Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 57)

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của trƣờng ĐHCNQN

(Nguồn: website của trường ĐHCNQN)

3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐHCNQN 3.2.1. Tự chủ về xây dựng các văn bản pháp lý

Trường ĐHCNQN căn cứ Nghị định 16/2015 và Thông tư 07/2009/TTLT- BGD&ĐT-BNV ngày 15/4/2009 ban hành nhiều văn bản quản lý tài chính nhằm quy chế hóa hoạt động tài chính của trường. Cụ thể:

+ Các văn bản quản lý thu: Gồm các văn bản quy định nội dung, định mức thu phù hợp cho từng năm; các văn bản quản lý thu học phí các bậc và hệ đào tạo được cung cấp đầy đủ, công khai cho người học. Các văn bản quản lý thu từ kí túc xá sinh

viên, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, các trung tâm thực nghiệm sản xuất…. + Các văn bản quản lý chi: các văn bản quản lý chi được tập trung trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

3.2.2. Tự chủ về các khoản thu, mức thu:

Nguồn lực tài chính của trường ĐHCNQN bao gồm nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất dịch vụ và nguồn thu khác, trong đó:

-Ngân sách Nhà nước cấp

Nguồn NSNN cấp chủ yếu gồm nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên đào tạo đại học, sau đại học và nguồn kinh phí không thường xuyên cho hoạt động khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng CCVC và nâng cao năng lực tin học. Từ năm 2011 - 2015, cấu trúc nguồn NSNN cấp cho trường như sau:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Loại kinh phí 2011 - 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 - 2015 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) KP hoạt động thường xuyên 11.825 70,91 12.904 73,97 13.890 77,30 14.275 78,17 KP hoạt động không thường xuyên 4.850 29,09 4.540 26,03 4.078 22,70 3.987 21,83 Tổng 16.675 100 17.444 100 17.968 100 18.262 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

*Ghi chú: Không bao gồm kinh phí cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản

Từ bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2015, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau (xem biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1 So sánh nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2011-2015 qua các bảng 3.1, biểu đồ 3.1, tác giả nhận thấy trong tổng số thu từ nguồn NSNN cấp qua các năm của giai đoạn đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, điều đó minh chứng nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng, nhiệm vụ giao ngày một nhiều, quy mô giáo dục đào tạo, NCKH của trường ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Điều đáng mừng là trong tổng số kinh phí NSNN cấp thì kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều đó cho thấy chủ trương đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo của nhà nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc tự chủ tài chính.

Nguồn NSNN cấp được giao trong dự toán kinh phí hàng năm của Bộ GD&ĐT, nguồn kinh phí được thực hiện giám sát qua kho bạc nhà nước, trường chi theo đúng quy định hiện hành.

- Nguồn thu sự nghiệp theo quy định (Trường được tự chủ một phần nguồn thu này)

Nguồn thu sự nghiệp gồm nguồn thu học phí, lệ phí từ người học thuộc các hệ đào tạo theo chỉ tiêu NSNN giao. Được Bộ GD&ĐT giao thu các khoản học phí, lệ phí phải thu đúng, thu đủ theo quy định. Căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp cho xã hội trường quyết định mức thu phù hợp nhưng không được vượt quá khung mức thu theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của Bộ GD&ĐT.

- Cấu trúc nguồn thu như sau:

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu giai đoạn 2011-2015 và nỗ lực của trường trong việc gia tăng nguồn thu tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập bảng số liệu, biểu đồ so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu giai đoạn 2011-2015 tại Trường ĐHCNQN, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Nguồn thu 2011 - 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 - 2015 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Thu từ học phí chính quy 37.150 56,75 39.508 54,83 37.447 58,23 30.241 56,34 Thu lệ phí tuyển sinh 1.846 2,82 1.975 2,74 2.059 3,20 1.663 3,10 Thu từ hoạt động sự nghiệp (VHVL,VB2...) 15.270 23,33 16.345 22,68 14.862 23,11 12.769 23,79

Thu lãi sản xuất,

kinh doanh than 10.178 15,55 13.250 18,39 9.006 14,01 8.099 15,09 Thu lãi của các

hoạt động dịch vụ khác

1021 1,56 976 1,35 930 1,45 907 1,69

Tổng 65.465 100 72.054 100 64.304 100 53.679 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

Từ bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2015, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau:

Biểu đồ 3.2: So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

Qua nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu thu và phân tích sự biến động mức thu, cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 của trường ĐHCNQN qua các bảng 3.2, biểu đồ 3.2. Tác giả nhận thấy tổng số thu từ hoạt động sự nghiệp có thu qua các năm của giai đoạn 2011 - 2014 đều có xu hướng năm sau tăng hơn so với năm trước, điều đó chứng minh quy mô hoạt động của đơn vị ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, riêng năm 2015 giảm so với các năm trước do số lượng học sinh, sinh viên giảm.

- Nguồn Thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh:

Là nguồn thu học phí, lệ phí từ người học thuộc các hệ đào tạo theo chỉ tiêu NSNN giao như: bậc đào tạo cao đẳng, đại học với các hệ (chính quy, vừa làm vừa học, liên thông); bậc đào tạo THPT (bổ túc)

Bảng 3.3: Cơ cấu thu từ học phí, lệ phí giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Nguồn thu Tổng

Bậc đào tạo cao đẳng, đại học

Bậc THPT (bổ túc) Chính quy Vừa học vừa

làm 2011-2012 - Học phí -Lệ phí TS 49.671 1.846 37.150 1.846 10.689 1.832 2012-2013 - Học phí -Lệ phí TS 54.382 1.975 39.508 1.975 12.586 2.288 2013-2014 - Học phí -Lệ phí TS 50.526 2.059 37.447 2.059 10.849 2.229 2014-2015 - Học phí -Lệ phí TS 41.222 1.663 30.241 1.663 8.938 2.043

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

Về nguồn thu học phí thì riêng đối với học phí hệ đào tạo chính quy trường đã áp dụng ở mức cao trong khung học phí vì vậy có sự tăng trưởng theo tỷ lệ, nhưng đối với học phí hệ vừa làm vừa học thì trường vẫn áp dụng mức thu thấp so với các trường cùng khối ngành trên địa bàn do vậy góp phần làm giảm nguồn thu này trong tổng nguồn thu chung của trường.

Nguồn thu học phí của trường ĐHCNQN được quyết toán theo học kỳ, được thu và quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính, với nguồn thu lệ phí tuyển sinh các hệ khác trường phân cấp cho các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Nếu nhìn vào bảng 3.2 và 3.3, biểu đồ 3.2 và 3.3 ta nhận thấy mặc dù nguồn thu học phí, lệ phí năm sau cao hơn năm trước và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Nhà trường đã tận dụng các nguồn thu liên kết đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học ngày càng hiện đại.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm thu từ hoạt động liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước; thu từ hoạt động NCKH. Hiện tại đây là nguồn

thu chiếm tỷ trọng không nhỏ của trường, hỗ trợ đáng kể cho hoạt động đào tạo cao đẳng, đại học. Các nguồn thu này được quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính của trường.

- Nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh than: Đây là nguồn thu tương đối lớn, chiếm khoảng 15% tổng nguồn thu của trường. Trường có 2 phân xưởng than khai thác tận thu đặt tại hai công ty than: công ty than Nam Mẫu và công ty than Cẩm Phả.

- Nguồn thu hoạt động sản xuất dịch vụ: gồm thu từ hoạt động dịch vụ như thỏa thuận hợp tác kinh doanh, trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, cho thuê địa điểm… Đây cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng nhỏ của trường, hỗ trợ một phần cho hoạt động sự nghiệp. Các nguồn thu này được quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính của trường, riêng nguồn thu từ trông xe và từ hoạt động các trung tâm sẽ được khoán chi một số khoản mục.

- Nguồn thu hợp pháp khác: gồm thu từ tiền nhà ở của SV (kí túc xá), 5% hợp đồng khoa học công nghệ, tài trợ….nguồn thu khác bổ sung để trang trải cho chính các hoạt động này và góp phần tăng cường nguồn thu cho trường.

Trong cơ cấu nguồn thu thì thu từ học phí, lệ phí và hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (khoảng hơn 70%) trong tổng thu cho thấy vị trí quan trọng của nguồn thu này. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp càng lớn thì tỷ lệ tự chủ tài chính càng cao. Mức độ tự chủ tài chính của Trường ĐHCNQN tương đối cao (trên 60%) cho thấy trường ĐHCNQN không còn lệ thuộc nhiều vào NSNN. Đây là thách thức cũng là cơ hội cho trường trong tiến trình tự chủ. Trong những năm tiếp theo Trường cần có cơ chế phát triển nguồn thu này một cách ổn định và bền vững để tiến tới có thể tự chủ tài chính hoàn toàn.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng khả năng tài chính giai đoạn 2011-2015 và nỗ lực của Trường ĐHCNQN trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/NĐ-CP. Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu và cơ cấu nguồn thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn tài chính giai

đoạn 2011-2015 qua các bảng, biểu đồ sau (xem bảng 3.4, biểu đồ 3.3).

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Nguồn thu 2011 - 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 - 2015 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Kinh phí NSNN cấp 16.675 20,30 17.444 19,49 17.968 21,84 18.262 25,38 Tổng thu hoạt động sự nghiệp 65.465 79,70 72.054 80,51 64.304 78,16 53.679 74,62 Tổng 82.140 100 89.498 100 82.272 100 71.941 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

*Ghi chú: Không bao gồm kinh phí đầu tư XDCB

Biểu đồ 3.3: So sánh nguồn tài chính giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐHCNQN từ 2011-2015)

Nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu nguồn thu và phân tích sự biến động quy mô, cơ cấu nguồn thu tài chính giai đoạn 2011-2015 của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh qua các bảng 3.4; biểu đồ 3.3, tác giả nhận thấy tổng lực tài chính qua các

năm của giai đoạn 2011-2015 đều có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước, điều đó minh chứng nguồn lực tài chính Trường được quyền sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển và mở rộng hoạt động sự nghiệp ngày càng tăng. Trong đó quy mô nguồn tài chính tăng trên cả hai nguồn là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn thu từ NSNN cấp.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn tài chính của trường tác giả nhận thấy tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp so với tổng thu là thấp, mặc dù số lượng sinh viên (SV) của trường tuyển hàng năm đều tăng, năm học 2011 - 2012 là 9.500 SV đến năm 2014 – 2015 là 11.500 SV, mức tăng chủ yếu tập trung vào hệ đào tạo đại học chính quy; nhưng tỷ lệ NSNN cấp chưa tương xứng với tỷ lệ tăng quy mô đào tạo: năm 2011 NSNN cấp cho trường 16,675 tỷ đồng; năm 2015 tỷ lệ cấp NSNN tăng 9,6% so với năm 2011 (phần lớn mức tăng này chỉ đủ bù đắp cho tốc độ lạm phát).

Sự bất hợp lý về thành phần nguồn tài chính, trong cơ cấu nguồn tài chính của trường ĐHCNQN nói riêng và các trường ĐHCL là do cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn. Nghị định 16/2015/NĐ- CP quy định Bộ chủ quản phối hợp với các Bộ ra văn bản hướng dẫn lĩnh vực Bộ chủ quản phụ trách nhưng hầu như các Bộ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, do vậy các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ cùng trực thuộc một Bộ, có tính chất hoạt động hoàn toàn tương đồng nhau nhưng cơ chế quản lý tài chính khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị.

Về cơ chế quản lý thu: nguồn thu của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh được quản lý tập trung tại phòng Kế hoạch tài chính, song cơ chế thu một số mục được phân cấp cho các đơn vị trực tiếp, các đơn vị quản lý trực tiếp này thu học phí, lệ phí tuyển sinh, thu các hoạt động liên kết đào tạo sẽ thu trực tiếp từ người học, định kỳ nộp về phòng Kế hoạch tài chính. Do việc thu không thuộc chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nên được trường hỗ trợ theo cơ chế khoán chi quản lý tại Quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của trường, Hiệu trưởng nhà trường quyết định mức chi phù hợp.

Nội dung chi của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nếu phân loại theo quy định về quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính, bao gồm hai nội dung chi cơ bản đó là các khoản chi được thực hiện quyền tự chủ và các khoản chi không được thực hiện quyền tự chủ:

Thứ nhất: Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ, gồm: (1)Chi cho con người

(2)Chi quản lý hành chính

(3)Chi khác theo chức năng nhiệm vụ

(4)Chi sản xuất cung ứng dịch vụ

Thứ hai: Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, gồm:

(1)Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

(2)Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (3)Chi thực hiện tinh giảm biên chế

(4)Chi đào tạo lại

(5)Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2011-2015 và nỗ lực của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong việc phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP. Tác giả tổng hợp số liệu về thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi thực hiện quyền tự chủ giai đoạn 2011-2015 tại trường như sau:

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

I Chi thực hiện quyền tự chủ 78.592 68.841 64.288 53.688

1 Chi hoạt động thường xuyên 63.343 55.761 51.752 44.024

2 Chi hoạt động dịch vụ 15.249 13.080 12.536 9.664

II Chi không thực hiện tự chủ 16.675 17.444 17.968 18.262

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 57)