3.2. Một số giải pháp để tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ansinh xã hội ở
3.2.2. Tiếp tục xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch
bền vững
Ngành du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường. Phát triển du lịch sẽ góp phần gìn giữ, bảo tồn được bản sắc văn hóa,
86
bảo vệ thiên nhiên, hướng về cội nguồn. Đồng thời, phát triển du lịch là phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước. Hiện nay, Ninh Bình vẫn còn nhiều thế mạnh về du lịch nhưng chưa được khai thác và phát huy. Trong tương quan so sánh từ lợi ích lâu dài, việc phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là hướng phát triển đúng đắn.
Việc phát triển du lịch bền vững cần đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến với các vùng, điểm du lịch, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng của ngành cho tương lai.
Để phát triển du lịch bền vững cần, thứ nhất, hoàn chỉnh công tác quy hoạch, đồng thời tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch. Quy hoạch là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát triển du lịch mỗi quốc gia, mỗi địa phương và thường được qua tâm, thực hiện đi trước một bước. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, quan tâm xây dựng các dự án, các chương trình, các kế hoạch phát triển sao cho khai thác, tôn tạo các nguồn lực phát triển du lịch hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững. Công tác tổ chức, quản lý, thực hiện quy hoạch cần được nâng cao cả về chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp. Thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, các cơ quan chuyên môn. Tiếp tục có chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành về du lịch.
Thứ hai, đầu tư nâng cấp hạ tầng phục vụ du lịch. Trước hết là hoàn thiện
mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải. Đây là yếu tố hàng đầu, giúp khách du lịch di chuyển trên phạm vi nhất định, là yếu tố không thể thiếu. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng sẽ góp phần kích thích du lịch phát triển nhanh chóng. Hiện nay, mạng lưới giao thông của tỉnh cần hoàn thiện hơn nữa để giảm bớt đi lại tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch cho khách du lịch. Tỉnh cần tranh thủ hỗ trợ nguồn vốn của Trung ương và nguồn vốn ngoài ngân sách để tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng giao thông phục vụ tốt cho du lịch phát triển.
Nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống đường vành đai nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh và tạo điều kiện khai thác, phát triển du lịch. Trang bị hệ thống biển
87
báo hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách du lịch. Xây dựng hệ thống thông tin tại các điểm du lịch cung cấp những thông tin hữu ích, kịp thời tới du khách.
Khách du lịch thường xuyên rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện nhiều các dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, điện, nước…Do đó, cần huy động các nguồn vốn xây dựng và tôn tạo kết cấu hạ tầng để đáp ứng.
Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, nâng cao
trình độ dân trí về hoạt động du lịch. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trường, tạo ra tâm lý hưởng ứng, hướng tới sản phẩm du lịch một cách nhanh nhất. Thiết lập hệ thống các trung tâm hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách du lịch ở mối giao thông quan trọng và các thị trường trọng điểm. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hoá, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Cách tiếp thị, quảng bá tốt nhất là từ chính các du khách sau khi đi du lịch về tuyên truyền cho người thân, bạn bè về các điểm du lịch. Do vậy, các sản phẩm du lịch cần phải độc đáo, đa dạng, chất lượng và phương thức phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.