3.2. Một số giải pháp để tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ansinh xã hội ở
3.2.1. Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
Từ những vấn đề đặt ra trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm ASXH của tỉnh như đã trình bày ở chương 2, có thể thấy, đã đến lúc cần nhận thức
83
rõ và chủ động áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, khắc phục tình trạng tăng trưởng theo chiều rộng.
3.2.1.1. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: tránh thất thu ngân sách, nhưng cũng
không nên tận thu mà cần nuôi dưỡng nguồn thu, qua đó tăng hợp lý các nguồn thu
cho ngân sách, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triển, đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2011-2020 từ 35-40% tổng chi cân đối ngân sách địa phương. Vốn ngân sách nhà nước cần đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, kết cấu hạ tầng quan trọng, nhằm tạo ra các lợi thế để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Xác định rõ nhu cầu đầu tư của tỉnh, các chủ trương, chương trình nội dung, mục tiêu đầu tư của Trung ương hàng năm để xây dựng các danh mục dự án phù hợp với nhu cầu của địa phương và mục tiêu đầu tư của Trung ương, tránh lãnh phí nguồn vốn ngân sách, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước đối với địa phương.
Đối với nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp tư nhân, cần phát huy tối đa tiềm
năng của dân cư, doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Ưu tiên đầu tư vào phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là hoạt động du lịch, phát triển thương mại. Ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi đối với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: mặt bằng sản xuất, các điều kiện sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, cụ thể là: sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch. Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng để các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Quan tâm đến nhà đầu tư từ khi họ đến cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tăng cường thu hút FDI, mở rộng lĩnh
vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): xây dựng danh mục dự
84
án thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội để làm căn cứ huy động vốn ODA. Trước mắt tập trung vận động nguồn vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gồm các lĩnh vực xử lý môi trường, nước sạch, giảm nghèo…Cần đặt mục tiêu và có các biện pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, tránh sử dụng lãng phí, để lại gánh nặng trả nợ cho các thế hệ sau.
Đối với nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ: nguồn vốn này chủ yếu là
viện trợ không hoàn lại, tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như y tế, giáo dục, dân số, trẻ em... Do vậy, cần nắm bắt thời cơ và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương đặc biệt là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để tiếp cận được với các tổ chức NGO.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây là nguồn vốn rất quan trọng mang tính quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng góp phần giải quyết nhiều vấn đề ASXH. Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau:
- Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực: đa dạng hóa, chuẩn hóa và từng
bước hiện đại hóa các loại hình giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Khẩn trương nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư trang thiết bị dạy học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực hiện xã hội hóa sâu rộng đối với đào tạo các nghề nhằm tạo ra mạng lưới trường, trung tâm và các điểm dạy nghề, đáp ứng mục tiêu chuyển lực lượng lao động có quy mô lớn từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp, dịch vụ được đào tạo.
- Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực
+ Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục dạy nghề, tăng thêm quy mô và nâng
85
cao chất lượng dạy nghề, chú trọng dạy nghề chất lượng cao, tập trung đào tạo lao động ở những khâu đột phá, các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử, cơ giới, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề.
3.2.1.3. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông lâm nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với công nghiệp, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng: đề nghị chủ đầu tư thực hiện sản xuất theo công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Tây Âu; riêng xi măng cần theo dây chuyền công nghệ khô và giảm tối đa tiếng ồn, bụi khí.
- Đối với du lịch: tiêu chuẩn hoá hoạt động du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và đặc biệt tại các khu vực trọng điểm. Nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý, bán hàng, phục vụ nhà hàng và nhanh chóng tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực. Xây dựng tiêu chí khai thác, quản lý du lịch hướng tới tiêu chuẩn châu Âu, chú ý ứng dụng công nghệ tin học, phát triển Internet, ngoại ngữ... và dịch vụ tài chính, ngân hàng tiên tiến.
- Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: áp dụng công nghệ sinh học để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị diện tích; sử dụng công nghệ hiện đại trong chế biến sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn thị trường yêu cầu, đặc biệt đối với hành hoá nông sản chủ lực.