Giải pháp về huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 88 - 91)

4.2. Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính

4.2.3. Giải pháp về huy động nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi

Tăng nguồn thu sự nghiệp từ mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo chất lượng cao.

Nguồn thu chủ yếu của trường hiện nay là thu từ học phí. Trong những năm tới nguồn thu này hứa hẹn sẽ tăng lên nếu Nhà nước cho phép trường tự quy định mức học phí và tự tổ chức tuyển sinh theo nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của nhà trường. Trước khi có những sửa đổi này, với mức thu học phí và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho phép như hiện nay, trường cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo với xu hướng tăng cường đào tạo hệ chính quy, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về ngành nghề, thực hiện liên kết với các trung tâm, các tỉnh, các trường đại học trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh xúc tiến quan hệ hợp tác liên kết đào tạo với một số cơ sở đào tạo nước ngoài. Việc mở rộng hợp tác liên kết đào tạo không chỉ tăng cường nguồn thu cho trường, tăng thu nhập cho CCVC mà còn tạo môi trường tốt cho CCVC học tập phương pháp giảng dạy, quản lý của các trường đại học lớn đồng thời tăng cường được vị thế thương hiệu của trường.

Tăng nguồn thu từ các hoạt động NCKH.

Tăng cường đầu tư tài chính; Đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN; Đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa trường với các cơ sở nghiên cứu, các viện với các trường đại học và cơ sở đào tạo để phối hợp, cộng tác nghiên cứu nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các đơn vị này; Xây dựng các giải pháp thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động này cho các cơ sở nghiên cứu; Xây dựng cơ chế khoán đối với các đề tài, dự án KH&CN; Xây dựng quỹ phát triển KH&CN nhằm huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của trường; Tăng cường đầu tư tài chính cho cơ sở vật chất phục vụ hoạt động KH&CN; Tăng cường nghiên cứu gắn với đào tạo tập trung vào các ngành đào tạo mũi nhọn và ưu tiên để có đủ điều kiện phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và có thể thực hiện cùng nghiên cứu hoặc nghiên cứu thuê cho các doanh nghiệp các trường đại học và viện nghiên cứu của nước ngoài; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ; Xây dựng các giải pháp tạo động lực thu hút đội ngũ CCVC tham gia NCKH; Xây dựng chính sách thu hút chuyên gia, trong và ngoài nước tham gia NCKH; gắn đề tài luận án tiến sỹ với các đề tài KH&CN các cấp.

Ngoài ra, theo nghị định 16/2015/NĐ-CP, trường được huy động vốn của CCVC trong đơn vị cũng như vốn tham gia liên doanh liên kết của các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật nhưng hiện nay trường chưa khai thác nguồn thu này. Nếu khai thác tốt thì đây sẽ là nguồn thu đáng kể và ổn định cho nhà trường. Việc huy động nguồn tài chính từ CCVC trong đơn vị một cách hợp lý đồng thời sẽ làm cho CCVC gắn bó hơn với trường. Việc tăng cường mở rộng liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân, nhất là với các doanh nghiệp vừa giúp trường có thêm kinh phí để đầu tư cho giáo dục đào tạo, vừa giúp SV có việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên để làm được điều này trường cần phải đầu tư nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường.

Bên cạnh việc mở rộng, khai thác nguồn thu thì việc quản lý tốt nguồn thu cũng cần được coi trọng để đảm bảo các nguồn thu được khai thác tối đa, quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với chế độ, chính sách quy định của Nhà nước.

Trường cần lập dự toán mọi hoạt động dịch vụ đảm bảo thu đúng, thu đủ giúp cho trường chủ động trong việc điều hành công tác tài chính. Công tác lập dự toán thu chi các hoạt động dịch vụ cần phải được coi trọng, bảo đảm lập dự toán sát với tình hình thực tế. Dự toán chi hoạt động dịch vụ phải đảm bảo theo sát kế hoạch đào tạo, đồng thời phải cân đối thu chi, đảm bảo thu bù đắp được chi phí và có tích lũy. Bên cạnh đó, trường phải phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và thời hạn thực hiện các khoản thu cho các bộ phận, cá nhân, có cơ chế thưởng phạt rõ ràng đối với bộ phận, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm tới trường cần tiếp tục triển khai và mở rộng kêu gọi các nguồn vốn này vì đây là giải pháp xây dựng một cấu trúc tài chính tối ưu cho trường, phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển hoạt động sự nghiệp, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu nguồn tài chính của Trường.

Các biện pháp quản lý tiết kiệm chi

Biện pháp quản lý chi tiêu có hiệu quả cần được quan tâm và tăng cường trong các năm của giai đoạn 2016 - 2020. Cắt giảm chi thường xuyên trong quản lý hành chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm được, tăng cường cho đầu tư phát triển, nâng cao đời sống cho người lao động. Giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và có cơ chế thích hợp, cũng như những chế tài đủ mạnh để khuyến khích và gia tăng áp lực đối với Phòng, Ban chức năng ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong công tác quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý SV, quản lý tài chính kế toán. Thực hiện được điều này sẽ giúp tinh giản được bộ máy quản lý hành chính, hạ thấp được chi phí quản lý và nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó để tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, công tác tuyển dụng nhân sự cần đúng người đúng việc, trả lương và phúc lợi theo đúng yêu cầu công việc và trình độ đòi hỏi đáp ứng. Cần phải có biện pháp và quan điểm nhất quán trong công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng lao động, kiên quyết không bố trí, sử dụng người lao động trái ngành, nghề được đào tạo, trình độ không tương thích với yêu cầu công việc được giao, dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, không phát huy được vai trò, năng lực trình độ và tâm huyết của CCVC, gây mất công bằng trong phân phối.

4.2.4. Tự chủ chỉ tiêu đào tạo, biên chế cơ hữu, mức thu học phí.

Để các trường có thể thực sự tự chủ tài chính đòi hỏi Nhà nước cần có cơ chế quản lý bằng pháp lý và cho phép các trường có thể tự quyết định chỉ tiêu đào tạo, số CCVC cần thiết và mức thu học phí phù hợp với yêu cầu nội tại của nhà trường và xã hội.

- Về công tác thực thi quyền tự chủ về tài sản

Tiếp tục thực hiện việc theo dõi, quản lý tài sản Nhà nước, kiểm tra tình trạng tài sản; tính toán đúng, đủ khấu hao đối với những tài sản dùng vào hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, phải nghiêm túc thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo chế độ áp dụng cho Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định tại quyết định số 32/2008/QĐ- BTC ngày 29/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định tại Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009. Tiền trích khấu hao và tiền thu thanh lý được để lại bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trường, nhằm mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị trong Trường.

Nâng cao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản giao cho các phòng, khoa, bộ phận chức năng, để đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí. Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn huy động.

Cần nghiên cứu, vận dụng triệt để cơ chế chính sách của nhà nước trong việc sử dụng tài sản đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tiền vay, tiền huy động của Nhà trường để góp vốn với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác dưới hình thức liên doanh, liên kết theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 88 - 91)