Xu hướng di chuyển laođộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam002 (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề di chuyển laođộng

1.2.4. Xu hướng di chuyển laođộng

1.2.4.1. Xu hướng di chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển khác

Xu hướng này đang diễn ra khá mạnh mẽ trong khoảng một thập kỷ gần đây, đặc biệt là giai đoạn toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay. Xu hướng di chuyển này được thúc đẩy và hỗ trợ chủ yếu nhờ các hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Các nước gửi đi chủ yếu là những nước đang phát

triển có dân số đông và đang bắt đầu có những sự hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ như Việt Nam, Philipin, Thái Lan… Các nước tiếp nhận chủ yếu là các quốc gia mới phát triển ở khu vực châu Á như HànQuốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…là những nước có nhu cầu lao động cao để phục vụ cho ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh của họ.Bên cạnh đó còn cómột số nước tiếp nhận ở khu vực Đông Âu do tình trạng di cư sang các nước Tây Âu đã diễn ra mạnh mẽ ở những năm đầu thế kỷ 20 dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động ở những quốc gia này.

1.2.4.2. Xu hướng di chuyển từ nước đang hoặc kém phát triển sang các nước phát triển

Đây là xu hướng di chuyển lao động lâu đời nhất và vẫn còn diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trước đây, những lao động di cư theo xu hướng này chủ yếu là những lao động trình độ thấp, muốn tìm cơ hội đổi đời từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc … Bên cạnh đó, cũng có một số lượng nhỏ là những tri thức cao, di chuyển đến các nước phát triển bằng con đường du học và quyết định ở lại để tìm kiếm việc làm. Ngày nay, khi một số quốc gia có chiến sự bất ổn như Syria, Irac, … làn sóng di chuyển này lại diễn ra ồ ạt và tạo nên một cuộc khủng hoảng người di cư trầm trọng nhất từ trước đến nay.

1.2.4.3. Xu hướng di chuyển từ nước phát triển sang các nước phát triển khác

Xu hướng này chủ yếu diễn ra đối với những lao động có tri thức cao ở các nước phát triển. Do mức sống cao và khá đồng đều nhau giữa cả nước gửi và nước nhận nên động lực chủ yếu cho xu hướng di chuyển này không nằm ở sự chênh lệch thu nhập mà chủ yếu ở môi trường làm việc và mức độ phù hợp với khả năng của người lao động. Xu hướng này diễn ra mạnh mẽ nhất ở các nước châu Âu bởi sự đồng nhất về các chính sách, bảo hiểm, ... và sự thuận lợitrong việc xuất nhập cảnh ở cộng đồng chung Châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do di chuyển lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội và thách thức đối với việt nam002 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)