Mô hình SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ công chức Quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 54 - 60)

(Nguồn: http://www.saga.vn)

SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tƣơng ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt đƣợc mục tiêu.

Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu của bạn.

Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trƣờng kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt đƣợc mục tiêu.

Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trƣờng kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu của bạn.

Thông qua phân tích SWOT để đánh giá chất lƣợng chung cán bộ công chức, ta sẽ nhìn rõ thế mạnh mà đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cũng nhƣ tình

46

hình phát triển bộ máy cán bộ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đang nắm giữ cũng nhƣ những điểm hạn chế mà tổ chức này cần khắc phục. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải đƣợc áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra những phƣơng hƣớng và giải pháp góp phần phát triển bộ máy cán bộ này hoàn thiện hơn.

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp này thông qua các bảng thống kê về số lƣợng của hoạt động đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nƣớc, vạch ra tính quy định thuộc về bản chất đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nƣớc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê để làm rõ thực trạng, chỉ ra các ƣu nhƣợc điểm trong phát triển đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nƣớc cấp Quận và đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nƣớc cấp Quận.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA

3.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội và thực trạng đội ngũ cán bộ công chức quận Đống Đa: ngũ cán bộ công chức quận Đống Đa:

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hƣởng tới quá trình phát triển đội ngũ cán bộ công chức của quận Đống Đa trình phát triển đội ngũ cán bộ công chức của quận Đống Đa

*** Điều kiện tự nhiên

Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa, nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

47

Quận Đống Đa đƣợc thành lập ngày 31/05/1061 với diện tích: 9.96 km²; Dân số: 410.000 ngƣời (tính đến hết năm 2013). Là một Quận nằm ở phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội, quận Đống Đa tiếp giáp với các quận, huyện:

- Phía Bắc giáp quận Ba Đình

- Phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trƣng - Phía Nam giáp quận Thanh Xuân

- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy

Quận Đống Đa có địa hình thấp, phần lớn là đất nông nghiệp đô thị hoá thƣờng bị ngập úng. Nhiều khu dân cƣ tập trung. Sông Tô Lịch chảy theo đƣờng viền địa giới quận rồi tách thành 2 sông Sét và sông Lừ. Nhiều hồ trong quận đang bị thu hẹp do san lấp.

Quận có 56 đƣờng phố, điểm đầu là quốc lộ 6, đƣờng cao tốc Láng - Hoà Lạc, đƣờng vành đai. Quận có các khu công nghiệp đan xen với các trung tâm văn hoá, khoa học, dịch vụ...

Ngày 13/10/1982, theo Quyết định số 173 - HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng, quận Đống Đa thành lập thêm 2 phƣờng: Phƣờng Thanh Xuân Bắc gồm diện tích và nhân khẩu của thôn Phùng Khoang (xã Trung Văn), thôn Cự Chính (xã Nhân Chính) thuộc huyện Từ Liêm và thôn Triều Khúc (xã Tân Triều) thuộc huyện Thanh Trì; Phƣờng Kim Giang gồm diện tích và nhân khẩu của thôn Kim Giang, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì và đoạn đƣờng ven sông Tô Lịch (từ phƣờng Thƣợng Đình tới Đại Kim). Nhƣ vậy, sau khi điều chỉnh, quận Đống Đa có 26 phƣờng.

Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ, điều chỉnh toàn bộ diện tích và nhân khẩu của các phƣờng: Thƣợng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phƣơng Liệt; một phần diện tích và nhân khẩu của phƣờng Nguyễn Trãi, của phƣờng Khƣơng Thƣợng thuộc quận Đống Đa về quận Thanh Xuân quản lý.

Phƣờng Nguyễn Trãi còn lại đƣợc đổi tên là phƣờng Ngã Tƣ Sở. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Đống Đa còn 21 phƣờng: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khƣơng Thƣợng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thƣợng, Nam

48

Đồng, Ngã Tƣ Sở, Ô Chợ Dừa, Phƣơng Liên, Phƣơng Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chƣơng, Văn Miếu.

Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử, từ ngày thành lập quận đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Đống Đa đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vƣợt qua mọi khó khăn xây dựng quận không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Mƣời lăm năm – chặng đƣờng thật ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử của Thăng Long – Hà Nội nhƣng quận đã có rất nhiều đổi thay. Từ một vùng đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Đống Đa là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại. Kinh tế phát triển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng đƣợc bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng. Bên canh đó có không ít những khó khăn thử thách mới.

Đứng trƣớc những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và Nhân dân quận Đống Đa đã tập trung nỗ lực phấn đấu, quyết tâm xây dựng vững chắc cơ sở hạ tầng, xây dựng lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng củng cố và kiện toàn bộ máy chính quyền từ quận đến cơ sở.

Từ đặc thù của điều kiện tự nhiên, công cuộc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế quận Đống Đa mang những đặc điểm sau: Là một quận mới thành lập, nên kinh nghiệm quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế còn nhiều thiếu sót, và còn non về kinh nghiệm so với các quận ủy khác cùng địa bàn. Dân số đông, hỗn tạp, và địa bản quản lý rộng, tốc độ phát triển nhanh yêu cầu trình độ quản lý của các cán bộ quản lý kinh tế phải cao, và công tác quản lý cũng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, nó cũng là môi trƣờng thực nghiệm tốt cho đội ngũ cán bộ coog chức, đồng thời cũng là nguồn nhân lực tiềm năng cho đội ngũ quản lý.

*** Điều kiện kinh tế

49

của thành phố Hà Nội với 410.000 ngƣời (tính đến hết năm 2013). Bên cạnh đó, Đống Đa còn có nhiều cơ quan, xí nghiệp, trƣờng Đại học, Cao đẳng, doanh trại quân đội... đóng trên địa bàn; hàng năm quận Đống Đa còn phải tiếp nhận trên dƣới 120.000 ngƣời tạm trú và khách vãng lai với các thành phần khác nhau. Chính vì thế công tác quản lý trật tự xã hội - trong đó có công tác quản lý Dân số của Quận cũng gặp không ít khó khăn và phức tạp.

Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế hàng năm của quận Đống Đa bình quân đạt 36%, thu ngân sách bình quân tăng 68%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ-công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2008, tổng thu ngân sách của quận đạt 1.250 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thƣơng mại-dịch vụ đạt 28.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.500 tỷ đồng.

Hiện nay, quận đang có 3 xu hƣớng đô thị hóa: Hình thành các trung tâm công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phƣờng ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lƣu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán. Năm 2008, quận đã đầu tƣ cho xây dựng 168 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tƣ 435,7 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, kinh tế của quận Đống Đa tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng ổn định. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ, vận tải, đầu tƣ xây dựng cơ bản đều đạt và vƣợt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng vẫn gặp những khó khăn do tốc độ đô thị hoá nhanh, tiến độ giải ngân đầu tƣ xây dựng chƣa cao, vấn đề giải quyết lao động cho khu vực nông thôn còn bất cập và tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.

*** Điều kiện văn hóa - xã hội

Sự nghiệp văn hóa – xã hội tiếp tục đƣợc quan tâm, phát triển mạnh mẽ. Nhiều lĩnh vực nhƣ: giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, lao động việc làm, văn nghệ, thể thao... đạt kết quả cao, an ninh xã hội đƣợc đảm bảo, chính sách xã hội đƣợc thực hiện tốt. Đã hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu do UBND Thành phố giao, chỉ tiêu do HĐND Quận đề ra. Một số lĩnh

50

vực đạt đƣợc mức cao trong Thành phố: phổ cập giáo dục trung học phổ thông (100%), trƣờng chuẩn quốc gia, 100% phƣờng duy trì chuẩn y tế quốc gia, Đại hội Đảng các cấp diễn ra thành công.

Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; đảm bảo an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị của quận, thủ đô, đất nƣớc đƣợc tổ chức trên địa bàn; Công tác phòng chống tội phạm đƣợc tăng cƣờng, các chƣơng trình quốc gia về an ninh trật tự đƣợc thực hiện tốt, an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức quận Đống Đa

*** Số lượng cán bộ công chức:

Tính đến tháng 8 năm 2016, tổng số cán bộ công chức, viên chức toàn Quận là 1.458 ngƣời, trong đó khối cơ quan quản lý nhà nƣớc là 195 ngƣời, chiếm 15,9%; nhóm cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Quận đƣợc khảo sát gồm lãnh đạo HĐND, UBND Quận, Văn phòng HĐND và UBND Quận, 8 phòng chuyên môn và Thanh tra xây dựng Quận (là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc) có số lƣợng là 126 ngƣời, chiếm 75% trong tổng số (Số liệu thể hiện tại Bảng 3.1).

51

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ công chức Quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)