Hiệp ƣớc vốn Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 49 - 52)

5. Kết cấu luận văn

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.5 Hiệp ƣớc vốn Basel

1.2.5.1 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2

Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro nhƣ Basel I. Tuy nhiên, rủi ro đƣợc tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trƣờng. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trƣờng có sự thay đổi nhỏ, nhƣng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tƣơng đƣơng x Mức rủi ro ngoại bảng)

Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, nhƣ rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lƣợc, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh

40

khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ƣớc tổng hợp lại dƣới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trƣờng. Basel II đƣa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Nhƣ vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ƣớc mà tổ chức này đƣa ra, các ngân hàng thƣơng mại càng ngày càng đƣợc yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro.

1.2.5.2 Thực tiễn áp dụng Basel 2 tại các NHTM ở Việt Nam

Từ tháng 02/2016 đã có 10 ngân hàng thí điểm thực hiện phƣơng pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, bao gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Đến năm 2018, cả 10 ngân hàng trên sẽ hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nƣớc.

Việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trƣởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Các ngân hàng Việt sẽ phải chịu sức ép đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Các sản phẩm của hệ thống ngân hàng hiện rất hạn chế. Một sức ép nữa là tăng cƣờng quản trị rủi ro.

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nƣớc có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nhƣ Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trƣớc xu thế hội nhập và mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cƣờng năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với

41 các ngân hàng thƣơng mại (NHTM).

Về phía cơ quan quản lý, mới đây, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định mới về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010) và đang khẩn trƣơng hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là bƣớc tiến quan trọng trong việc từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.

Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam, Basel II đã có ảnh hƣởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II

Tóm lại: Chƣơng 1 đã nêu lên đƣợc tổng quan và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng và một số công cụ để đo lƣờng mức độ rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó ứng dụng một số mô hình đo lƣờng rủi ro để phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chƣơng 3.

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)