Thanh Hoá là một vùng quê có truyền thống văn hoá, lịch sử và cách mạng lâu đời, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, đồng thời cũng là vùng quê có truyền thống hiếu học. Nhân dân Thanh Hoá cần cù, chịu khó, sáng tạo và giàu nghị lực vươn lên. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Thanh Hoá rất quan tâm đến việc đầu tư, phát triển mạnh các hoạt động văn hoá- xã hội, nâng cao chất lượng NNL. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thực hiện các chính sách xã hội như bảo hiểm, giải quyết việc làm…luôn được chú ý .
2.1.2.1. Giáo dục, đào tạo Hệ thống giáo dục phổ thông
Quy mô phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Thanh Hoá đã dần ổn định và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của địa phương.
Mạng lưới trường lớp được hoàn chỉnh và ngày càng đa dạng hoá. Thanh Hoá có 100% xã, phường, thị trấn có từ 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trung tâm học tập cộng đồng trở lên; có 27/27 huyện, thị, thành phố, mỗi đơn vị có ít nhất 1 trường THPT (nhiều đơn vị có từ 6 đến 7 trường THPT), 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên-dạy nghề (riêng miền núi có 25 trường THPT, 11 trung tâm Giáo dục thường xuyên-dạy nghề, 11 trường THPT dân tộc nội trú).
Thanh Hoá đã phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1997 và năm 2006 đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Năm học 2010 – 2011, mầm non có 156.653 cháu, tiểu học có 248.214 học sinh, THCS có 207.932 học sinh, THPT có 140.762 học sinh.
Bảng 2.2: Quy mô phát triển khối giáo dục mầm non và phổ thông Năm học 2005-2006 Năm học 2010-2011
Nhà trẻ (cháu) 25.866 33.565
Mẫu giáo (cháu) 122.377 123.088
Tiểu học (học sinh) 293.599 248.214
THCS (học sinh) 349.204 207.932
THPT (học sinh) 157.339 140.762
Tổng 948.385 769.314
Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá
Mạng lưới trường học: Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 644 trường mầm non, 729 trường tiểu học, 652 trường THCS, 95 trường THPT và 28 trung tâm GDTX thì năm học 2010-2011 có 2.164 trường (tăng 12 trường so với năm 2005), trong đó có 652 trường mầm non (tăng 08 trường), 725 trường tiểu học (giảm 04 trường do sáp nhập), 648 trường THCS (giảm 06 trường do sáp nhập), thành lập mới 03 trường 2 cấp học (tiểu học và THCS) trên cơ sở sáp nhập trường tiểu học và THCS, 105 trường THPT (tăng 10 trường trong
đó có 5 trường công lập và 5 trường dân lập), 28 trung tâm GDTX, 11 huyện miền núi có 11 trường THCS Dân tộc nội trú, 01 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Bảng 2.3: Mạng lƣới trƣờng học Đơn vị: Trường Năm học 2005-2006 Năm học 2010-2011 Công lập Tư thục Tổng Công lập Tư thục Tổng
Sô trường mầm non 505 139 644 517 131 652
Số trường tiểu học 729 0 729 727 0 725
Số trường THCS 652 0 652 650 0 648
Số trường THPT 69 26 95 74 31 105
Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá
Thời điểm 30/4/2006, Thanh Hoá có 412 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 19,4% tổng số trường học cả tỉnh (mầm non: 60 trường, tiểu học: 289 trường, THCS: 37 trường, THPT: 05 trường). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng cao, mỗi năm có thêm khoảng 60 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, số trường đạt chuẩn quốc gia đến 30/4/2010 là 657 trường (trên tổng số 2125 trường), đạt tỷ lệ 30,9% (trong đó mầm non: 143 trường, tiểu học: 400 trường, THCS: 105 trường, THPT: 09 trường)
Các điều kiện đảm bảo cho kế hoạch phát triển giáo dục không ngừng được tăng lên. Trong 5 năm đã đầu tư, kiên cố hoá gần 7000 phòng học, đưa tỷ lệ phòng học kiên cố lên 82,6% (năm 2010), tăng 25,6% so với năm 2005. Năm 2010, mức chi cho giáo dục đào tạo của tỉnh là 2.363 tỷ đồng gần gấp đôi năm 2006 (1.182 tỷ đồng). (xem hình 2.1)
1,182 1,460 1,470 1,460 1,470 2,296 2,363 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2006 2007 2008 2009 2010 tỷ đồng
Hình 2.1: Chi cho giáo dục đào tạo của tỉnh qua các năm
Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá
Tuy nhiên, quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo của Thanh Hoá còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển NNL, biểu hiện như: tỷ lệ học sinh học các trường THCS và THPT còn thấp, số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
Đào tạo Đại học, Cao đẳng, THCN, dạy nghề và đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng năm đào tạo được trên 35.000 người. Toàn tỉnh có 92 cơ sở dạy nghề (trong đó 47 cơ sơ dạy nghề công lập, 45 cơ sở dạy nghề ngoài công lập), gồm: 3 trường cao đẳng nghề; 15 trường trung cấp nghề (trong đó 11 trường THCN công lập); 20 trung tâm dạy nghề (trong đó 11 trung tâm dạy nghề cấp huyện); 2 trường đại học (Trường ĐH Hồng Đức và trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, cơ sở tại Thanh Hoá), 1 trường cao đẳng, 8 trường TCCN có tham gia dạy nghề; 2 trung tâm giới
thiệu việc làm; 12 trung tâm GDTX-DN cấp huyện, 29 cơ sở dạy nghề trong các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có đăng ký hoạt động dạy nghề cho LĐ xã hội theo quy định của pháp luật LĐ.
Bảng 2.4: Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hoá
Cơ sở dạy nghề Số lƣợng
Trường cao đẳng nghề 03
Trường trung cấp nghề 15
Trung tâm dạy nghề 20
Trường đại học 02
Trường cao đẳng 01
Trường TCCN có tham gia dạy nghề 08
Trung tâm giới thiệu việc làm 02
Trung tâm GDTX-DN cấp huyện 12
Cơ sở dạy nghề trong các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp và các cơ
sở sản xuất 29
Tổng 92
Nguồn: Sở Lao động, thương binh & xã hội tỉnh Thanh Hoá
Nhìn chung chỉ tiêu đào tạo đều đạt và vượt mức kế hoạch, chất lượng ngày một nâng lên. Quy mô đào tạo nghề tăng với tốc độ trung bình khoảng 8,9%/năm, đưa tỷ lệ LĐ qua đào tạo từ 29% năm 2006 (trong đó đào tạo nghề là 18,5%) lên 40% năm 2010 (trong đó đào tạo nghề là 27,2%) đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo nghề phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo của tỉnh.
Qua khảo sát các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề thì số người học nghề xong tìm được việc làm ổn định chiếm 75% (trong đó một số nghề tỷ lệ học sinh tìm được việc cao như: cơ khí, gò hàn, cắt gọt kim loại, mộc mỹ nghệ, nề và trang trí nội thất kỹ thuật chế biến các sản phẩm ăn uống,
lái máy công trình xây dựng), còn lại tuy có việc làm nhưng chưa đúng với ngành nghề đào tạo hoặc có việc làm theo thời vụ, công việc.
Công tác đào tạo nghề đã chú trọng đến dạy nghề cho LĐ nông thôn và dân tộc thiểu số, có chính sách ưu tiên cho LĐ bị thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng, khu đô thị, khu công nghiệp cần phải học để chuyển đổi nghề, LĐ diện chính sách, bộ đội xuất ngũ, người LĐ thuộc các làng nghề khôi phục và phát triển (hoặc du nhập nghề mới).
Hiện nay, việc tuyển học sinh học nghề cung ứng cho các khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở có nhiều giải pháp tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho các khu công nghiệp nhưng số lượng tuyển được mỗi năm không nhiều. LĐ ở vùng nông thôn xa khu công nghiệp ít học nghề vì không có chỗ ở để làm việc cho khu công nghiệp, trong khi số LĐ ở gần lại không đủ đáp ứng nhu cầu. Một số cơ sở đào tạo đã thay đổi phương thức thi tuyển bằng hình thức xét tuyển, tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tới các phòng giáo dục và các trường THPT để thu hút học sinh vào học. Tuy vậy, số học sinh vào học nghề vẫn chưa tăng đáng kể, năm 2010 đạt khoảng 53.290 người/năm (tăng 28,7% so với năm 2006).
Bảng 2.5: Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề
Năm Tổng cộng Trong đó Dài hạn Ngắn hạn Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề DN thƣờng xuyên 2006 37.950 7.450 30.500 - - - - 2007 40.517 8.437 32.080 - - - - 2008 45.177 - - 1.257 8.036 25.119 10.765 2009 50.260 - - 2.070 8.590 26.500 13.100 2010 53.290 - - 2.190 10.100 28.000 13.000
Với phương châm “không chỉ đào tạo ngành nghề nhà trường có, mà phải đào tạo ngành nghề xã hội cần”, việc mở rộng liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ cũng được Thanh Hoá chú trọng thực hiện. Các ngành nghề đào tạo theo phương thức liên kết đã và đang đáp ứng tốt hơn yêu cầu NNL cho phát triển ngành nghề của địa phương.
Trong đào tạo nghề, bên cạnh mở rộng quy mô đào tạo, việc đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo cũng được tiến hành một cách tích cực theo hướng: đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội; tăng cường đào tạo kỹ năng thực hành; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Các trường đã tích cực tổ chức biên soạn, cải tiến chương trình đào tạo, bám sát yêu cầu về trình độ của từng loại nghề thị trường LĐ trong và ngoài tỉnh để đào tạo; tăng cường việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên; tăng cường tổ chức thực hành trực tiếp tại các nhà trường, các cơ quan, các xưởng, cơ sở sản xuất, các trang trại…tạo điều kiện cho người học tiếp cận với thực tế, gắn đào tạo với sử dụng. Tỷ trọng thời gian học thực hành được nâng dần lên 75%- 80% tổng thời gian thực học.
Thanh Hoá có một trường đại học do tỉnh quản lý là trường đại học Hồng Đức, là nơi cung cấp chủ yếu NNL chất lượng cao cho tỉnh. Trong những năm qua công tác đào tạo của trường liên tục được đổi mới, phát triển toàn diện phù hợp với khả năng điều kiện của nhà trường và cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nguồn lực cho công tác đào tạo
Cùng với sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề công lập, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập đã huy động mọi nguồn lực, mọi hhả năng để đầu tư cho dạy nghề.
Năm 2006, cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề của các cơ sở dạy nghề với tổng diện phòng học, xưởng thực hành là 55.403m2, trong đó nhà kiên cố 1 tầng trở lên 23.635m2 chiếm 42,6%, nhà cấp bốn và nhà tạm khác 31.768m2 chiếm 57,4%. Tổng giá trị nhà, xưởng, máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề hiện có là 125,4 tỷ động, trong đó giá trị thiết bị dạy nghề 43,8 tỷ đồng chiếm 34,9%.
Hộp 2.1: Đào tạo của trƣờng Đại học Hồng Đức
Quy mô, ngành nghề đào tạo tăng, bình quân mỗi năm tăng 10%, phù hợp với quy định về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên của Bộ GD&ĐT (từ 17-22 SV/GV), năm học 2009- 2010 quy mô đào tạo trên 16.600 HSSV. Vùng tuyển sinh các ngành đào tạo của nhà trường đã được mở rộng ra trên phạm vi cả nước (ban đầu chỉ tuyển sinh từ Thừa Thiên Huế trở ra), đã có sinh viên là người của 31 tỉnh thành học tập tại trường với số lượng ngày càng tăng.
Số lượng ngành đào tạo của nhà trường trong 5 năm tăng nhanh: bậc đại học tăng 17 ngành, bậc cao đẳng tăng 5 ngành. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo như: mở đào tạo liên thông (từ TCCN, CĐ lên ĐH), đào tạo văn bằng 2, đào tạo thạc sỹ, đào tạo nghề, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ; đào tạo cử tuyển để tạo nguồn cán bộ cho miền núi, giảm đào tạo những ngành xã hội ít có nhu cầu.
Trong 5 năm qua, nhà trường đã đào tạo hơn 15.700 HSSV tốt nghiệp ra trường. Tỷ lệ sinh viên khá, giỏi năm học 2008-2009 đạt trên 40%, gấp 1,8 lần so với năm học 2005- 2006. Các đội tuyển sinh viên dự thi Olympic toàn quốc, hằng năm đều đạt giải cao. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường đảm bảo yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với thực tiễn xã hội, số học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm đạt 67,29%, trong đó có việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo là 61,83%.
Năm 2010, tổng diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực hành 145.064m2, trong đó, nhà kiên cố 1 tầng trở lên 91.389m2 chiếm 63%, nhà cấp bốn và nhà tam khác 53.675m2 chiếm 37%. Tổng giá trị nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho dạy nghề hiện có là 510,9 tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị dạy nghề 169,25 tỷ đồng chiếm 33,13% tổng giá trị.
Ngân sách địa phương đầu tư xây dựng cơ bản cho các cơ sở dạy nghề công lập giai đoạn 2006-2010 là: 75,220 tỷ đồng (năm 2006 là 12 tỷ đồng, năm 2010 là 18,3 tỷ đồng).
Các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề ngoài công lập huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề giai đoạn 2006-2010 là 312,243 tỷ đồng (năm 2006 là 3,952 tỷ đồng, năm 2010 là 146,9 tỷ đồng).
Nguồn thu đóng góp của người học nghề giai đoạn 2006-2010 là 114,467 tỷ đồng (năm 2006 là 12,517 tỷ đồng, năm 2010 là 35,7 tỷ đồng).
Tổng kinh phí dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” giai đoạn 2006- 2010 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT hỗ trợ 138.490 triệu đồng.
Nhờ việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đã có tác dụng tốt trong việc dạy và học nghề, đặc biệt là các thiết bị dạy nghề chuyên ngành đã phát huy được vai trò chủ đạo nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho học sinh học nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường LĐ.
Tóm lại, công tác giáo dục, đào tạo cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng NNL của tỉnh. Tuy vậy, cũng còn nhiều hạn chế: các lớp đào tạo chính quy chất lượng chưa đảm bảo; việc đánh giá chất lượng còn lỏng, không phản ánh đúng thực tế đã gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sắp xếp, sử dụng NNL.
2.2.1.2. Hệ thống y tế
Tính đến năm 2010, Thanh Hoá có 41 bệnh viện, 636 trạm y tế tuyến xã, phường. Tổng số có 9.248 giường bệnh, bình quân 1 vạn dân có 16,51 giường bệnh, con số này thấp hơn mức trung bình cả nước (17 giường bệnh/1vạn dân).
Bảng 2.6: Số lƣợng cơ sở y tế của tỉnh Thanh Hoá
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Bệnh viện 35 36 38 40 41
Phòng khám đa khoa 29 26 23 14 13
Trạm y tế xã, phường 623 623 634 634 636
Tổng 687 685 695 688 690
Nguồn: Niên giám thống kê 2010-Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá.
Các cơ sở y tế ngoài công lập đang được khuyến khích đầu tư theo yêu cầu xã hội hoá. Đến năm 2010, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã có trạm y tế phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, đạt tỷ lệ 99,37% trong đó có 61,16% số trạm y tế có bác sĩ. Chất lượng khám chữa bệnh cũng có bước tiến rõ rệt biểu hiện tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia tăng lên nhanh chóng từ 39,1% (năm 2006) lên 71,1% (năm 2010). (xem bảng 2.7)
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về y tế của tỉnh Thanh Hoá
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trạm y tế (%) 98,42 99,05 99,05 99,37 99,37 Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bác sỹ (%) 56,56 61,67 56,31 56,31 61,16 Bác sĩ bình quân 1 vạn dân (Người) 4,9 5,38 5,62 5,46 5,47 Giường bệnh bình quân 1 vạn dân (Giường) 15,06 15,46 15,66 16,14 16,51 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nữ hộ sinh (%) 94,00 93,85 93,85 93,85 94,2 Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn QG về
y tế (%)
39,1 47,8 55,7 64,2 71,1