Các giải pháp tăng cường nâng cao thể lực NNL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 106)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

3.2.2. Các giải pháp tăng cường nâng cao thể lực NNL

3.2.2.1. Chăm sóc sức khoẻ

Để phát triển tầm vóc người Việt trong tương lai, Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng cần phải chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng đến tầm vóc thân thể, thể lực con người như dinh dưỡng (31%), di truyền (23%), thể dục thể thao (20%), tâm lý xã hội (khoảng 10%).

Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người Việt Nam thể hiện bằng việc tăng chiều cao trung bình của thanh niên trong thời kỳ trung hạn lên ngang bằng với các nước trong khu vực Đông Á (cụ thể là người Trung Quốc) và trong thời kỳ dài hạn lên ngang bằng với chuẩn quốc tế của Tổ chức y tế thế giới. Đồng thời với việc nâng cao tầm vóc là không ngừng cải thiện thể trạng để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể, tăng cường trạng thái sức khoẻ chung, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về các tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo…) đảm bảo thực hiện LĐ, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người.

Để thực hiện những mục tiêu kể trên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tổng hợp và liên ngành, trong đó tập trung vào những giải pháp cơ bản, mang tính quyết định sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lượng khẩu phần ăn và cải thiện cơ cấu dinh dưỡng bữa ăn. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Thực hiện việc cấp phát sữa và thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ em (thông qua hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu

học và trường trung học cơ sở). Đảm bảo chất lượng bữa ăn học đường cho học sinh (khi học sinh học cả ngày tại trường).

Xây dựng Đề án dinh dưỡng học đường trong khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trường học, đối tượng được hưởng lợi từ dự án là học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông cả ba cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. Mục tiêu chính của đề án là cải thiện dinh dưỡng cho học sinh, góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ em.

Coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trường và đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội. Thứ hai, phát triển y tế dự phòng, xây dựng được hệ thống y tế dự phòng rộng khắp và hiệu quả, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Đảm bảo mọi người dân đều được khám chữa bệnh ban đầu và được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân ở tất cả các tuyến, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh công lập, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hệ thống y tế, phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 25 giường bệnh/vạn dân.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, hiện đại hoá các bệnh viện. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của trạm y tế xã. Tập trung ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện phụ sản và Bệnh viện nhi để làm nòng cốt từng bước xây dựng Thanh Hoá trở thành trung tâm khám chữa bệnh của khu vực.

Thứ ba, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần

trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế, xây dựng chính sách khuyến khích bác sỹ về công tác tại khu vực nông thôn, miền núi và tuyến y tế cấp xã,

đảm bảo đến năm 2015, 80% số trạm y tế xã có bác sỹ. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em, người cao tuổi. Quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề y dược tư nhân, tăng cường quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề y dược tư nhân, tăng cường quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.

3.2.2.2. Chính sách dân số

Bên cạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, góp phần nâng cao thể chất con người, chúng ta phải đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. Bởi vì, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển một trong những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng hàng đầu. Đồng thời, nó còn được coi là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển thể chất và nhân cách của mỗi con người. Muốn vậy, cần thực hiện gia đình có ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, cần kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. Phát triển mạnh lưới dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận cơ sở, nhất là nông thôn miền núi. Hướng vào mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con, tỷ suất tăng dân số dưới 6,5 %o vào năm 2015, tiến tới ổn định quy mô dân số.

Thực hiện chương trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực cho phụ nữ. Mở rộng các hoạt động tư vấn về sức khoẻ sinh sản, về hạn chế sinh đẻ trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của những người làm cha, làm mẹ.

Thực hiện chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh để phòng, chống bệnh tật và nâng cao được thể lực của trẻ em trong tương lai.

Tăng cường công tác tuyên truyền về dân số, sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, phấn đấu đạt và duy trì mức sinh thay thế, đảm bảo cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng dân số. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 20% vào năm 2015.

3.2.2.3. Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động

Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới đã nêu: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chứ không chỉ không có bệnh tật hay thương tật. Do đó để phát triển toàn diện thể lực người LĐ, vấn đề không kém phần quan trọng là nâng cao đời sống tinh thần cho họ, tập trung ở một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, quan

tâm xây dựng lối sống và văn hoá lành mạnh, coi trọng xây dựng văn hoá lãnh đạo, quản lý, văn hoá kinh doanh, văn hoá ứng xử, gia đình văn hoá, phấn đấu đến năm 2015 có 83% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 61% số làng, bản, cơ quan được công nhận là đơn vị, 25% số xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường văn hoá; tiếp tục đẩy mạnh việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử - văn hoá, quan tâm sưu tầm, khôi phục các lễ hội, văn hoá truyền thống tốt đẹp của các vùng, miền, các dân tộc trong tỉnh; kiên quyết chống các biểu hiện phi văn hoá, suy thoái đạo đức, lối sống.

Thứ hai, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông

tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận thông tin, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực văn hoá, thông tin.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao quần chúng, phấn đấu

đến năm 2015 có 36% dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, 26% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư cho thể thao thành tích cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thanh hóa (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)