ninh Bình đang chuyển hướng phát triển du lịch, ưu tiên các dự án công nghệ sạch và công nghệ cao. Sự chuyển hướng này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tương ứng, cần nguồn nhân lực có chất lượng cao để sử dụng công nghệ, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ du lịch để phục vụ tốt cho ngành du lịch. Hiện nay, lao động không có việc làm chủ yếu là lao động nông thôn, cần đào tạo nghề cho họ để đáp ứng sự chuyển hướng trên của tỉnh.
Xây dựng các KCN tập trung tạo nên những cơ hội lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nên một số lượng đáng kể việc làm phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp và gia tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn... Tuy nhiên, các KCN được hình thành làm một bộ phận đất nông nghiệp bị thu hồi làm cho nhiều nông dân bị mất quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp dẫn đến thất nghiệp trong nông thôn. Tỉnh cần có những giải pháp để đào tạo nghề cho nông dân, tạo việc làm cho nông dân. Cụ thể như:
- Đào tạo nguồn nhân lực và dạy nghề phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu cần phải được nhấn mạnh trong phương hướng phát triển của hệ thống các trường nghề và đào tạo nghề ở tỉnh. Các trường nghề phải tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo thông qua Ban quản lý khu công nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến đầu tư, nhu cầu nhân lực của từng loại hình doanh nghiệp... Từ đó mà có sự phối hợp ngay từ khâu chọn nghành nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo cho đến khâu tuyển sinh.
98
- Thành lập các trường nghề, trung tâm dạy nghề gắn với KCN. Hiện nay, mô hình KCN tự đào tạo nghề hoặc gắn với các trường nghề đang là một định hướng có nhiều ưu thế. Các trường nghề là nơi nắm rõ nhất nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó tập trung vào nhóm ngành chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Với cách làm này, mức độ kết nối giữa hoạt động đào tạo và hoạt động thực tiễn cũng thuận lợi hơn, học viên có thể thực tập tại các doanh nghiệp, tiếp cận được môi trường làm việc và máy móc thiết bị thực tế trong doanh nghiệp.
Hiện nay, tỉnh có một số mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao như: thảm cói, hàng thêu, sản phẩm cói, mây tre, quần áo may sẵn, hàng lúa rơm. Cho nên, công tác đào tạo nghề có thể hướng vào đào tạo lao động cho những ngành này. Cụ thể như: đào tạo nghề may, nghề thêu, nghề đan lát. Hiện nay, trên thị trường đang có nhu cầu về nghề gia sư, giúp việc, công tác đào tạo nghề có thể hướng tới nghề này.
3.2.9.4. Phát triển hệ thống BHXH, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHXH
Những người có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đóng góp tham gia BHXH, cuộc sống của họ luôn bị bấp bênh, đe dọa, thường gặp rủi do, họ cần sự che chở, giúp đỡ của xã hội. Nhà nước và các doanh nghiệp đóng BHXH giúp cho nhóm người này được hưởng BHXH, từ đó tạo điều kiện và động lực cho nhóm người này làm việc, vượt qua khó khăn, đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện nay, tỉnh cần bảo hiểm cho những người nông dân, phát triển
thêm hình thức bảo hiểm cây trồng vật nuôi để những người nông dân được an sinh.
Ngoài ra, tỉnh cần phát triển thêm hình thức bảo hiểm môi trường. Ở Ninh Bình, hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy, xí nghiệp đã gây hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại tới môi trường và sức khỏe con người, kể cả những người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất cũng như những người sống xung quanh các nhà máy, xí nghiệp đó. Bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến ngành du lịch của tỉnh. Những thiệt hại này phải được đền bù, chính các chủ thể gây ra thiệt hại ấy phải tự lo đền bù bằng
99
nhiều phương thức trong đó có bảo hiểm môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cần có những giải pháp để tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp các dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Từ đó bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu... Như vậy, để phát triển hệ thống bảo hiểm cần có sự tham gia của nhà nước, của doanh nghiệp và người dân. Nhà nước chỉ cung cấp các loại hình BHXH để hoạt động, để người dân tiếp cận còn người dân tham gia như thế nào còn phụ thuộc vào nhận thức của người dân và điều kiện của người dân. Cho nên, muốn hoàn thiện hệ thống ASXH cần cả nhà nước và người dân, cần nâng cao nhận thức của cả nhà nước và người
dân về ASXH.
100
KẾT LUẬN
1. Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học, dùng để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. An sinh xã hội, theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em. Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật chất để bảo đảm an sinh xã hội. Đến lượt mình, bảo đảm an sinh xã hội là động lực, mục tiêu của tăng trưởng, phát triển kinh tế.
2. Ở nước ta, ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới, trải qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, quan điểm chủ trương về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán: "Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội... Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển". Như vậy, tư tưởng tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội được thể hiện rõ ngay trong từng bước hoàn chỉnh đường lối chiến lược và từng chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 hiến định đầy đủ các nội dung của hệ thống ASXH, cập nhật được những vấn đề mới vừa là sách lược, vừa có tầm chiến lược; nêu bật được các chính sách trụ cột của an sinh xã hội và phương thức thực hiện.
3. Đối với Ninh Bình, kể từ khi được tái lập đến nay, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể như: tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định;
101
tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; thu nhập bình quân đầu người cũng tăng; hệ thống giáo dục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác y tế dự phòng được quan tâm, dịch bệnh được kiểm soát; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm thực hiện tích cực và có hiệu quả. Cùng với việc tạo dựng, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong giai đoạn vừa qua thì công tác giảm nghèo có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được kết quả cao. Bảo hiểm xã hội từng bước phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì tăng trưởng kinh tế cũng tác động tiêu cực đến ASXH của tỉnh. Cụ thể như: Việc phân phối nguồn vốn đầu tư không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng; ngành nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn; ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân; khai thác quá mức tự nhiên, xâm hại cảnh quan để lại hậu quả cho thế hệ tương lai; ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa, nếp nghĩ, lối sống của người dân, đặc biệt là lớp trẻ.
Trong thời gian, cùng với các chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế, thì tỉnh cũng thực hiện những chính sách về ASXH. Do đó, ASXH đã có những tác động thuận chiều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như: ASXH đã điều hoà các mâu thuẫn xã hội, tạo nên sự đồng thuận xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội của tỉnh; ASXH góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo niềm tin cho người dân; kích thích đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những tác động thuận chiều thì ASXH cũng có những tác động trái chiều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như: nguy cơ tái nghèo còn cao, thất nghiệp còn, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, lòng dân chưa yên vì quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp, lao động nông thôn chưa có việc làm. Từ đó, tạo ra những mâu thuẫn, tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù, tỉnh đã đạt được những thành tựu về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ASXH nhưng tỉnh vẫn còn đứng trước những vấn đề đặt ra trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội ở Ninh
102
Bình. Cụ thể là: xử lý mâu thuẫn đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư cho trợ cấp, an sinh xã hội trong điều kiện tỉnh còn nghèo; xử lý mâu thuẫn giữa kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm khoảng cách giàu - nghèo; giải quyết khó khăn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với bảo đảm việc làm; giải quyết mâu thuẫn giữa thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; giải quyết khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa.
4. Từ chủ trương của Đảng, thực tiễn của tỉnh Ninh Bình, quan điểm để tỉnh giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ASXH ở là: Một là, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững là điều kiện vật chất bảo đảm an sinh xã hội, an sinh xã hội vững chắc là động lực cho tăng trưởng kinh tế cao, ổn định. Hai là, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội là hai nhân tố chủ lực của tăng trưởng bền vững. Ba là, tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Bốn là, bảo đảm tính hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Năm là, thực hiện gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ngay trong