Các công cụ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động CSR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.4. Các công cụ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động CSR

Các doanh nghiệp thực hiện CSR bƣớc đầu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế nhƣ tranh chấp thƣơng mại, bán phá giá, … Do đó, doanh nghiệp thực hiện CSR không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính trị. Bên cạnh, mặt tích cực thì doanh nghiệp thực hiện CSR theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn.

Để đánh giá việc thực hiện, tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, các tổ chức và cá nhân đang sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá nhƣ sau:

- Tiêu chuẩn BSCI: 2003 (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xƣớng của Hiệp hội Ngoại thƣơng (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. BSCI có 9 nội dung quan trọng là: Tuân thủ luật liên quan; tự do hội đoàn và quyền thƣơng lƣợng tập thể; cấm phân biệt đối xử; trả công lao động; thời giờ làm việc; an toàn nơi làm việc; cấm lao động trẻ em; cấm lao động cƣỡng bức; các vấn đề an toàn và môi trƣờng.

- Tiêu chuẩn SA-8000: đƣợc xây dựng để thúc đẩy doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội trong tất cả các ngành nghề trên toàn cầu. Tiêu chuẩn này đƣợc công nhận rộng rãi bởi các công đoàn, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nhƣ là một trong những tiêu chuẩn tốt nhất về điều kiện làm việc. Các tổ chức đã công nhận SA-8000 bao gồm Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy ban Châu Âu và Tổ chức Ân xá quốc tế. Tiêu chuẩn này đƣa ra 09 yêu cầu chủ yếu về: lao động trẻ em; lao động cƣỡng bức; sức khỏe và an toàn; tự do đoàn thể và quyền thƣơng lƣợc tập thể; phân biệt đối xử; kỷ luật lao động; thời gian làm việc; thù lao; các hệ thống quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)