3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Công ty Cổ phần Giấy An Hoà
3.2.2. Phân tích môi trường ngành sản xuất giấy (mô hình 5 lực lượng):
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành đang diễn ra mạnh mẽ, đến nay ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam có rất ít doanh nghiệp sản xuất bột giấy thƣơng phẩm công suất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất bột chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất giấy của chính doanh nghiệp. Hiện tại Việt Nam có 500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy, với tổng năng lực sản xuất 2,075 triệu tấn giấy và 437.600 tấn bột giấy mỗi năm. Công suất bột giấy mới chỉ đạt khoảng 21,8%, sản xuất bột giấy mới đáp ứng đƣợc 37% nhu cầu, số bột giấy còn lại đƣợc đảm bảo bởi bột giấy nhập khẩu, giấy loại thu gom nội địa và giấy loại nhập khẩu. Trong những năm trở lại đây, đã có một số dự án nhà máy bột giấy đƣợc đƣa vào kế hoạch đầu tƣ và vận hành, trong đó có Nhà máy bột giấy An Hòa (Tuyên Quang) công suất thiết kế 130.000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy Phƣơng Nam (Long An) 100.000 tấn/năm, Nhà máy bột giấy Thanh Hóa, 2 nhà máy bột giấy của Tập đoàn Tân Mai tại Quảng Ngãi và Kon Tum.
Nhu cầu tiêu dùng giấy của cả nƣớc năm 2012 ƣớc đạt khoảng 2,9 triệu tấn giấy các loại , trong đó nhâ ̣p khẩu khoảng 1,23 triê ̣u tấn. Nhƣ vậy, so với năm 2011, lƣợng giấy nhâ ̣p khẩu của nƣớc tăng sẽ tăng hơn 230.000 tấn. Đối với bột giấy, dù năng lực sản xuất đạt trên dƣới 438.000 tấn nhƣng lại chủ yếu cũng đƣợc bù đắp nhờ nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động ở công suất tối thiểu (khoảng 20 – 25%). Không những thế, việc phải nhập hầu hết công nghệ sản xuất giấy của nƣớc ngoài đã cho thấy những bí bách của các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc trƣớc xu hƣớng buộc phải tái cấu trúc để hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng.
Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc vào lƣợng giấy nhập khẩu khá lớn nhƣ giấy bao bì, giấy làm hộp cao cấp, giấy trang trí, ngay nhƣ giấy báo cũng phải nhập khẩu đến 80% nhu cầu. Hiện cả nƣớc còn khoảng 35% doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lƣợng và nƣớc, gây ô nhiễm môi trƣờng. Số doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn rất ít nhƣ Giấy Sài Gòn, An Bình, Chánh Dƣơng, Việt Trì, An Hoà, Tân Mai, Bãi Bằng …
Thị trƣờng tiêu thụ giấy khó khăn ngay từ năm 2011, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu, chi phí đầu vào cao, lƣợng tồn kho của tổng công ty còn nhiều nên đã đẩy ngành giấy vào tình trạng khó khăn tiếp tục trong năm 2012. Trong tháng 5/2012 sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành giấy tiếp tục giảm mặc dù các nhà máy bắt đầu sản xuất giấy in, viết phục vụ khai giảng năm học 2012-2013. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, sản phẩm giấy bìa các loại ƣớc đạt 745,7 nghìn tấn , giảm 2,2%. Giá giấy in , giấy viết sản xuất trong nƣớc sản xuất đang ở mƣ́c giá tƣơng đƣơng với giá giấy nhâ ̣p khẩu, trung bình 21 triê ̣u đồng/tấn; còn giá giấy in báo nhâ ̣p khẩu đang cao hơn giá giấy in báo sản xuất trong nƣớc
khoảng 200.000 đồng/tấn, giƣ̃ mƣ́c 16,2 triê ̣u đồng/tấn. Năm 2011 là năm đầy thách thức của ngành giấy, do sự biến động bất lợi của thị trƣờng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành giấy gặp không ít khó khăn. Tổng công ty Giấy Việt Nam là một ví dụ điển hình, giá trị sản xuất công nghiệp của tổng công ty chỉ đạt 91% kế hoạch năm (2.883 tỷ đồng), sản phẩm giấy các loại chỉ đạt 279.050 tấn, bằng 88% kế hoạch, lợi nhuận của tổng công ty đạt 114 tỷ đồng, bằng 99% so với năm trƣớc và đặc biệt là lƣợng tồn kho của tổng công ty hiện còn rất lớn, hơn 19.000 tấn. Việc sụt giảm sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận… không đạt mục tiêu đề ra diễn ra ở hầu hết các công ty con, công ty liên kết của tổng công ty nhƣ: Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Bãi Bằng… Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2011,
tình hình thị trƣờng có nhiều biến động bất lợi, giá cả vật tƣ, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào nhƣ: gỗ, bột giấy, điện than, hoá chất… tăng khá nhiều, riêng giá than đã tăng gấp đôi so với năm 2010. Vốn vay cho đầu tƣ, phát triển rất hạn chế, không đáp ứng đƣợc tiến độ đầu tƣ và nhu cầu của các đơn vị do đó ảnh hƣởng nhiều đến việc thực hiện kế hoạch đầu tƣ, xây dựng cơ bản và sản xuất của DN. Hơn nữa, do thời tiết của năm 2011 không thuận lợi, mƣa nhiều vào các tháng đầu năm làm ảnh hƣởng không nhỏ tới tiến độ khai thác gỗ nguyên liệu. Nhƣng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự cạnh tranh trên thị trƣờng giấy ngày càng khốc liệt do sản phẩm giấy nhập khẩu ngày một tràn ngập trên thị trƣờng…
So với các doanh nghiệp sản xuất giấy của nhà nƣớc thì lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy có sở hữu tƣ nhân là do mới đầu tƣ, công nghệ hiện đại, giá thành sản xuất hạ và chất lƣợng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (nhƣ giấy và bột giấy An Hoà).
Hình 3.5: Công suất các doanh nghiệp lớn trong ngành
Nguồn: Viện công nghiệp giấy và xenluylo
Sản phẩm của giấy và bột giấy An Hoà chịu sự chi phối bởi giá đầu vào là than, điện, dầu, hoá chất, nguyên liệu gỗ,..;
Đầu vào của sản xuất bột giấy và giấy là gỗ cây, đá vôi, dầu, than, điện, hoá chất và phụ gia. Trong đó việc cung cấp hoá chất, nguyên liệu gỗ đá vôi, than, điện quyết định đến giá thành sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp cho các nhà máy sản xuất giấy là cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các doanh nghiệp, các đối tác nƣớc ngoài.
Nhà nƣớc với vai trò quản lý trong việc cấp giấy phép khai thác đá vôi. Trữ lƣợng đá vôi cho sản xuất giấy và bột giấy rất dồi dào tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Để có đƣợc trữ lƣợng sản xuất cho 50 năm cho một nhà máy có công suất thì giấy phép khai thác đá vôi cũng phải cần 20tỷ m3. Việc xin đƣợc cấp giấy phép không hề dễ bởi qua nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan Việt Nam từ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và nhiều cơ quan khác. Chủ đầu tƣ nhà máy ngoài việc dành nhiều thời gian thì những chi phí để có một giấy phép khai thác là rất cao. Hoặc có thể mua của nhà cung cấp thứ 3 thì giá thành đƣợc đội nên cũng rất cao và thƣờng xuyên không ổn định.
Điện, dầu, than là ba ngành độc quyền bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nƣớc. Giá điện hằng năm đều tăng đã gây ra khó khăn cho sản xuất, không những thế việc cắt điện luân phiên ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất do phải dừng lò.
Các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy đều phải mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoại trừ có một số nhà máy có xây dựng nhà máy nhiệt điện đi kèm. Than là nguyên liệu quan trọng và không thể thiếu vì hiện nay 100% các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy đều chạy bằng than vì tính so với chạy bằng khí đốt rẻ đi đƣợc 3- 4 lần chi phí. Các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy quy mô lớn đều phải đám phán với Tập đoàn công nghiệp Than
khoáng sản Việt Nam để mua than với loại 4A cho sản xuất. Giá than tăng gần gấp đôi trong vòng 4 năm qua làm cho giá thành sản xuất giấy và bột giấy tăng mạnh. Các nhà cung ứng than đang có xu hƣớng xuất khẩu than thay vì bán than cho các nhà máy sản xuất trong nƣớc bởi giá bán than xuất khẩu cao hơn từ 30- 50%. Quyền lực chi phối của các nhà cung cấp than, điện, dầu đối với các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy là giá.
Các nhà cung cấp hoá chất, phụ gia cho sản xuất giấy và bột giấy cũng có quyền lực cao trong việc cung cấp đầu vào: họ có quyền lựa chọn nhà máy sản xuất bột giấy và giấy để cung cấp bởi có nhiều nhà máy và việc khai thác sản xuất hoá chất, phụ gia không hề dễ đối với các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. Hoá chất và phụ gia là chất xúc tác quyết định đến chất lƣợng và giá cả sản xuất giấy và bột giấy.
Nhà cung cấp cũng bao gồm cả những doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải để vận chuyển nguyên liệu gỗ, thành phầm giấy và bột giấy gồm đƣờng thủy và đƣờng bộ. Các nhà vận tải thƣờng có những đội tàu lớn, đội xe ô tô nhiều. Sức mạnh của nhà vận tải đối với doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy không nhiều bởi hiện nay có quá nhiều nhà vận tải có thể tham gia vận tải nguyên liệu gỗ, thành phẩm giấy và bột giấy.
Từ việc phân tích quyền lực của nhà cung cấp trên cho thấy quyền lực mạnh nhất vẫn thuộc về các nhà cung cấp than, điện, dầu bởi ngành mang tính chất độc quyền và bị chi phối giá bởi Nhà nƣớc.
c. Quyền lực của ngƣời mua:
Khách hàng của doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy bao gồm rất nhiều đối tƣợng: các nhà phân phối, các đơn vị sản xuất, các tổ chức, cá nhân kinh doanh về sản phẩm bột giấy và giấy, các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm bột giấy và giấy thƣơng phẩm. Các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy thƣờng thiết lập kênh phân phối qua đại lý cấp 1 hoặc đại lý cấp 2. Đại lý cấp
1 sẽ buộc là các tổ chức có tƣ cách pháp nhân; đại lý cấp 2 có thể là hộ gia đình, cá nhân. Nhƣ vậy, ngoài khách hàng sử dụng cuối cùng là các tổ chức (doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp) thì chính những nhà phân phối cũng là khách hàng của các sản xuất giấy và bột giấy. Với tình hình sản xuất trong nƣớc đang thiếu hụt, cộng vào đó thì việc giấy và bột giấy nhập khẩu đang rẻ trong giai đoạn hiện nay thì lực chọn của khách hàng ngày càng đa dạng, quyền lực của ngƣời mua thể hiện cao.
Đối với các cá nhân, tổ chức mà sử dụng trực tiếp các thƣơng phẩm mà các công ty giấy và bột giấy sản xuất ra thì việc tiêu dùng giấy và bột giấy tiếp cận qua các cửa hàng đại lý cấp 1 hoặc đại lý cấp 2, có rất ít các tổ chức mua trực tiếp với công ty. Thông thƣờng những đối tƣợng này sẽ sử dụng vào công việc thực tế hàng ngày nên lƣợng tiêu thụ là tƣơng đối cao và đòi hỏi chất lƣợng cũng nhƣ giá cả phải đủ hấp dẫn. Áp lực với ngƣời bán là rất cao vì họ đòi hỏi chất lƣợng cũng nhƣ giá cả, vì vậy mà quyền lực của ngƣời mua là rất cao.
Đối với khách hàng là tổ chức chuyên phân phối thì quyền lực của ngƣời mua là tƣơng đối. Vì lúc này cả ngƣời mua và ngƣời bán cũng cần có nhau, ngƣời bán thì cần mở rộng mạng lƣới phân phối, ngƣời mua thì cần có đa dạng sản phẩm để phân phối. Tất cả các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy đều đang phải tìm nhiều biện pháp để tiếp cận nguồn khách hàng ngày. Nhóm khách hàng tổ chức này là các tổ chức, các doanh nghiệp ( tham gia với tƣ cách là đại lý cấp 1). Khách hàng tổ chức thƣờng tiêu thụ với khối lƣợng lớn, cần trong thời gian dài, việc vận chuyển phụ thuộc vào từng vị trí của nhà phân phối.
d. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm giấy và bột giấy không chỉ đƣợc dùng cho những sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời mà nó còn là nguyên vật liệu để chế tạo ra những
sản phẩm khác phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Do vậy, sản phẩm giấy và bột giấy là sản phẩm không thể thiếu đƣợc trong quá trình xây dựng và phát triển của bất cứ một quốc gia nào. Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc thì cũng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy và có thể cũng kéo theo sự phát triển của các sản phẩm thay thế, tuy nhiện đối với sản phẩm giấy và bột giấy về mặt cấu trúc lý- hóa học vẫn không thể đổi, thứ thay đổi là tính năng là tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng và công dụng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Tóm lại với những sản phẩm giấy và bột giấy đang hiện có trên thị trƣờng thì áp lực cạnh tranh với sản phẩm thay thế gần nhƣ không có; e. Gia nhập mới của ngành
Thị trƣờng giấy Việt Nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in viết, năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó đây là mảng thị trƣờng phát triển tiềm năng trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, ngoại trừ có một số doanh nghiệp lớn nhƣ giấy An Hoà, giấy Tân Mai, giấy Bãi Bằng tự chủ đƣợc khoảng 80% nhu cầu bột cho sản xuất giấy, các doanh nghiệp khác đều phải nhập khẩu bột giấy để sản xuất. Đây cũng là mảng thị trƣờng phát triển tiềm năng trong tƣơng lai gần.Bên cạnh đó Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu bột giấy đồng thời nguồn giấy loại vẫn chƣa xây dựng hệ thống thu mua nên chƣa tận dụng hiệu quả.
Ngành giấy Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tƣ rất nhiều dự án tập trung vào sản xuất sản phẩm bột giấy và sản phẩm giấy, giấy bao bì, giấy in viết, giấy báo.Nếu các dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết năm 2012 có thể chúng ta sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và đến 2015 chúng ta có thể xuất khẩu đƣợc sản phẩm bột giấy và giấy.
Nhƣ vậy, trong ngành sản xuất bột giấy và giấy sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp mới của ngành là rất lớn. Thách thức lớn đối với các sản phẩm của công ty là các sản phẩm của các nhà máy đã có thƣơng hiệu, các nhà máy mới ra đời và đặc biệt là các sản phẩm đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc trên thế giới.
Tóm lại từ việc phân tích mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của ngành sản xuất bột giấy và giấy của Việt Nam hiện nay và có cả dự báo đến năm 2015 làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc của Công ty Cổ phần giấy An Hoà cho thấy, mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành là mạnh mẽ, quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy.