Tác dụng của việc thực hiện CSR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.5. Tác dụng của việc thực hiện CSR

1.2.5.1. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

CSR là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lƣợng lao động và gia đình họ và nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, nếu ngƣời lao động có các điều kiện môi trƣờng làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trƣờng thế giới, mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm của mình.

1.2.5.2. Góp phần nâng cao chất lƣợng, giá trị thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có nhƣ thế, mới tạo ra đƣợc niềm tin cho nhà đầu tƣ, mà niềm tin chính là cảm xúc - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận.

Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lƣu giữ trong tâm trí ngƣời tiêu dùng. Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trƣớc hết là bảo vệ môi trƣờng (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện.

1.2.5.3. Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

CSR không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, việc thực hiện tốt CSR đem lại rất nhiều lợi ích. CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tƣ, tài sản và mức tăng doanh thu. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức.

1.2.5.4. Góp phần thu hút nguồn lao động giỏi

Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Ở các nƣớc đang phát triển, số lƣợng lao động lớn nhƣng đội ngũ lao động đạt chất lƣợng cao lại không nhiều nên việc thu hút và giữ đƣợc nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lƣơng thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trƣờng làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ đƣợc nhân viên tốt.

1.2.5.5. Góp phần nâng cao hình ảnh, thƣơng hiệu quốc gia

CSR là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện CSR là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy CSR là phải tạo ra môi trƣờng pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tƣ vấn, hƣớng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khu đô thị và nhà ở tại khu vực hà nội thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)