Những thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 77)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

2.3.1. Những thành công

Tình hình phát triển NNL của tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2006-2010 đã đạt được những thành công:

Một là, chất lượng dân số tăng lên, tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên hằng năm giảm xuống dưới 1%, nhiều chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ đạt và vượt mục tiêu đề ra: tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống

25%o, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống 24%, tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm xuống 0,7%o,…

Hai là, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của NNL đang từng

bước được cải thiện. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo năm 2010 đạt 40%, tăng 13% so với năm 2005, trong đó LĐ có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên: 12.8%; LĐ được đào tạo nghề: 27.2% nhờ đó đã cung cấp hàng vạn LĐ cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, bộ máy hành chính nhà nước, ..v…v..

Ba là, sự hình thành và sử dụng NNL của tỉnh Thanh Hoá đã có những

bước tiến bộ. Công tác giải quyết việc làm được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm được củng cố và mở rộng, các hoạt động như hội chợ viêc làm, sàn giao dịch việc làm được tăng cường, góp phần thúc đẩy thị trường LĐ phát triển. Trong 5 năm giải quyết việc làm cho 253.700 LĐ, trong đó có 47.000 LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5% năm 2005 xuống còn 4% năm 2010, tỷ lệ LĐ thiếu việc làm ở nông thôn giảm từ 8,1% năm 2005 xuống còn 7,2% năm 2010 góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng KT-XH.

Bốn là, cơ cấu NNL đã có sự chuyển dịch đáp ứng được yêu cầu của

quá trình CNH, HĐH. Tỷ trọng LĐ làm việc cho các ngành công nghiệp, dịch vụ hằng năm đều tăng (năm 2006 là 31%, năm 2010 là 45%), LĐ trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần qua các năm (năm 2006 là 69%, năm 2010 là 55%).

Những thành công trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Một là, các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đã có sự quan tâm lớn

trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục-đào tạo và công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng NNL.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt và hiệu quả hơn; hệ thống các cơ chế chính sách của tỉnh từng bước được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện và phù hợp với thực tế. Trong đó, nhiều chính sách tác động tích cực đến phát triển giáo dục và đào tạo được triển khai kịp thời trên địa bàn tỉnh như các chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài; phân công, phân cấp quản lý cán bộ, cải tiến thi tuyển công chức, đầu tư phát triển các ngành y tế, giáo dục…. .

Hai là, nhận thức về giáo dục trong nhân dân đã có sự chuyển biến tích

cực, giáo dục đã và đang được các tầng lớp nhân dân, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể quan tâm, nguồn lực huy động được từ công tác xã hội hoá ngày càng cao. Các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã cố gắng tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực LĐ, học tập và công tác. Do vậy, bước đầu đã huy động được các nguồn lực cho phát triển đặc biệt là nguồn lực con người.

Ba là, Thanh Hoá đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động sức

mạnh tổng hợp toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Các cơ quan, xí nghiệp sản xuất kinh doanh đã có sự quan tâm, chú ý đến vấn đề đảm bảo lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần cho người LĐ, góp phần to lớn trong việc thực hiện nâng cao chất lượng NNL của tỉnh.

Bốn là, đời sống nhân dân nói chung, lực lượng LĐ nói riêng liên tục

được cải thiện (cả về vật chất và tinh thần) do kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng

kinh tế ước đạt 11,3%, cao hơn so với giai đoạn 2001-2005(9,1%). Quy mô GDP (theo giá so sánh) của nền kinh tế năm 2010 gấp 1,7 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD (cả nước là 1100 USD). Các chương trình xoá đói, giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời và có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 34,7% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010. Các hoạt động trong đời sống xã hội có nhiều tiến bộ cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế. Mức sống được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)