Các giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị RRTD tại BIDVCNHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 96 - 100)

CHƢƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

4.2 Các giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị RRTD tại BIDVCNHN

Thứ nhất, xây dựng chiến lƣợc về con ngƣời phù hợp với yêu cầu quản trị RRTD trong điều kiện mới thông qua tuyển dụng nghiêm ngặt và tiêu chuẩn hóa cán bộ. Tuyển dụng là bƣớc đầu tiên và ảnh hƣởng lớn nhất trong chiến lƣợc về con ngƣời. Công tác tuyển dụng ở BIDV CNHN cần đƣợc thực hiện chặt chẽ hơn theo các tiêu chí nhƣ: đƣợc đào tạo chính quy tại các trƣờng đại học có uy tín, thành thạo ngoại ngữ và tin học, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp xã hội. Một CBTD quản lý 200 - 300 khách hàng là quá nhiều, nhƣ vậy việc kiểm soát khoản vay sẽ không đƣợc chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, BIDV CNHN cần giảm tải số khách hàng cho các CBTD bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ mới.

Thứ hai, đổi mới công tác đào tạo cán bộ, đánh giá cán bộ của BIDV CNHN.

Hiện nay, BIDV mới chỉ chú trọng đào tạo nâng cao (đại học tại chức, cao học) mà chƣa có phƣơng án đào tạo lại. Diễn biến hoạt động ngân hàng thay đổi không ngừng, do đó BIDV CNHN có thể tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ để các cán bộ tiếp thu những kiến thức mới. phối hợp các hình thức đào tạo trong và ngoài nƣớc. Tăng cƣờng cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo hoặc thực tập nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm tại các Ngân hàng nƣớc ngoài hoặc mời các chuyên gia trong và ngoài nƣớc về giảng.

Thứ 3: Thực hiện tốt chế độ lương thưởng và giảm áp lực cho CBTD

- Nếu BIDV CNHN có chế độ lƣơng thƣởng hợp lý thì các CBTD và cán bộ quản trị RRTD sẽ chuyên tâm hơn vào công việc của mình và cống hiến hết mình cho ngân hàng. Thực trạng chung hiện nay là các ngân hàng, không riêng BIDV CNHN, đều áp doanh số huy động và cho vay khá cao đối với các cán bộ ngân hàng, nên không ít cán bộ chạy theo doanh số để hoàn thành chỉ

87

tiêu, dẫn đến chất lƣợng tín dụng giảm sút và ngân hàng phải chịu rủi ro. Vì vậy, BIDVCNHN cần có chỉ tiêu doanh số đúng đắn hơn để không bị tác dụng ngƣợc từ việc tăng trƣởng tín dụng cao mà chất lƣợng tín dụng thấp.

- Thƣờng xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức. Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng, bổ sung những cán bộ mới phù hợp với ngân hàng, góp phần làm trong sạch môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển tín dụng và kiểm soát RRTD hiệu quả.

- Ngoài ra, cũng cần phải có quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, gian dối, mƣu lợi chính sách là nguyên nhân gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

4.2.2Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, quy chế, quy trình

Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong định hƣớng phát triển, BIDV CNHN cần đánh giá cao tầm quan trọng của việc hoàn thiện các chính sách, quy chế, quy trình để làm nền tảng cho hoạt động tác nghiệp tín dụng mà thẩm định và giám sát công tác cho vay chính là quá trình đóng vai trò quyết định đối với việc phát sinh và quản lý rủi ro

Thứ nhất, Thực hiện đúng quy trình tín dụng

Thực hiện đủ các bƣớc trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc, chính sách tín dụng sẽ giúp ngân hàng giảm đƣợc rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các CBTD nếu thực hiện đúng quy trình cho vay thì có thể đánh giá đƣợc khả năng xảy ra rủi ro của khách hàng và khoản vay đó, từ đó có biện pháp đo lƣờng trƣớc khi rủi ro xảy ra.

Thứ hai: Công tác thẩm định, giải ngân

Quy trình thẩm định cần đƣợc quy định rõ ràng, song cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phƣơng pháp thẩm định thích hợp, với mỗi phƣơng pháp lựa chọn sẽ có các nội dung thẩm định tƣơng ứng tuy nhiên cách tính toán các chỉ tiêu thì phải nhất quán.

88

Đây chính là kim chỉ nam để cán bộ tín dụng có thể xác định đƣợc trọng tâm, trọng điểm, nhận biết và khai thác các dự án có hiệu quả.

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nên áp dụng giải ngân theo phƣơng thức chuyển khoản, hạn chế tối đa việc giải ngân bằng tiền mặt trừ những trƣờng hợp do đặc thù hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lƣơng công nhân,…

Thứ 3: Công tác kiểm tra và giám sát sử dụng vốn

Định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro. Ngoài ra, cần coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại ngân hàng: Kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ trong quá trình cấp và quản lý tín dụng nhằm phát hiện sớm các sai sót, bất hợp lý để thực hiện sửa chữa, cảnh báo kịp thời. Thƣờng xuyên theo dõi mức độ rủi ro của khoản vay. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng, khoản vay và tài sản bảo đảm tiền vay. Thông qua việc theo dõi vay vốn, CBTD cần lƣu ý khách hàng biết kì hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả nợ đúng thời hạn thì CBTD hƣớng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do các nguyên nhân bên ngoài mà là do sự yếu kém của chính họ thì CBTD cần gợi ý, tƣ vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu khoản vay đã đƣợc xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, CBTD cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phƣơng án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thƣờng trƣớc khi hết hạn

89

Thứ 4, hoàn thiện mô hình QTRR theo chuẩn quốc tế

Trên cơ sở những ƣu điểm và khả năng ứng dụng rộng rãi của chỉ số Z trong dự báo đo lƣờng rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, BIDV nên:

- Bổ sung chỉ số Z vào các chỉ tiêu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khi đƣa ra đánh giá tín dụng và ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này giúp dự báo sớm khả năng phá sản cũng chính là rủi ro tín dụng của khach hàng, chỉ cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có chỉ số Z an toàn, kiên quyết từ chối các doanh nghiệp có chỉ số Z thấp hoặc hạn chế cấp tín dụng cho doanh nghiệp có chỉ số Z ở mức rủi ro

- Thƣờng xuyên tính toán lại chỉ số Z theo quý hoặc theo tháng để đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng và theo dõi chiều hƣớng thay đổi của chỉ số này để phát hiện kịp thời rủi ro tín dụng và có biện pháp can thiệp thích hợp

- Áp dụng thích hợp cho từng nhóm đối tƣợng khách hàng để điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho thích hợp với các doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh

Thứ năm, thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB

Nhƣ trên đã nêu, BIDV CNHN cho vay với TSĐB của khách hàng phần lớn là bất động sản và động sản mà khoản giá trị TSĐB là giá trị ghi nhận theo sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Vì vậy, sau khi cấp phát tín dụng, BIDV cần quản lý và theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản cũng nhƣ trị giá của TSĐB biến động trong suốt thời gian của khoản tín dụng. Lúc này, công tác định kỳ tái định giá TSĐB đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc thƣờng xuyên tái định giá TSĐB giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhƣng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp. Công tác tái định giá tài sản thế chấp giúp ngân hàng tránh nhiều trƣờng hợp TSĐB đã đƣợc thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhƣng ngân hàng vẫn không thu hồi đƣợc vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng,

90

khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trƣớc một phần nợ hoặc đƣa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB ban đầu.

4.2.3 Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro tín dụng

- Ngân hàng có thể sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng nhƣ chứng khoán hóa khoản vay, hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc... Đây là các công cụ hiện đại đang đƣợc các ngân hàng trên thế giới sử dụng và đạt hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

- Bên cạnh đó, để thực hiện xử lý nợ có vấn đề, BIDV CNHN cần phối hợp với Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro tại BIDV hội sở về hƣớng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro. Giữa các phòng ban liên quan cần đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ nhằm đƣa ra các giải pháp thích hợp, tham mƣu kịp thời cho Giám đốc chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với từng khách hàng. Nếu khách hàng bị thua lỗ không có khả năng khắc phục, mất khả năng trả nợ, hoặc cố tình không thực hiện trả nợ vay thì cần quản lý chặt chẽ khoản vay, thực hiện xử lý tài sản theo phƣơng pháp khai thác hay phƣơng pháp thanh lý. Khởi kiện ra tòa là bƣớc cuối cùng để thực hiện thu hồi nợ vay. Trong việc khởi kiện cần thành lập riêng một ban thu hồi nợ, đồng thời, cần có nhân viên chuyên ngành luật phụ trách để đảm bảo thực hiện đúng luật, tăng khả năng thắng kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)