Quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 28 - 46)

5. Kết cấu luận văn

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro là một quá trình mang tính chủ động, chiến lƣợc, và tích hợp bao gồm cả đo lƣờng và giảm thiểu rủi ro, với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị của một ngân hàng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phá sản. (Nguồn Schroeck, tr, 2002).

Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận

19

1.2.3.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM cần phải đáp ứng các mục tiêu sau:

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách và định hƣớng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%, tăng trƣởng tín dụng đạt mức 25-30% /năm.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tƣ tín dụng theo định hƣớng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và có hiệu quả; Không đầu tƣ theo phong trào, đầu tƣ quá nhiều vào nhóm ngành hàng/ khách hàng dù nhóm ngành hàng/ khách hàng đó đang có sự tăng trƣởng mạnh mẽ nhƣng có khả năng bão hòa hoặc cung vƣợt cầu trong tƣơng lai. - Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM thông

qua nâng cao chất lƣợng thẩm định và tăng cƣờng kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu hiệu quả, đảm bảo giữ đƣợc hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

1.2.3.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình quản trị RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lƣờng, kiểm soát RRTD nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của TCTD. Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình quản trị RRTD phổ biến đƣợc áp dụng, đó là mô hình quản trị RRTD tập trung và mô hình quản trị RRTD phân tán với những ƣu, nhƣợc điểm đặc trƣng.

- Mô hình quản trị RRTD tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Mô hình quản trị RRTD tập trung giúp quản trị rủi ro một cách hệ thống trên

20

quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. Bên cạnh đó, nó còn thiết lập và duy trì môi trƣờng quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro. Các hoạt động kinh doanh, tác nghiệp, quản trị RRTD đƣợc tách biệt hoàn toàn, độc lập với nhau. Chính vì vậy, mô hình này thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều công sức và thời gian. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

- Mô hình quản trị RRTD phân tán

Mô hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Khác với mô hình quản trị RRTD tập trung, cơ cấu tổ chức của mô hình quản trị RRTD phân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn. Do đó, hồ sơ đƣợc giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Với những đặc điểm này mà mô hình phân tán hoàn toàn phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Mô hình phân tán cũng bộc lộ nhiều nhƣợc điểm nhƣ nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

1.2.3.4 Quy trình quản trị RRTD

21

Hình 1.3: Quy trình quản trị RRTD

Theo sơ đồ, mặc dù quy trình quản trị rủi ro đƣợc phân thành 4 giai đoạn, nhƣng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát đƣợc rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 1: Nhận biết rủi ro:

- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng

Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.

- Phân tích đánh giá khách hàng

Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này đƣợc thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lƣợng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng. Một số nơi thƣờng sử dụng mô hình 6C là chỉ tiêu định tính để đánh giá khách hàng và nó đƣợc xem là

1. NHẬN BIẾT RRTD

2 ĐO LƢỜNG RRTD 4 KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ

RRTD

3 ỨNG PHÓ RR TÍN DỤNG

22

công cụ hữu hiệu. Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu ngƣời vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Mô hình 6C tƣơng đối đơn giản. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập đƣợc, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD

(1) Năng lực của của khách hàng: Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp

(2) Thu nhập của khách hàng: Là cơ sở để xác định nguồn trả nợ

(3) Bảo đảm tiền vay: Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ.

(4) Các điều kiện: Tùy theo xu hƣớng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ.

(5) Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng

Chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá khách hàng đƣợc dựa vào BCTC của doanh

Character Tƣ cách Control Kiểm soát Capacity Năng lực 6C Conditions Điều kiện Cash Thu nhập Collateral Bảo đảm tiền vay Hình 1.4: Mô hình 6C

23

nghiệp và các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các bƣớc sau

Bƣớc 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng thông qua các chỉ tiêu và cần phải tính toán nhƣ sau

Chỉ tiêu thu nhập: Tỷ lệ % thay đổi trên doanh thu Chỉ tiêu chi phí: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu Chỉ tiêu lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE=Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỏ hữu bình quân ROA=Lợi nhuận sau thế/Vốn KD bình quân Chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện hành= Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh= (Tổng tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời= Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền/Tổng nợ ngắn hạn

Nhóm chỉ tiêu hệ số nợ

Hệ số nợ= Tổng nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu= Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay vốn lƣu động= Doanh thu thuần/Vốn LĐ bình quân Vòng quay hàng tòn kho= Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu bán hàng/ Các khoản phải thu bình quân

Hiệu suất sử dụng TSCĐ= Doanh thu thuần/nguyên giá TSCĐ bình quần

(Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp BIDV CNHN)

Bƣớc 2: Xử lý thông tin

CBTD sàng lọc các thông tin thu đƣợc để phân tích, từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, xác định cho vay hay từ chối cho vay.

24

Bƣớc 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng

Bảng 1.1: Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng

Nguy cơ Các biểu hiện Công cụ phân tích phát hiện rủi ro

1 Rủi ro hoạt động

- Bộ máy quản lý không kiểm soát đƣợc kinh doanh gây thất thoát tài sản, lỗ.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý làm tăng chi phí gây lỗ.

- Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ.

- Hoạt động bán hang không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ.

Phân tích các thông tin định tính:

- Trình độ, kinh nghiệm, đội ngũ quản lý.

- Cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh.

- Năng lực điều hành của doanh nghiệp.

- Đạo đức của chủ doanh nghiệp.

- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào.

2 Rủi ro tài chính

- Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn.

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ.

- Rủi ro tỷ giá

- Phân tích định lƣợng các số liệu tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ và sự biến động theo thời gian qua của: Hệ số đòn bẩy,Các hệ số thanh khoản,Hệ số lợi nhuận, Cơ cấu nợ vay.

- Đặc thù kinh doanh (vay ngoại tệ nhƣng doanh thu là nội tệ).

-

3 Rủi ro quản lý

- Dòng tiền không bảo đảm

- Chi phí tăng

Phân tích định lƣợng số liệu tài chính để đánh giá chất lƣợng quản lý của doanh nghiệp:

- Dòng tiền

- Các khoản phải thu, phải trả.

- Hệ số lợi nhuận. 4 Rủi ro thị

trừờng

- Mức độ cạnh tranh cao làm cho doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách hàng.

- Ngành mới phát triển chƣa có vị trí ổn định. - Đặc thù của ngành là mức độ biến động cao. Phân tích định tính và định lƣợng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành. - Phân tích bản chất của ngành.

- Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp

25 5 Rủi ro

chính sách

- Sự thay đổi của chính sách của doanh nghiệp

Phân tích các thông tin:

- Môi trƣờng chính sách tại địa phƣơng có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp.

- Xu hƣớng các chính sách có tác động đến doanh nghiệp.

Nguồn: Cossin & Pirotte (2011), Advanced credit risk analysis, tr 30-35

Giai đoạn 2: Đo lƣờng rủi ro tín dụng

- Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lƣợng Z dùng làm thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm:

Z = 1,2X1 + 1,4 X2 + 3,3X3 + 0,64 X4 + 0,999 X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số Vốn lƣu động ròng/Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản X3 = Tỷ số Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi /Tổng TS

X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu /Tổng tài sản

Sau khi thay lần lƣợt các giá trị X vào mô hình, ta tính đƣợc Z. Nếu: Z < 1,81 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn.

1,81 < Z < 2,99 : Doanh nghiệp có thể đƣợc coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình. Z > 2,99 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp

Phát triển mô hình này, Altman đã xây dựng các hàm phân biệt Z‟ và Z‟‟ phù hợp cho hầu hết các ngành, cụ thể nhƣ sau

Z’ áp dụng cho các công ty tƣ nhân

Z’=6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4

26

Sau khi thay lần lƣợt các giá trị X vào mô hình, ta tính đƣợc Z‟. Nếu Z „>2,6: DN nằm trong vùng an toàn cao

1,2 < Z‟ < 2,6 : Doanh nghiệp có nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Z<1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm

Z’’ áp dụng cho các công ty không sản xuất

Z’’=3,25+6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05 X4

Z‟‟>5,85: DN nằm trong vùng an toàn cao

4,15<Z‟‟<5,85: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Z‟‟<4,15: DN nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao

Có thể thấy rằng đây là một mô hình có độ tin cậy khoa học khá cao đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở định lƣợng khá cụ thể về các nhân tố ảnh hƣởng

Trị số Z càng cao, ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Tuy nhiên, mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp nhƣ chậm trả lãi, không đƣợc trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay tiêu dùng ngày một gia tăng của khách hàng cá nhân mà các ngân hàng áp dụng phƣơng pháp cho điểm này. Mô hình cho điểm tín dụng thƣờng sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục có giới hạn điểm từ 1 đến 10.

27

Bảng 1.2: Những hạng mục và biểu điểm đƣợc sử dụng tại các ngân hàng của Mỹ trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

STT Các hạng mục xác định chất lƣợng tín dụng Điểm

1

Nghề nghiệp của ngƣời vay

10 - Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh

- Công nhân có kinh nghiệm 8

- Nhân viên văn phòng 7

- Sinh viên 5

- Công nhân không có kinh nghiệm 4

- Công nhân bán thất nghiệp 2

2

Trạng thái nhà ở

6 - Nhà riêng

- Nhà thuê hay căn hộ 4

- Sống cùng bạn hay ngƣời thân 2

3 Xếp hạng tín dụng 10 - Tốt - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 - Tồi 0 4

Kinh nghiệm nghề nghiệp

5 - Nhiều hơn 1 năm

- Từ một năm trở xuống 2

5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

2 - Nhiều hơn 1 năm

- Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định 2 - Có - Không có 0 7 Số ngƣời sống cùng (phụ thuộc) 3 - Không - Một 3 - Hai 4 - Ba 4 - Nhiều hơn ba 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 28 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)