4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả đầu ra cho các trường. Giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý. Đổi mới phương thức quản lý theo “đầu vào” bằng phương thức quản lý theo kết quả “đầu ra”. Thay đổi phương thức quản lý theo đầu vào thông qua việc kiểm định chất lượng đào tạo đầu ra. Các Bộ, ngành cần nhận thức được rằng việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là để các trường nâng cao chất lượng GD-ĐT. Việc ôm đồm và can thiệp quá nhiều của các cấp, bộ ngành vào hoạt động các trường là một trong những nguyên nhân làm giảm tính tự chủ của các trường. Vì vậy việc để cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Trường là rất cần thiết và các Bộ chỉ nên đóng vai trò là nglười kiểm tra chất lượng đầu ra của các Trường.
Vấn đề giám sát không chỉ thuộc về các Bộ mà người học và xã hội cũng có quyền kiểm tra giám sát đối với các trường không phân biệt là trường công lập hay tư thục. Để thực hiện tốt vấn đề này yêu cầu các trường phải thực hiện cơ chế 3 công khai: Công khai chất lượng đào tạo, công khai nguồn nhân lực đào tạo và công khai chi tiêu tài chính.
người học và phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế là một điều cần thiết. Chính điều đó mới thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nước ta. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cho phép các cơ sở đào tạo được đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo, mở rộng liên kết với các trường trong và ngoài nước, các trường tự tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo nhu cầu cảu SV, nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng thực tế của từng trường không nên khống chế số lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường như hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường cụ thể hơn và thực hiện công khai các tiêu chuẩn đánh giá đó. Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kiểm định chất lượng đối với các trường một cách khách quan, kết quả của việc kiểm định yêu cầu cũng được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở cho các đối tượng là học sinh, SV, người sử dụng nguồn nhân lực đánh giá và so sánh về chất lượng đào tạo giữa các trường. Vấn đề này sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường, thúc đẩy các trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
4.3.3. Kiến nghị với Bộ Công thƣơng
Sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan quản lý là một trong những nguyên nhân làm hạn chế quyền tự chủ của các trường. Các cơ quan chỉ nên thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước, thực hiện việc kiểm tra, giám sát và điều chỉnh khi các đơn vị thực hiện sai luật. Nên để các trường tự quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục - đào tạo và tài chính.
Kinh phí thường xuyên hàng năm phân bổ cho trường căn cứ trên chỉ tiêu biên chế được duyệt. Tuy nhiên thực tế các quyết định giao chỉ tiêu biên chế thường được ban hành sau thời điểm giao dự toán. Đơn vị phải tự cân đối từ nguồn tăng thu sự nghiệp trong năm để đảm bảo chi thường xuyên cho số biên chế phát sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của trường và nguồn kinh phí tiết kiệm để chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức của đơn vị cũng bị ảnh hưởng.
Theo đó, việc phân bổ ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập cần theo hướng dựa trên kết quả đầu ra của hoạt động giáo dục đào tạo (số lượng SV tốt nghiệp; chất lượng SV tốt nghiệp, khả năng được tuyển dụng của SV sau khi tốt
nghiệp...) hơn là phân bổ ngân sách chủ yếu dựa vào chỉ tiêu biên chế được nhà nước giao như hiện nay.
Thực hiện việc cho phép các cơ sở đào tạo được quy định mức thu học phí và sử dụng học phí cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo tăng cường nguồn thu sự nghiệp đáp ứng nhu cầu chi tiêu, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Đổi mới chính sách về lao động, tiền lương và phân phối thu nhập: Chính sách lao động, tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hiện nay vẫn là quản lý theo biên chế, áp dụng hệ thống ngạch bậc, thang bảng lương như cơ quan hành chính, không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là một rào cản lớn trong việc đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp; rất khó khăn khi xử lý những cán bộ có năng lực hạn chế, lớn tuổi, hiệu suất làm việc thấp; khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực, khó tuyển dụng những người lao động trẻ, có trình độ cao vì tiền lương, thu nhập của người lao động không tạo được động lực để thu hút những người có trình độ cao vào làm việc ở đơn vị sự nghiệp công.
Cần đổi mới chính sách về lao động, tiền lương theo hướng xóa bỏ việc quản lý biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công; hệ thống thang bảng lương của nhà nước là cơ sở để đơn vị vận dụng xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo kết quả công việc.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đơn vị được quyền chủ động ký kết hợp đồng lao động, thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý để có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị.
Quy chế trả lương, phân phối thu nhập cho người lao động do đơn vị tự xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ; phương án phân phối tiền lương, thu nhập phải đảm bảo nguyên tắc thu nhập của cá nhân người lao động phù hợp với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân của các bộ phận trong đơn vị, cũng như cả đơn vị.
Nghiên cứu, sửa đổi cơ chế xét duyệt quyết toán theo hướng thủ trưởng các đơn vị dự toán phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý tài chính và quyết toán của đơn vị mình.
Cơ chế thanh toán, quyết toán các nguồn kinh phí hiện nay còn rất phức tạp rườm rà nhưng vẫn không chặt chẽ và hiệu quả, trình tự thủ tục quá nhiều cấp, nhiều
cơ quan nên không rõ trách nhiệm, chậm tiến độ. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập đã được mở rộng hơn nhưng quy định về trách nhiệm quản lý tài chính và quyết toán của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, chưa tương xứng với quyền hạn được giao. Đổi mới cơ chế tài chính cần giảm bớt các thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc báo cáo quyết toán, các cơ quan chủ quản chỉ tập trung đánh giá chất lượng hiệu quả thực hiện công việc của đơn vị.
Cần sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách chế độ liên quan đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD- ĐT. Các chính sách chế độ liên quan đến cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD-ĐT. Các chính sách, chế độ cần được ban hành có tầm nhìn dài hạn. Qua đánh giá tổng kết thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các trường cho thấy một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đó là chưa có sự đồng bộ của hệ thống chính sách. Nhiều chính sách còn quá cũ và không phù hợp với thực tiễn. Vấn đề trước mắt là phải sửa đổi ban hành mới các quy định liên quan đến vấn đề phí, lệ phí tuyển sinh theo hướng để cho các trường tự quyết định mức học phí, số lượng tuyển sinh để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường.
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, từ đó tạo ra những động lực mới cho sự phát triển. Tuy vẫn còn những hạn chế, những tồn tại nhất định trong hoạt động, nhưng hệ thống các trường ĐHCL ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự phát triển của các trường ĐHCL sẽ luôn chịu sự chi phối trực tiếp bởi cơ chế, chính sách và các ưu đãi mà Chính phủ trao cho. Trao quyền tự chủ tài chính thực sự và đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường ĐHCL là giải pháp chiến lược nhằm phát triển bền vững và nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam.
Trường ĐHCNQN sau khi thực hiện tự chủ tài chính đã đạt được những thành công đáng kể, chất lượng giáo dục đào tạo của trường được nâng lên, uy tín, vị thế của trường được khẳng định, chất lượng lao động cao và thu nhập người lao động được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường ĐHCNQN cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực, sáng tạo.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tiễn cơ chế TCTC tại trường ĐHCNQN, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
- Khái quát được những lý luận cơ bản về hoạt động của các ĐVSNC và cơ chế TCTC tại các trường ĐHCL
- Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính và tình hình thực hiện cơ chế TCTC tại trường ĐHCNQN giai đoạn 2011 – 2015
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế TCTC đối với trường ĐHCNQN trong thời gian tới.
Tác giả là một viên chức làm việc tại trường ĐHCNQN, mặc dù rất tâm huyết với đề tài đã chọn và đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được góp ý của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và đồng nghiệp giúp tác giả hoàn thiện nghiên cứu của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Dự thảo chiến lược giáo dục 2009-2020. 2. Bộ Nội vụ, 2003. Thông tư hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên
chế hành chính sự nghiệp Nhà nước. Số 89/2003/TT-BTC, ngày 24/12/2003.
3. Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT, 2009. Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập. Số 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 15/4/2009.
4. Bộ Tài chính, Báo cáo kế hoạch thu ngân sách các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.
5. Bộ Tài chính, 2002. Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Số 25/2002/TT-BTC, ngày 21/03/2002.
6. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
16/01/2002 của Chính phủ. Số 50/2003/TT-BTC, ngày 22/05/2003.
7. Bộ Tài chính, 2004. Thông tư hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính,
sự nghiệp thực hiện luật ngân sách Nhà nước và khoán chi hành chính. Số 03/2004/TT-
BTC, ngày 13/01/2004.
8. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Số 81/2006/TT-BTC, ngày 06/09/2006.
9. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập. Số 71/2006/TT-BTC, ngày 09/08/2006.
10. Trần Đức Cân, 2012. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Quốc dân. Chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, mã số 62.31.12.01.
11. Hoàng Văn Châu, 2011. Một số vấn đề về thực hiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm tại trường đại học Ngoại thương. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới
cơ chế tài chính đối với cơ sở GDĐH công lập”. Bộ Tài chính, tr 89-95.
12. Ngô Thế Chi, 2011. Tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ đối với cơ sở
GDĐH công lập. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở
GDĐH công lập”. Bộ Tài chính, tr 116-120.
13. Chính phủ, 2002. Nghị định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Số 10/2002/NĐ-CP, ngày 16/01/2002.
14. Chính phủ, 2004. Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Số 112/2004/NĐ-CP, ngày 08/04/2004.
15. Chính phủ, 2004. Quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập giai đoạn 2004-2006. Số 08/2004/QĐ-TTg”, ngày 15/01/2004.
16. Chính phủ, 2006. Nghị định của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, của tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập. Số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/04/2006.
17. Chính phủ, 2015. Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015.
18. Chính phủ, 2010. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý
GDĐH giai đoạn 2010-2020. Số 296/CT-TTg, ngày 27/02/2010.
19. Chính phủ, 2010. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ trường đại học. Số 58/2010/QĐ-TTg, ngày 22/9/2010.
20. Chính phủ, 2005. Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới căn bản và
toàn diện GDĐH Việt nam giai đoạn 2006-2020. Số 14/2005/NQ-CP, ngày
21. Mai Ngọc Cường, 2008. Tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt nam hiện nay. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
22. Nguyễn Trường Giang, 2011. Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục
tiêu công bằng và hiệu quả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới cơ chế tự chủ tài
chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập”, tr 43-55.
23. Nguyễn Thị Kim Hồng, 2009. Mấy suy nghĩ về nguồn tài chính
GDĐH Việt nam trong kỷ nguyên mới. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vấn đề tự chủ-
tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học, cao đẳng. NXB Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (VUN), tr 33-42.
24. Vương Đình Huệ, 2011. Một số vấn đề trong xây dựng, hoàn thiện dự
án Luật giáo dục đại học. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới cơ chế tự chủ tài
chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập”, tr 9-14.