Chƣơng 4 : Cơ hội và thách thức của laođộng Việt Nam trong bối cảnh AEC
4.2. Cơ hội và thách thức của laođộng Việt Nam trên thị trường laođộng các
4.2.2. Cơ hội và thách thức liênquan đến năng suất và chất lượng laođộng
Thị trường ASEAN rộng lớn với 10 quốc gia thành viên, trong đó, có những quốc gia có trình độ phát triển cao như Singapore, Malaysia, Thái Lan sẽ là một điểm đến hấp dẫn của lao động Việt Nam khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập. Đây cũng là những quốc gia đang có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến từ các nước bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập vào những thị trường này. Điều này đồng nghĩa với việc lao động Việt Nam sẽ có cơ hội để nâng cao năng suất lao động của mình. Trước hết là tiếp cận các công nghệ tiên tiến, hiện đại mà các quốc gia này đang chú trọng đầu tư. Điển hình như Singapore, trong những năm gần đây, chính phủ nước này đã tài trợ cho đổi mới công nghệ bằng cách đầu tư 100 triệu USD để khởi động trong tổng số 16 tỷ USD mà nước này đã cam kết tài trợ cho nghiên cứu khoa học và phát triển. Còn đối với Malaysia lại có rất nhiều các chính sách nhằm khuyến khích các công ty tư nhân đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao như miễn thuế, giảm thuế … Nước này cũng đặc biệt chú trọng đến phát triển công nghệ sinh học và công nghệ nano nhằm đưa Malaysia trở thành một nước công nghiệp công nghệ cao vào năm 2020.Đối với Việt Nam, các công nghệ cao như công nghệ sinh học hay công nghệ nano vẫn đang là những lĩnh vực mới, chưa có nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm để phát triển. Việc lao động Việt Nam có cơ hội để tiếp cận những công nghệ này thông qua sự di chuyển nhân lực chất lượng cao trong AEC thật sự là một cơ hội to lớn để người lao động nói riêng và nhà nước Việt Nam nói chung được mở mang tầm hiểu biết, kiến thức cũng như kinh nghiệm ở những lĩnh vực
mới mẻ và đầy tiềm năng. Tiếp cận phương thức làm việc, cách thức quản lý có hiệu quả cũng là một kỳ vọng lớn của người lao động khi đến làm việc ở các quốc gia phát triển hơn trong AEC. Chúng ta biết rằng năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines, nhỉnh hơn một phần tư của Thái Lan, dưới một phần mười của Malaysia và chưa bằng 3% năng suất của Singapore. Trong khi đó, đóng góp một phần rất lớn để tạo ra năng suất lao động cao như vậy chính là phương thức quản lý và cách thức làm việc có hiệu quả. Vì vậy, khi được trực tiếp làm việc và cọ xát với một môi trường có năng suất lao động hiệu quả như một số quốc gia thành viên AEC thì lao động Việt Nam sẽ có cơ hội để hình thành những thói quen làm việc mới, có hiệu quả cao và cải thiện năng suất lao động.
4.2.3. Cơ hội và thách thức về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan khác
Với việc nhân lực chất lượng cao trong nước di chuyển sang các quốc gia khác làm việc, sẽ có nhiều vấn đề đi kèm, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho bản thân người lao động và cả nhà nước. Vấn đề đầu tiên cần phải kể đến đó là thách thức chảy máu chất xám mà chúng ta phải đối mặt.Về mặt lý thuyết, mục đích của chu chuyển tự do trong lao động là xây dựng một thị trường sản xuất chung, xóa nhòa khoảng cách phát triển. Nếu Việt Nam có nhiều laođộng phổ thông, các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia sẽ cho các laođộng này sang làm việc. Ngược lại, Việt Nam thiếu laođộng kỹ năng, trình độ cao, có thể mở cửa cho những chuyên gia, kỹ sư từ Thái, Singapore sang làm việc.Thế nhưng trên thực tế môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa được cải cách sâu rộng, trình độ quản lý kinh tế của Việt Nam còn lạc hậu, thậm chí nhiều thủ tục vẫn nằm đáy, khác biệt sâu so với các nước ASEAN-6. Chính vì vậy sẽ không nhiều DN Việt có thể mời được đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giỏi, bậc cao từ ASEAN về làm việc cho mình. Trong khi đó, tại Việt Nam những sinh viên xuất sắc mới ra trường, những chuyên gia bậc trung và 1 số người quản lý bậc cao luôn bị săn đón bởi các tập đoàn nước ngoài. Không ít
trong sốđóđược mời sang nhiều nước để làm việc với cơ chế cực kỳ hậu hĩnh.Với những cơ hội hấp dẫn khi làm việc ở nước ngoài và những hỗ trợ trong cam kết MNP về việc hỗ trợ người lao động khi làm các thủ tục hành chính để nhập cảnh vào nước tiếp nhận, một lượng lớn người lao động có trình độ cao, mà đặc biệt là người trẻ sẽ rời bỏ đất nước để đến làm việc và cống hiến cho tiếp nhận lao động. Chúng ta biết rằng, tăng trưởng kinh tế dựa vào laođộng giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên chỉ là sự tăng trưởng ngắn hạn. Còn khi tăng trưởng ấy dựa vào nguồn lực chất xám của con người, đầu tư cho các công trình mới, nghiên cứu mới sẽ có tăng trưởng dài hạn, bền vững. Vì vậy, những tổn thất do chảy máu chất xám không thể được bù đắp. Đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập ở những nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam. Nhà nước và cả các doanh nghiệp cần có những chú trọng đúng mực đến vấn đề này, cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân và thu hút người tài nhằm giảm thiểu những tổn thất mà chảy máu chất xám gây ra.
Bên cạnh đó, chúng ta phải đối mặt với thách thức quản lý và điều tiết dòng di chuyển của lao động không có kỹ năng và kỹ năng thấp. Ở chương 3, tác giả đã phân tích vấn đề Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN đều đang đối mặt với một thực trạng đó là lao động không có kỹ năng và kỹ năng thấp chiếm đa số trong tổng số lao động của khu vực. Và thực tế hiện nay, dòng di chuyển của lao động này vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn thông qua việc xuất khẩu lao động hoặc di cư bất hợp pháp giữa các quốc gia. Việc kiểm soát lượng lao động rất lớn này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của mỗi quốc gia. Hiện nay, Việt Nam và nhiều quốc gia thành viên đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng nạn vượt biên trái phép sang các quốc gia trong khu vực. Để giải quyết tình trạng này, mới chỉ nhờ đến sự phối hợp giữa các quốc gia với nhau một cách tạm thời mà chưa có sự chung tay góp sức của cả khu vực cũng như đưa ra biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng này. Trong khi đó, AEC chỉ mới quy định và điều tiết việc tự do di chuyển lao động có kỹ năng, và mới giới hạn ở 8 ngành nghề bao gồm: Kỹ sư, kiến trúc sư, du lịch , bác sĩ, y tá, nha sĩ, kế toán và điều tra viên. Lượng lao động nằm trong phạm vi điều
tiết của AEC là vô cùng nhỏ bé so với tổng số lao động trong khu vực. Vì vậy, một lượng lớn lao động còn lại vẫn chưa có bất kỳ một thỏa thuận nào của khu vực điều chỉnh và kiểm soát. Vậy nên, mặc dù AEC đã được hình thành và mở ra một trang mới cho sự hội nhập sâu rộng và liên kết mạnh mẽ giữa các thành viên, nhưng việc quản lý lao động không có kỹ năng và kỹ năng thấp vẫn là một áp lực lớn đối với Việt Nam nói riêng và toàn khu vực nói chung trong bối cảnh hội nhập lao động trong khu vực như hiện nay.
Tuy vậy, nhưng việc lao động đi ra làm việc ở nước ngoài sẽ tạo cơ hội gia tăng ngoại tệ, kiều hối cho nước nhà. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ ngày càng tăng dưới tác động của AEC cũng đồng thuận với việc lượng kiều hối năm sau cao hơn năm trước. Nếu tính trung bình, một người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước khoảng 1000 USD một năm, thì dòng vốn này thật sự đã có những tác động to lớn đối với các cá nhân cũng như sự phát triển của đất nước. Từ năm 1980 tới nay, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam luôn luôn tăng với tốc độ ngày càng cao, thậm chí năm 2010, Việt Nam được WB xếp vào vị trí 16/20 nước tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, sau Philippines. Kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng đôla Mỹ, góp phần cân đối trong cán cân thanh toán thương mại. Mặt khác, kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua đầu tư, kinh doanh của Việt kiều, đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục...
Bên cạnh đó, người lao động còn có cơ hội hình thành nếp sống mới, nhận thức mới cũng như được hưởng những ưu đãi của nước nhận. Như ở chương 3, chúng ta biế rằng, một số quốc gia có trình độ phát triển cao hơn ở Đông Nam Á có các chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với những lao động chất lượng cao. So với các quốc gia khác, người laođộng nước ngoài làm việc tại Singapo dễ dàng hơn trong việc
lưu trú dài hạn và trở thành công dân Singapo. Ngoài ra, họ còn được đề nghị các gói học bổng, học bổng nghiên cứu, có cơ hội nâng cao đời sống nhờ mức thu nhập hấp dẫn và hưởng chính sách thuế ưu tiên cho người nước ngoài. Ở Malaysia thì như thời hạn sống và làm việc tại Malaysia lên đến 10 năm, có thể linh hoạt chuyển từ tổ chức/công ty này sang tổ chức/công ty khác, được tạo điều kiện để vợ/chồng cũng được làm việc tại Malaysia, con cái (dưới 18 tuổi) cũng được học hành và được mang theo người phụ thuộc đến sinh sống ở nước này …
Ngoài ra, Việt Nam còn có cơ hội gia tăng kết nối thông tin giữa các quốc gia, đặc biệt là trong vấn đề việc làm. Mục đích của AEC là hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, thống nhất, tạo ra một Cộng đồng ASEAN lớn mạnh, có sự phối hợp hài hòa và đồng bộ giữa các quốc gia thành viên. Vì vậy, việc hình thành nên một hệ thống kết nối thông tin liên lạc đồng bộ, thông suốt giữa 10 quốc gia là một việc hết sức cần thiết.Điển hình như ngành hải quan đã thiết lập thành công Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) với sự kết nối của 7 quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc hình thành những phương thức kết nối thông tin giữa các quốc gia trong khu vực sẽ tạo sự thuận lợi cho các nước không chỉ trong việc giao thương nội bộ khu vực thông qua việc truyền tả và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, chính xác mà còn có ưu thế lớn đối với các đối tác khác bên ngoài khi có sự đồng bộ, thống nhất thành một khối ASEAN. Riêng về vấn đề việc làm và di chuyển lao động có kỹ năng, mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sự phù hợp và đồng bộ hóa trong các chương trình giảng dạy, bằng cấp, chứng chỉ của các trường thành viên theo quy định trong các MRA.AUN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thông tin việc làm giữa các quốc gia.Khi đó, chúng ta sẽ có điều kiện để tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng hơn đến vấn đề việc làm ở các quốc gia thành viên khác. Trước đây, việc lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu thông qua con đường xuất khẩu lao động và du học. Nhưng khi Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời với sự hình thành của Mạng lưới các trường đại học thì chúng ta có thêm một kênh mới nhanh chóng và đáng tin cậy để tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nước ngoài.
Tóm lại, trên thị trường các quốc gia ASEAN, lao động Việt Nam cũng sẽ gặp phải rất nhiều các cơ hội và thách thức từ vấn đề tự do di chuyển của lao động chất lượng cao. Các cơ hội chủ yếu đến từ việc gia tăng chất lượng lao động, gia tăng cơ hội tìm kiếm các việc làm tốt hơn ở thị trường nước ngoài, đi kèm với đó là cơ hội được nâng cao nhận thức, thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn và được tận hưởng những ưu đãi từ chính sách của các quốc gia tiếp nhận lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thách thức gặp phải cũng không ít, với những sự gia tăng của lượng lao động bị tổn thương, gặp những khó khăn do rào cản của từng quốc gia dựng lên để bảo hộ người lao động bản địa, những khó khăn cho quốc gia với tình trạng chảy máu chất xám … cũng là những thách thức đáng lo ngại, cần thiết có sự chung tay của cả người lao động và nhà nước để khắc phục và tận dụng triệt để cơ hội mang đến từ sự hội nhập lao động trong AEC.
Chƣơng 5: Kết luận và một số đề xuất
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN hứa hẹn mang lại nhiều sự đổi thay cho đất nước. Với mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và khu vực sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng đặc thù của khu vực thành những cơ hội hỗ trợ kinh doanh, biến ASEAN trở thành một bộ phận năng động và vững chắc hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu. Cộng thêm sự di chuyển tự do của lao động có kỹ năng giữa các quốc gia thành viên đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Với sự hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng đó, AEC hứa hẹn mang đến rất nhiều những cơ hội cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh sức tăng trưởng, tạo sự phát triển đột phát không chỉ về kinh tế và còn cả các vấn đề khác, trong đó có việc phát triển đội ngũ nhân lực. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những thách thức to lớn mà Việt Nam phải vượt qua để thành công trên con đường hội nhập phía trước. Mở đầu của luận văn, tác giả đã đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu, qua những nghiên cứu được trình bày ở những chương trước về vấn đề tự do di chuyển lao động chất lượng cao trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, tác giả rút ra những kết luận cuối cùng và cũng là để trả lời cho 3 câu hỏi đó như sau:
Thứ nhất, trên thực tế, việc thực hiện sự tự do di chuyển rất khó khăn, thậm chí là khó có thể thực hiện được. Vấn đề tự do di chuyển của lao động có kỹ năng trong AEC đã được quy định cụ thể trong Hiệp định di chuyển thể nhân (MNP) và được hỗ trợ bởi các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau (MRAs). Tuy nhiên, về mặt hình thức, sự tự do di chuyển này chỉ ở trong một giới hạn rất hẹp với sự di chuyển tạm thời của lao động có kỹ năng, mà chưa có sự tham gia của lao động kỹ năng thấp hơn. Trong khi đó, mười quốc gia thành viên ASEAN hầu hết là những quốc gia đang và kém phát triển, số lượng lao động đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa ra để có thể thực hiện việc di chuyển tự do này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số lao động của các quốc gia. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng, trên thực tế, việc thực
hiện sự tự do di chuyển rất khó khăn, thậm chí là khó có thể thực hiện được, bởi hầu hết các quốc gia đều dường như không mặn mà với vấn đề này. Điều đó được thể hiện ở chỗ, có rất nhiều rào cản được các quốc gia đưa ra nhằm hạn chế sự xâm nhập của lao động có kỹ năng ở các quốc gia khác và bảo hộ cho người lao động trong nước. Người lao động khi thực hiện sự tự do di chuyển sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ thủ tục hành chính đến những điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ,