Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 82)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Một là, NNL Thanh Hoá có hạn chế chung của NNL cả nước dễ thấy

đó là hạn chế về thể lực. Thể lực NNL của tỉnh còn ở mức trung bình thấp. Các yếu tố về thể lực mới đạt ở mức hạn chế, đặc biệt chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp xa so với các nước trong khu vực. Chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 165cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 154cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn).Tuổi thọ bình quân của Việt Nam là 74,6 nhưng tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh lại thấp, chỉ 67 năm[3]. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đang ở mức 24%. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em hiện nay tác động xấu đến sự phát triển thể lực, sức khỏe và hạn chế phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức LĐ hiện tại và tương lai.

Hai là, trình độ học vấn của NNL có tăng lên song chưa đảm bảo đáp

ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Chất lượng giáo dục đã có những kết quả khả quan nhưng vẫn còn chênh lệch giữa các vùng, miền; đặc biệt ở những vùng khó khăn, chất lượng giáo dục còn rất thấp. Hiện tại, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên, không đồng bộ về cơ cấu tồn tại nhiều năm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đa số người LĐ có trình độ văn hoá

là tốt nghiệp THCS (năm 2010 là 51,23%), số người có trình độ tốt nghiệp tiểu học còn lớn (năm 2010 là 16.88%), do vậy việc đào tạo nghề cho những người này gặp khó khăn vì trình độ của họ còn thấp.

Ba là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL tỉnh Thanh Hoá còn

thấp. Nhìn chung, tỉnh Thanh Hoá chưa có một đội ngũ đông đảo những người giỏi trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, cũng rất thiếu những LĐ kỹ thuật biết vận dụng thành thạo các quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề còn ít, cơ cấu LĐ được đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh chưa phù hợp.

Bốn là, đội ngũ cán bộ các ngành tuy có nhiều tiến bộ, trình độ chuyên

môn được nâng lên nhưng cơ cấu còn bất hợp lý, còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ cao ở các tuyến dưới. Thiếu nhiều bác sĩ ở các tuyến huyện và bác sĩ công tác lâu dài ở tuyến xã. Thiếu nhiều giáo viên nhạc, hoạ, công nghệ. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường THPT, chuyên nghiệp, dạy nghề còn thấp. Cán bộ làm nhiệm vụ phát triển NNL, nhất là ở các cấp xã, phường còn thiếu về số lượng, yếu kém về chất lượng. Nhìn chung đội ngũ cán bộ chưa có bước chuyển biến thực sự rõ nét tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh.

NNL cho ngành công nghiệp, dịch vụ trình độ chưa cao, trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng cán bộ khoa học – kỹ thuật chưa hiệu quả, thiếu nhiều cán bộ khoa học – kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. NNL cho ngành nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm 21%, khu vực nông thôn nơi trực tiếp sản xuất lại chỉ có 11%. Hầu hết người LĐ ở đây có tay nghề thấp, chỉ tham gia vào

các công việc phổ thông, làm việc tại các làng nghề, hoặc LĐ ở các đô thị trong và ngoài tỉnh theo thời vụ.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:

Nguyên nhân khách quan: Điểm xuất phát của nền kinh tế vẫn trong

tình trạng thấp kém, địa bàn rộng, dân số đông, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập. Nền kinh tế lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu, công nghệ lạc hậu về mặt kỹ thuật, vốn đầu tư ít (bao gồm cả tích luỹ nội bộ và hợp tác với bên ngoài) dẫn đến cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐ chuyển dịch chậm, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển NNL nói riêng của tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển NNL trên

địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức và kém hiệu lực, đặc biệt là trong công tác xây dựng chính sách, cơ chế quy hoạch phát triển, dự báo nhu cầu LĐ và đào tạo, điều tra và quản lý đánh giá chất lượng đào tạo… Bên cạnh đó việc phân công và sử dụng LĐ kém hiệu quả, đầu tư cho con người chưa đáp ứng với đòi hỏi hiện nay.

Cơ chế chính sách về đào tạo, sử dụng và thu hút NNL có hàm lượng chất xám cao về tỉnh (các chuyên gia, LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao) tuy đã được triển khai nhưng chưa đủ yếu tố “chiêu hiên, đãi sĩ”. Tỉnh cũng chưa triển khai được đề án phát triển NNL chất lượng cao và chính sách thu hút nhân tài một cách hiệu quả.

Thứ hai, năng lực và chất lượng đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo

nhân lực của tỉnh còn nhiều hạn chế. Một mặt do chưa được quy hoạch mạng lưới hợp lý và đầu tư phát triển dài hạn, cơ sở vật chất nghèo nàn, nhất là những trang thiết bị công nghệ mới phục vụ đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng; chương trình, phương

pháp đào tạo chậm đổi mới, chưa bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu nhân lực của thị trường LĐ. Mặt khác, các cơ sở đào tạo nhân lực còn nhiều lúng túng, chưa thực sự năng động, chủ động thích ứng với nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi của thị trường LĐ.

Công tác giáo dục LĐ – hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế. Tâm lý phổ biến của học sinh và cha mẹ học sinh chủ yếu vẫn mong muốn học đại học, cao đẳng, chứ không muốn đi học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp. Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông còn nhiều khó khăn, bất cập. Người LĐ thì thụ động, trông chờ, không chủ động tham gia thị trường LĐ.

Thứ ba, thông tin thị trường LĐ chưa phát triển, giao dịch việc làm

còn sơ khai, hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động chưa hiệu quả, do đó người LĐ còn thiếu thông tin, có nơi LĐ thất nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại không tuyển dụng được LĐ cần thiết, nhất là đội ngũ LĐKT có trình độ cao.

Thứ tư, phát triển kinh tế của tỉnh còn chậm, thu nhập bình quân đầu

người thấp so với cả nước. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, cho nên chưa tạo được sức hút NNL; nhất là các nhà quản lý, kỹ thuật đến làm việc. Đến nay, tuy có rất nhiều dự án đang được triển khai, nhưng quan hệ giữa: doanh nghiệp - nơi có nhu cầu sử dụng LĐ với nhà trường (nơi đào tạo) và nhu cầu học nghề của người LĐ vẫn chưa khăng khít. Trong lúc đó, thực trạng LĐ trong tỉnh là số LĐ trẻ, dưới 30 tuổi, chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ cao (mới có 25-30% được đào tạo nghề qua trường lớp), số có trình độ đại học, sau khi đỗ đạt thì thường chọn nơi công tác là các trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...)

Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh hiện nay tuy có sự chuyển dịch tích cực nhưng Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nông nghiệp, chưa có nhiều ngành nghề

cho người LĐ. Số LĐ qua đào tạo không tìm được việc làm còn nhiều dẫn đến việc phát triển NNL cả về nhu cầu đào tạo nghề và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người LĐ gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, nếu không có chính sách cụ thể, triển khai đồng bộ và kịp thời công tác đào tạo NNL thì Thanh Hoá sẽ thiếu hụt một lượng lớn nguồn LĐ. Ngoài việc thiếu đội ngũ công nhân lành nghề có ý thức công nghiệp thì ở đây cũng khó thu hút được những cán bộ có kinh nghiệm, trình độ quản lý cùng các chuyên gia, nhà khoa học và những người hoạch định chính sách.

Kết luận chƣơng 2

Với đặc điểm là một tỉnh đất rộng, dân số đông, Thanh Hoá có lợi thế lớn là sở hữu NNL dồi dào. Trong giai đoạn 2006-2010, sự phát triển KT- XH của tỉnh đạt nhiều kết quả tốt đẹp, thu nhập và mức sống của người LĐ được cải thiện, công tác chăm sóc sức khoẻ NNL ngày càng được quan tâm, chú trọng cộng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống GD-ĐT nhờ đó chất lượng NNL của tỉnh đã được nâng lên đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐ theo hướng phát triển đô thị văn minh, hiện đại. Qua phân tích cũng cho thấy tiềm năng phát triển NNL của tỉnh là rất lớn nếu các cấp lãnh đạo của tỉnh biết phát huy và có chính sách khơi dậy thích hợp. Tuy nhiên, một thực tế là NNL ở Thanh Hoá mặc dù có nhiều tư chất tốt song vẫn ở tình trạng yếu về thể lực, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn – kỹ thuật còn thấp. Bên cạnh đó NNL của tỉnh còn nhiều bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo, sử dụng và quản lý đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh cần phải có những định hướng, giải pháp phù hợp, mang tính chiến lược, giải quyết cả những vấn đề trước mắt và lâu dài mới có thể nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu của quá trình

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)